Trong
một diễn tiến chưa bao giờ xảy ra, hôm 15/10, Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội mời họp và thông báo với đại diện ngoại giao các nước tại Việt
Nam rằng sẽ đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra
khỏi Giáo phận Hà Nội.
UBND Hà Nội gặp đại diện ngoại giao các nước
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch
Ủy ban, giải thích việc này nhằm thể theo tâm nguyện chung của người dân, giáo
dân thủ đô.
Trà Mi hỏi thăm một số giáo
dân-giáo sỹ trong nước để ghi nhận cảm nghĩ và phản ứng của họ về việc này:
Ủy ban nhân dân Hà Nội tổ chức
buổi gặp gỡ để thông tin và giải đáp với đại diện ngoại giao các nước tại Việt
Nam về căng thẳng đất đai giữa chính quyền với Giáo hội Công giáo, một động
thái chưa từng thấy khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên.
Ủy ban nhân dân Hà Nội tổ chức
buổi gặp gỡ để thông tin và giải đáp với đại diện ngoại giao các nước tại Việt
Nam về căng thẳng đất đai giữa chính quyền với Giáo hội Công giáo
Báo Hà Nội Mới trích lời ông
Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban, phát biểu tại cuộc họp này khẳng định “nguyên
nhân của các vụ việc là do một số giáo sỹ đứng đầu là Tổng Giám mục Ngô Quang
Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo” “cố tình vi phạm pháp luật”.
Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt
Anh Hoàng, một giáo dân tại
Hà Nội không kèm được bức xúc trước lời lên án này:
“Cái cội rễ của vấn đề là
những cán bộ làm việc sai lệch, làm lòng tin người dân vào chính quyền bị mất
hoàn toàn. Người ta cũng chỉ muốn nói lên tiếng nói, nỗi phẫn uất, không hài
lòng của dân về cách xử sự của chính quyền cũng như những chính sách về đất đai
không hợp tình hợp lý. Tất cả những gì chính quyền Việt Nam nói ra bây giờ
thì những người hiểu biết, hiểu bản chất vấn đề, sẽ không tin nữa.
Vì sao giáo dân lại làm
như vậy? Vì đất đai của người ta mà ông đến chiếm dụng bất hợp pháp. Đến khi
người ta đòi hỏi quyền của người ta, ông không giải quýêt một cách thấu đáo mà
ông lại dùng công cụ bạo lực về quân sự, về chính quyền để đàn áp người ta, thì
có hợp lý hay không? Báo đài nói người Công giáo vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng
đến an ninh.
Vậy thử hỏi xem mấy nghìn cảnh sát, an ninh, cơ động đến đây, rồi
kêu gọi cả đám nghiện hút đến đấy đập phá tường rào nhà thờ, doạ giết cha Kiệt,
cha Khải. Vậy không phải là mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
là gì? Cho quân đội đến xịt hơi cay trong khi người ta đang cầu nguyện ôn hoà,
đấy không phải vi phạm pháp luật à?”
Vậy thử hỏi xem mấy nghìn cảnh sát, an ninh, cơ động đến đây, rồi
kêu gọi cả đám nghiện hút đến đấy đập phá tường rào nhà thờ, doạ giết cha Kiệt,
cha Khải. Vậy không phải là mất an ninh trật tự
Một người Công Giáo khác tên
Huy từ Thái Bình góp lời:
“Theo em, việc làm của các
Cha và Đức Tổng là hoàn toàn đúng. Nguyên nhân chính là do cách quản lý và giải
quyết vấn đề về đất đai, về pháp luật chưa thật sự chặt chẽ và thuyết phục để
giải quyết vấn đề triệt để, và nó cũng không phù hợp với luật pháp về đất đai
so với trên thế giới.”
Một vị linh mục cao niên ở miền
Bắc tỏ ra bất bình về lời buộc tội của chính quyền đối với người chủ chăn Giáo
phận Hà Nội:
“Cái đó là các vị ấy nói vậy
thôi chứ còn Đức Tổng cũng nêu lên những bức bách nhằm xây dựng hợp với mục
tiêu của nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng. Công bằng tất nhiên
ai cũng phải hiểu là quyền sở hữu phải được tôn trọng mà phải trao lại cho
chúng tôi sau 40 năm chứ?”
Nỗi bất bình của những người
được hỏi chuyện dâng cao khi nhắc đến lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo
với đại diện ngoại giao các nước rằng “theo tâm nguyện chung của người dân,
giáo dân thủ đô”, Hà Nội “sẽ đề nghị thuyên chuyển” Đức Tổng Kiệt “ra khỏi Giáo
phận Hà Nội”.
Thuyên chuyển chức sắc trong Giáo hội không do quyết định
của nhà nước
Giáo dân ở Hà Nội lên tiếng:
“Ông ấy nói thuyên chuyển
Đức Tổng đi chỗ khác là thể theo nguyện vọng và mong ước của người dân. Câu đó
thật là buồn cười. Ông ấy nói mà chả suy nghĩ gì cả. Bảo Việt Nam là một nước
dân chủ, văn minh, tiến bộ, cán bộ là công bộc của nhân dân, một đất nước do
dân, vì dân, vậy ông có dám hỏi giáo dân bình thường xem họ có đồng ý không khi
chính quyền Hà Nội đề nghị thuyên chuyển Đức Tổng? Em đảm bảo người ta không
dám hỏi đâu.
Chúng em cảm thấy Đức Tổng
thật là có phúc vì Ngài sống và chíên đấu cho sự thật. Chính quyền thật sự đang
rất lo vì họ đã hiểu thế nào là một Đức Tổng Giám mục.”
Chị Hồng, giáo dân tại Thái Hà,
quả quyết việc làm của chính quyền Hà Nội là phản ánh quan điểm của nhà nước chứ
không thể hiện đúng nguyện vọng của đại đa số người dân:
“Em không nghĩ là như vậy.
Chắc chắn mọi người đã biết đâu đúng, đâu sai, đâu là sự thật. Theo em và những
người công giáo xung quanh em thì lời nói đó là không đúng. Bởi vì mọi người đều
biết sự thật không như báo đài đăng tải.
Bọn em được nghe, và đựơc đọc những lời
phát biểu của Đức Tổng, và em nghĩ là chẳng có lý do gì mà lại phải như thế. Việc
nhân sự trong giáo hội thì nhà nước không có quyền can thiệp ở đây.”
Giáo dân ở Thái Bình đồng
tình:
“Việc đấy hoàn toàn
không thể. Bất kỳ giáo dân nào cũng luôn ủng hộ những gì Đức Tổng và các linh mục
đã làm. Việc bảo là “theo ý nguyện chung của giáo dân Hà Nội thì thật sự em cảm
thấy không thoả đáng cho lắm.”
Vị linh mục ở ngay Giáo phận
miền Bắc phản đối ý định của chính quyền Hà Nội:
“Tôi nghĩ cái đó không thuộc
thẩm quyền xã hội bởi vì Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có bản quan điểm nói rằng
Đức Tổng làm đúng chức năng của một giám mục dám nói lên sự thật.
Hai nữa, trước
pháp luật nhà nước Ngài cũng không vi phạm gì mà đơn phương các vị nói là không
đủ tư cách, phải rời khỏi Hà Nội nọ kia, thì đấy là đơn phương các vị thôi chứ
thật sự quan điểm của Ngài rất rõ ràng, trong sáng.”
“Cái đó thuộc về Đức Thánh
Cha và Toà thánh chứ làm gì có chuyện đó được, từ xưa đến giờ đã có chuyện đó
đâu. Đức Tổng là chủ chăn do Đức Thánh Cha đặt, quyền của Chúa ban."
Một linh mục từ Giáo phận Huế
khẳng định:
“Cái đó thuộc về Đức Thánh
Cha và Toà thánh chứ làm gì có chuyện đó được, từ xưa đến giờ đã có chuyện đó
đâu. Đức Tổng là chủ chăn do Đức Thánh Cha đặt, quyền của Chúa ban. Và dù Ngài
có ở đâu đi nữa, cho đến chết, thì Ngài cũng vẫn là Tổng Giám mục của giáo phận
Hà Nội. Ngài có đủ tư cách và thẩm quyền để thi hành chức vụ của một vị Tổng
Giám mục.”
Linh mục ở Hà Nội:
“Theo tôi nghĩ chắc việc
này không thể xảy ra đựơc. Chúng tôi đang hy vọng đối thoại với từng các cấp để
nhận ra một điểm là các vị Ủy ban hơi nóng vội, hơi độc quyền để lên án và
chỉ định một cách không đúng.”
Dẫu việc bổ nhiệm hay thuyên
chuyển chức sắc trong Giáo hội không thuộc quyền quyết định của nhà nước, nhưng
với tình hình ở Việt Nam và dựa vào những gì đang diễn ra trong thực tế, nhiều
người e rằng:
“Ở một đất nước mà chính
quyền như hiện nay, chỉ có một đảng, thì em nghĩ rằng họ muốn làm gì cũng
được, nhưng đằng sau nó còn âm ỉ nhiều thứ lắm: mong ước nguyện vọng của người
dân, của giáo dân. Nếu như việc này xảy ra nó có thể đánh động đến cả Giáo hội
hoàn vũ, hoặc sẽ để lại trong lòng người dân nhiều “biến chuyển”.
Tâm nguyện của chính các tín
hữu Công Giáo như thế nào? Họ có thể làm gì để nguyện vọng của mình được lắng
nghe?
“Nguyện vọng duy nhất của
người Công giáo vẫn là bền bỉ cầu nguyện. Đối với nhà nước thì mong họ có cái
nhìn sáng suốt hơn thì người dân sẽ đỡ hơn, sống hạnh phúc hơn, chứ bây giờ thật
ra chính quyền chính xác là bố, là mẹ của nhân dân rồi, chứ không phải là công
bộc của nhân dân nữa.”
“Bây giờ chúng em cũng
không biết làm sao, chỉ cầu mong cho sự thật, công bằng được hiện diện ở trên đất
nước Việt Nam này thôi ạ”.
“Trong lúc này để vấn đề chuyển
biến tốt đẹp hơn thì quả rất khó. Cùng hoà đồng với giáo dân, em sẽ cầu nguyện,
mong rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp.”
Quý vị vửa nghe tâm tình chia
sẻ của một số giáo dân-giáo sĩ mà chúng tôi ghi nhận được. Chúng tôi cũng mong
đựơc lắng nghe quan điểm của bạn nghe đài khắp nơi qua địa chỉ email vietweb@rfa.org hoặc qua hộp thư thoại 001
202 530 7775.