Thứ Tư, 2025-01-22, 6:23 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 18 » Bài học rút ra từ phiên tòa xét xử 2 nhà báo ngày
8:22 AM
Bài học rút ra từ phiên tòa xét xử 2 nhà báo ngày
 14-15/10-2008

Các nhà báo Việtnam hãy thận trọng và tránh xa các cơ quan tố tụng Vietnam khi khai thác và nhận thông tin về các vụ án.


1. Với kiểu quy kết của quan tòa và công tố , kể từ khi biết chính thức các Cơ quan tố tụng điều tra có hướng khởi tố vụ án bất kỳ , mọi thông tin về vụ án đều cấm được đăng vì lý do đó là thông tin mật của các cơ quan tố tụng . Các nhà báo phải chờ khi nào bên Congan nói riêng ( các cơ quan tố tụng nói chung) cho họp báo chính thức , hoặc sau khi mở phiên tòa , ở đó có tin gì thì viết và đăng thông tin đó ,vì lúc đó " sau phiên tòa mở ,các cơ quan tố tụng không còn là chủ sở hữu thông tin đó nữa nên . Cơ quan tố tụng có quyền từ chối đưa tin , nhưng đôi khi họ không dung quyền từ chối thì con dao hai lưỡi đối với nhà báo vì họ cung cấp tin tức cho nhà báo vẫn có thể bị vào tù . Có thể từ nay thay cho mục nêu pháp luật an ninh , trật tự xã hội về các vụ án hình sự là mục Xe cán chó , Chó cắn xe , hoặc đăng lại tin từ báo chí Hải ngoai là phù hợp vì sự việc này bên Côngan chưa chắc đã tiến hành điều tra .


2. Nếu nhà báo khai thác và được cung cấp thông tin từ quần chúng trong nước thì cũng không nên đăng vì rất nguy hiểm ở chỗ , phía các cơ quan tố tụng sẽ cho rằng thông tin của phía họ bị tiết lộ và sẽ bắt giam nhà báo để điều tra về việc nhà báo đó lấy thông tin ở đâu , khi nhà báo khai lấy từ ông A nào đó ( có bằng chứng – được lưu lại- qua lời nói, bút tích , sự đồng ý của ong A về việc đăng thông tin của ông A ), sau đó họ bắt tiếp ông A để lấy lời khai và để không chứng minh mình bịa ra tin tức đó thì Ông A ( trung gian A' cũng có thể) sẽ khai là do phía điều tra ông C bà D nào đó bên các cơ quan tố tụng tiết lộ ( vì những thông tin đó nếu không do bên các cơ quan tố tụng tiết lộ thì không ai vào đây khi tội phạm không muốn tự tiết lộ để vào tù ).


3. Khái niệm "thông tin trung thực " đã bị hiểu sai ở Vietnam , thậm chí nhà báo cũng tự hiểu sai qua lời của nhà báo Nguyễn văn Hải "sai lầm khi tiếp nhận và xử lý thông tin mà không hề biết đó là thông tin sai sự thật". Không rõ nhà báo Việt nam phải xử lý thông tin được Đảng Cộngsản áp đặt ra sao trong khi thực tiễn không phải như nhà báo Nguyễn văn Hải tự trói mình trước tư duy , kiến thức nông cạn của công tố viên và quan tòa trong phiên tòa 14-10-2008. Khi nghe thông tin nào đó trong xã hội, nhà báo với nghiệp vụ của mình là thu nhận để " có thông tin ", đăng,diễn thông tin đó như thế nào và ở chuyên mục nào . Khi có thông tin đó trên mặt báo , nếu có dấu hiệu phạm pháp ( trong thông tin có nội dung liên quan đến hành vi phạm pháp xâm phạm lợi ích của nhà nước , tổ chức , cá nhân …) thì sẽ gặp phải sự chú ý và phản hồi từ phía dư người đọc và các cơ quan chức năng ). " Thông tin trung thực" và " Sự thật có trong Thông tin " là 2 sự việc khác nhau . Nhà báo chỉ cần quan tâm đến sự việc " có thông tin" ( Ai nói , đăng , viết , phổ biến , dư luận ở đâu ..rồi sao , lưu lại làm gốc để đăng viết ) để " thông tin trung thực" về các tin mà mình đang có . Quyền của nhà nhà được khai thác và được nhận tin tức chứ không phải thu thập các chứng cứ có trong tin tức .Lĩnh vực của nhà báo là lĩnh vực thông tin ,ngôn luận chứ không phải là tư pháp , hành pháp xử lý , phán xét nội dung của tin tức. Thành ra thông tin sai sự thật thì trách nhiệm chính phải chịu là tổ chức ,hay người cung cấp tin tức , nếu bị liên đới thì nhà báo chỉ bị khép tội " tiếp tay" khi tìm ra sự cố ý tiếp tay . Quyền và nghĩa vụ của nhà báo phải "thông tin trung thực " luôn ở vai trò trung gian . Khi cơ quan tố tụng chứng minh được rằng : Thông tin trên mặt báo không do ai cung cấp mà chính nhà báo tạo dựng ra , thì lúc đó mới đủ cơ sở kết luận thông tin không trung thực. Khi nhà báo đến hiện trường của 1 sự việc, mọi lời nói , nhận xét của mọi người xung quanh không phải ai cũng giống ai . Nhà báo không thể là "Thánh" để chỉ ghi lại các nhận xét đúng , dư luận đúng để đăng tin. Thậm chí các cơ quan tố tụng cũng chẳng là "Thần" để khẳng định là nhận xét này là đúng và lời người kia là bịa để không ghi vào hồ sơ điều tra . Việc ông D tông xe ông Z với các tin : Ông D nói " xe tôi bị xe ong Z tong vào" và ông Z nói "xe tôi bị xe ông D tông vào " đều được đưa lên mặt tin khi 2 ong D và Z không ai nhận lỗi về mình . Đó là nhà báo đã thông tin trung thực , cho dù sau này chỉ có 1 trong 2 người không đúng . Hoặc có những vụ tù oan . Sau khi bị khép tội , Tòa án ra bản án tước quyền tự do của Ông Y với Tội danh "X" ,và Nhà báo đăng tin về nội dung bản án, Sau bao nhiêu năm nhiều người giúp ông Y tìm tòi công lý đã chứng minh ông Y vô tội và bị tù oan , theo thói quen cáo buộc như Vien kiểm sát và Tòa án Hà nội thì nhà báo phải vào tù vì trước kia đã đưa tin không đúng với sự thật với bằng chứng ông Y và bản án hiện tại nêu rõ ông Y vô tội . Trong khi nhà báo trước kia thông tin hòan tòan trung thực từ tin của tòa án mà vẫn bị đi tù là điều vô lý .


4. Đã là "Bí mật công tác" , "bí mật nhà nước" …. thì phía nhà nước đã phải giao cho người mà nhà nước quản lý ủy nhiệm giữ . Nếu nhà báo biết đựoc bị mật đó qua người giữ thì với quyền và nghĩa vụ của mình , nhà báo thông tin trung thực tin tức đó là một việc đúng đắn . Nhà báo không được ủy quyền giữ "bí mật công tác " của người khác nên không có trách nhiệm phải giữ. Giao cho nhà báo nghĩa vụ thông tin trung thực mà bắt nhà báo nhà báo không được thông tin đúng như tin mà nhà báo biết thì đó là hòan tòan vô lý , bất hợp pháp .Nếu bí mật bị tiết lộ thì phải được hiểu bí mật đó là có thật , và là "thông tin rất trung thực" cũng như nhà báo đã làm đúng chức năng của mình . Khi phía cơ quan tố tụng phát hiện " bí mật" bị tiết lộ , đáng lý ra phải truy cứu người được giao nhiệm vụ giữ " bí mật" đó và tìm những người đồng phạm, đồng lõa , tiếp tay trong cùng 1 tội danh nếu tìm ra được bằng chứng cố ý và chứng minh vì đông cơ gì mà cố ý . Muốn quy kết Nhà báo không thông tin trung thực thì phải chứng minh "bí mật" bị tiết lộ là không có thật và không bao giờ có ai nói về " bí mật "đó và điều " bí mật" đó là do nhà báo bịa ra để đăng lên mặt báo . Trên thực tế , người được nghe một tin tức nào đó không có nghĩa vụ phải xem tin đó là bí mật và không ai ràng buộc người đó với việc phải giữ bí mật tin tức đó trước pháp luật . Đôi khi có thỏa thuận song phương giữa người đưa tin và người nhận tin , nhưng nếu sảy ra hậu quả ngòai ý muốn thì căn cứ theo thỏa thuận song phương để xem xét .Nhà nước không có quyền bắt người được nghe tin tức phải có trach nhiệm giữ bí mật tin tức đó và phải tự công nhận các tin tức đuoc nghe là bí mật công tác hay bí mật nhà nước để tự giữ.


5. Qua sự việc phiên tòa xét xử 2 nhà báo , khi cơ quan điều tra không sử dụng quyền từ chối cung cấp thông tin từ vụ án , các nhà báo đã nhận tin và thông tin trung thực với các tin từ phía cơ quan điều tra đang có thì phải bị tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" quy định tại Điều 258 Bộ luật hình sự. Đây là một sự thật bỉ ổi, nhục nhã cho việc lãnh đạo Đảng Cộngsản Vietnam khi để cho Tòa án và Viện Kiểm sát Ha nội xét xử như vậy


6. Lâu nay bên thông tin , báo chí , tư tưởng văn hóa , các cơ quan tố tụng đều là các công cụ của giới lãnh đạo Đảng Congsản Vietnam , nhưng đáng lý ra tìm Bản án liên quan đến tội danh " Cố ý làm lộ bí mật công tác " của bên Congan điều tra thì bên CongAn lại khoác lên bên văn hóa thông tin báo chí với tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" quy định tại Điều 258 Bộ luật hình sự. Đây là một đòn của phía Congan đánh thẳng vào bên văn hóa thông tin để từ này chấm dứt việc thông tin trung thực khi liên quan đến các vụ án , trong đó có các vụ án tham nhũng qua bài học này .


Kết luận :


Mong mọi người đòi hủy quyết định của Tòa án Hà nội ngày 15-10-2008 với 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải vì sự vô tội của 2 nhà báo này khi bị buoc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" quy định tại Điều 258 Bộ luật hình sự.


Yêu cầu phía Tư Pháp Vietnam hủy tòan bộ bản án và xét xử duy nhất 1 tôi danh liên quan đến tội danh " Cố ý làm lộ bí mật công tác " với trách nhiệm của cơ quan tố tụng phải tìm ra bằng chứng " Cố ý" của 2 cán bộ điều tra cao cấp Phạm xuân Quắc và Đinh văn Huynh, cũng như bằng chứng khẳng định đó là bí mật công tác và 2 ông này phải giữ bí mật đó vì mục đích cho tội phạm không lợi dụng hoặc coi đó là "bí mật" để không cho nhân dân biết , chống lại việc " Dân biết , dần bàn , dân làm và dân kiểm tra", trong khi dân muốn biết mọi việc qua phương tiện báo chí .


L B Nga 17-10-2008
Phạm văn Điệp
Web : congdanvietnam.org

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 848 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 21
Khách: 21
Thành Viên: 0