Chủ Nhật, 2024-11-24, 5:12 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 18 » Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam - Quá khứ hiện tại và tương lai
10:11 PM
Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam - Quá khứ hiện tại và tương lai
Cho đến ngày nay thì trên thế giới có thể chưa có văn bản nào chính thức nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử của những lá cờ. Mặc dù nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như : Cờ hiệu cho ngành giao thông thủy, bộ, thậm chí cả đường không để chỉ dẫn cho các máy bay lên xuống tại các sân bay, nhất là các sân bay quân sự, sân bay dã chiến , tàu sân bay ... Rồi nhiều tôn giáo , hội đoàn cũng sử dụng những lá cờ để làm biểu trưng cho hội đoàn, tôn giáo, đảng phái của mình. . Trong các chiến trận thời cổ đại và trung cổ, lá cờ hết sức quan trọng. Đến nỗi trong một trận đánh , nếu bên nào bị cướp mất lá cờ hoặc bị chém gãy cán cờ thì coi như thua trận, binh sĩ rối loạn, tháo chạy vì họ nghĩ chủ tướng bị bắt huặc bị giết. Bởi vì lá cờ của đoàn quân luôn đi cùng vị chỉ huy trận đánh.

Ngày nay mỗi quốc gia đều có Quốc Kỳ riêng của mình. Trên đó thường có các biểu tượng hoa văn, họa tiết ... mà qua đó thể hiện được phần nhiều văn hóa, tôn giáo, khát vọng, tình cảm của nhân dân, thậm chí thể hiện quan điểm chính trị của giới cầm quyền và cả những ý đồ đen tối nữa như lá cờ của Đức Quốc Xã chẳng hạn ...... Lá Quốc Kỳ của mỗi quốc gia ( hoặc của vương triều ). Luôn sống cùng với thời gian cầm quyền của một triều đại, hoặc một thể chế chính trị nào đó. Nó chỉ thay đổi khi một triều đại suy tàn hoặc một thể chế chính trị sụp đổ. Một lá quốc kỳ vì sự tự do, vì hòa bình, vì sự dân chủ tiến bộ thì luôn luôn là niềm kiêu hãnh,là tự hào của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Một lá quốc kỳ khác hàm chứa sự bạo tàn, giết chóc, áp bức và sự thống trị bằng súng gươm thì là nỗi sợ hãi oán hờn của hết thảy những ai nhìn thấy nó !


Ở Việt Nam vào thời Hùng Vương, tuy còn là truyền thuyết, nhưng những di chỉ khảo cổ thời đồ đồng ( như trống đồng Đông Sơn chẳng hạn ). Với những hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Giúp chúng ta suy đoán, rằng Thời Văn Lang, lá cờ sẽ có biểu tượng Trời ( bánh Dầy ), Đất ( bánh Chưng ) và các họa tiết có hình Chim Lạc ... Đến thời nhà Đinh cũng nổi tiếng với lá cờ bằng bông lau chăn trâu cắt cỏ của cậu bé Đinh Bộ Lĩnh . Thời nhà Trần còn có lá cờ nổi tiếng khác, tuy không phải là Quốc Kỳ của Trần Quốc Toản - Vị tướng thiếu niên với hàng chữ : “Phá cường địch , báo Hoàng Ân” .


Năm 1789 Cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ, kết quả là nhà vua không còn là kẻ sở hữu quốc gia nữa và từ đây nước Pháp là sở hữu của toàn dân. Ý niệm lấy lá cờ làm biểu trưng cho quốc gia Pháp được thực hiện . Nhiều người cho rằng đó là lá cờ biểu trưng cho quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ở Việt Nam vào thời Triệu Ân nổi lên đánh giặc xâm lược phương Bắc thì sách " Quốc Sử Diễn Ca " ghi lại rằng “Triệu Ân ngồi trên đầu voi phất ngọn cờ vàng " .


Câu chuyện về sự xuất hiện lá cờ đầu tiên đại diện cho Quốc Gia Việt Nam cũng rất thú vị. Đó là vào năm 1863, trong cuộc yết kiến vua Nã Phá Luân của cụ Phan Thanh Giản để thương thuyết về việc chuộc lại ba tỉnh : Biên Hòa , Gia Định và Định Tường trong Nam Bộ. Theo nguyên tắc ngoại giao thì mỗi bên phải có lá cờ đại diện cho quốc gia của mình. Nên bí quá, cụ Phan Thanh Giản đã lấy vải vàng có sọc đỏ ở giữa trên y phục của chính mình, may sơ lại làm lá Quốc Kỳ. Nước Đại Nam cũng từng có lá cờ Long Tinh ( Cờ rồng ). Thực ra đây không phải là lá cờ của quốc gia, mà là lá cờ của nhà vua Nguyễn cũng có màu vàng và một sọc đỏ ở giữa. Lá cờ này đã xuất hiện tại Lễ tế Đàn Nam Giao trong kinh thành Huế và bản nhạc như là Quốc Ca được tấu lên đó là bản " Đăng Đàn Cung " - Một bản nhạc cổ với nội dung ca ngợi công lao của các vị Tiền Nhân .


Như vậy là với sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo và Phật Giáo lấy sắc Vàng tượng trưng cho Trời, Đất, Nguyên Khí và xen vào là màu đỏ, chính là ứng vào Qủe Ly trong thư tịch cổ Kinh Dịch gồm : “Càn , Khôn ,Chấn , Cấn ,Tốn , Ly , Khôn , Đoài . Có bốn phương Chính và bốn phương Bàng. Qủe Ly chỉ phương nam ( Nước Nam ), chữ Ly còn có nghĩa là Lửa. Bên trong qủe Ly còn có hai vạch liền đó là chữ Công trong từ Thủ Công, Công Nghệ nó mang ý nghĩa sự tài hoa khéo léo của người Việt ta... Với lý do trên đi cùng với thuyết Ngũ Hành Tương Sinh, những lá cờ khởi thủy ban đầu của nước ta được chọn là Màu Vàng - Sọc Đỏ theo những thuyết ấy !


Năm 1945, với bản " Tuyên Ngôn Độc Lập " do ông Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại quảng trường vườn hoa Ba Đình Hà Nội trước dinh Toàn quyền cũ của thực dân Pháp và cùng với đó là sự ra đời và xuất hiện lần đầu tiên một cách công khai của lá cờ đỏ sao vàng, và phải nói đến nữa là sự xuất hiện của quốc ca nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ban đầu bài hát này có tên gọi là " Tiến Quân Ca". Rõ ràng với tựa đề là " Tiến Quân Ca " thì mọi người đều nghĩ rằng nhạc sỹ Văn Cao - Người đã viết bài hát này hoàn toàn không có ý định để nó trở thành quốc ca Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà nó đã bị cưỡng ép đưa vào làm quốc ca !!!... Ngay từ câu mở đầu chúng ta đã thấy rõ đó là bài hát viết cho quân đội : "Đoàn quân Việt Nam đi ..." ... " Bước chân dồn vang ... " Cho đến kết thúc đều nói đến súng , gươm , quân thù , sa trường .... nghĩa là toàn là những vũ khí giết chóc và chiến trận cả !


Ở đây tôi không dám chê bai nhạc sỹ Văn Cao, cha đẻ của bài quốc ca cho nước Việt Nam theo thể chế cộng sản này, bởi vì chắc chắn với tài năng của ông đã được khẳng định qua nhiều tác phẩm âm nhạc được ông viết về quê hương đất nước rất sâu sắc. Tôi xin nêu vài ví dụ như các nhạc phẩm trứ danh của ông : Ngày Mùa , Làng Tôi kể cả cho chiến trận như Du Kích Sông Thao... vv...Với tài năng như vậy, thì nhạc sỹ Văn Cao hoàn toàn có thể viết nên một bài Quốc Ca thực sự mang Hồn Dân Tộc với trình độ uyên bác, sâu đậm tính nhân văn ! ... Thế nhưng dù cho nhạc sỹ Văn Cao có làm gì thì cũng không tránh khỏi sự chi phối tư tưởng của đảng cộng sản Việt Nam. Vì văn nghệ sĩ sống trong chế độ cộng sản buộc phải ca ngợi đảng + bác và viết phục vụ cho chế độ và đảng cộng sản cũng là lẽ rất bình thường ! Chúng ta cũng đã từng biết rằng có một sự việc " Không bình thường " với chế độ cộng sản, đó là phong trào Nhân Văn Gai Phẩm, sau đó là phong trào Thơ Mới. Phong trào khi ấy với các văn nghệ sỹ nổi tiếng như : Trần Dần , Lê Đạt , Tử Phác , Hoàng Cầm, Phùng Cung, Phùng Quán.... vv... Vì họ đã coi " nghệ thuật vị nghệ thuật " chứ không coi " nghệ thuật vị nhân sinh " ( Nhân sinh của đảng cộng sản ). Do họ ngẩng cao đầu sáng tác thi ca không phục vụ bộ máy độc tài của đảng CSVN nên họ đã bị đảng cộng sản đàn áp bắt bớ, cầm tù hết sưức khốc liệt ( vụ án "Nhân Văn " ngày 21/01/1960 ). Họ còn bị đảng CSVN mở chiến dịch đánh phá xuyên tạc danh dự, nhân phẩm trên báo chí của đảng và nhà nước rầm rộ khi ấy. Sự kiện kinh thiên động địa tàn bạo này khiến cho giới văn nghệ sỹ oán hờn, căm phẫn, bỏ kháng chiến, bỏ đảng CSVN để trốn chạy, như các trường hợp ca sĩ Tài Tử Ngọc Bảo, nhạc sỹ Phạm Duy ...


Như vậy, là nếu nhìn từ góc độ một bản hành khúc ngắn viết cho quân đội hay một đạo quân thì bài hát " Tiến quân ca " là một bài hát rất hay là khác ! Nhưng một bài quốc ca vốn phải mang được "Hồn của một dân tộc". Thế mà trong bài hát này chỉ có mỗi một từ "hồn" ( Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước... ). Chúng ta không thấy được cái " hồn nước " thực sự ở đâu cả ! Chả lẽ hồn của đất nước ta là cứ " súng ngoài xa chen khúc quân hành ca rồi " tiến mau ra xa trường " để bắn giết thì "nước non ta mới vững bền" hay sao ? Chao ôi ! Một đất nước Việt Nam mấy ngàn năm văn hiến lại mang hồn dân tộc là như vậy sao ? Ở góc độ bảo vệ tổ quốc thì có thể hiểu được, nhưng trong bình diện nhiều mặt của một quốc gia thì không thể hiểu nổi !


Ngày nay, mỗi khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên và bài " tiến quân ca " ngày nào được cất lên, với đầy đủ súng ống, gươm giáo, máu đổ và phanh thây uống máu... trong nội dung bài quốc ca này là người ta thấy sự hiện thân của " bạo lực cách mạng ", của chém giết không hề ghê tay. Đó là, giành mọi thứ bằng bạo lực, làm mọi thứ bằng bạo lực ! Đây chính là sản phẩm tư tưởng của Max - Lê nin, một kẻ lập dị tối ngày chỉ say rượu, nợ nần ngập cổ và có ý định tự sát ! ... (Trích trong " Cuộc đời và sự nghiệp của Max " - Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội năm 1988 ).


Với “cuốc kỳ máu và bản cuốc ca giết chóc” của nhà nước mang danh cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như vậy và cả với sự cướp bóc ngầm như nạn hối lộ, tham nhũng của các quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN lan tràn như hiện nay. Và đặc biệt sự cướp bóc trắng trợn được hợp pháp hóa bằng các điều luật ( luật đất đai , luật thuế , luật cư trú , bộ luật hình sự ...vv... ) và sự thống trị bằng hiến pháp ( điều 4 ) của nhà cầm quyền cộng sản VN đã làm cho xã hội Việt Nam ngày nay bị phân hóa sâu sắc , nghiêm trọng. Sự đối kháng giữa một bên là tầng lớp giàu, bọn quan chức cộng sản cai trị ăn trên ngồi chốc và một bên là tầng lớp nghèo, những người lao động và công chức cấp thấp không có quyền bính đang xảy ra ! Đó cũng là mâu thuẫn giàu -nghèo mang tính đương nhiên và sẽ được đẩy thành mâu thuẫn siêu đương nhiên ở Việt Nam giữa kẻ cướp, kẻ áp bức và người bị cướp, bị áp bức bóc lột tàn tệ !!!


Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, cũng có ý kiến tiến bộ của một số nhân vật cấp tiến trong trung ương đảng CS và chính phủ Việt Nam có nêu vấn đề thay đổi quốc ca. Sau đó đã có một đợt sáng tác của nhiều nhạc sỹ trong nước với tâm hồn và trí tuệ yêu nước và kết quả là đã có hàng loạt những bài quốc ca được ra đời để cho đảng cộng sản Việt Nam lựa chọn. Nhưng hỡi ôi ! Tất cả công lao của các nhạc sỹ đã tan thành mây khói, vì không đạt được tiêu chí của đảng cộng sản đề ra. Đó là không khẳng định sức mạnh cách mạng CS ( bạo lực cách mạng ) và sự cầm quyền bất diệt của đảng cộng sản VN ( điều 4 hiến pháp ). Cho nên tất cả những tâm hồn và trí tuệ của các nghệ sĩ đã phải vào nghỉ ngơi trong ... sọt rác ! Và bài cuốc ca cũ của Văn Cao thì vẫn cứ được vang lên !


Như vậy - chúng ta có thể khẳng định, rằng chừng nào đảng cộng sản Việt Nam còn độc quyền cai trị, còn tồn tại thì bài cuốc ca " Tiến quân ca " đó và cả lá cờ máu sẽ luôn luôn cùng nhau song hành và chỉ khi nào lá cờ đó bị hạ xuống thì bài Cuốc ca - Văn Cao mới chịu im lặng !


Ngày 15/03/1942 đại hội Sinh Viên Toàn Quốc tổ chức tại Hà Nội ban tổ chức đã lấy bản "Hành Khúc Sinh Viên " làm nhạc hiệu và sử dụng, bởi tiết tấu âm nhạc mạnh mẽ trong sáng và cuốn hút .


Ngày 20/07/1954 Hiệp Định Genève về Việt Nam được ký kết. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong miền Nam VN ra đời dưới sự giám sát của lực lượng làm nhiệm vụ quốc tế trực tiếp là Pháp và Mỹ . Cùng với sự xuất hiện của lá Cờ Vàng ba sọc đỏ thì đồng thời bản nhạc "Hành Khúc Sinh Viên " cũng được chọn làm quốc ca với phần lời được viết thêm lời 3 . Bản quốc ca mới của nhà nước Việt Nam Cộng hoà với những ca từ trong sáng thiết thực, sâu sắc, ý nghĩa ... được mở đầu bằng : " Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi..." và kết thúc bằng : " ... Con cháu Lạc Hồng... ".


Tôi xin đính kèm theo bài viết này bản nhạc đó để những ai chưa nghe, chưa biết về bài quốc ca này mà chủ yếu là đồng bào Miền Bắc để có sự so sánh với bài cuốc ca " Tiến quân ca " hiện nay mà nhà nước cộng sản Việt Nam đang sử dụng. Qua lời ca sâu sắc, xúc động của bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa gắn liền với lá cờ Vàng ba sọc đỏ và nếu hiệp định Genève không bị đảng cộng sản Việt Nam vi phạm - Bằng cớ là họ đã lập đường dây vào tháng 5 năm 1959 đưa bộ đội Bắc Việt thâm nhập trái phép vào Miền Nam đánh du kích mà ngày nay gọi là quân khủng bố. Trước đó vào cuối năm 1957 họ đã lập ra chiến khu Đ tập trung lực lượng quân sự tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi nghĩ nếu cuộc Tổng Tuyển Cử vào tháng 07/1956 được cộng sản Miền Bắc tuân thủ thực hiện đương nhiên nhìn từ góc độ khoa học xã hội, thì rõ ràng lá cờ Vàng ba sọc đỏ và bài quốc ca đi cùng sẽ chiếm ưu thế chiến thắng tuyệt đối so với lá cờ Đỏ sao vàng + bài Tiến quân ca, bởi phiếu bầu của nhân dân cả nước khi ấy.


Ngày nay tại hải ngoại, bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và lá cờ Vàng ba sọc đỏ của Việt Nam vẫn được quốc tế công nhận và tôn trọng mặc dù chính phủ các quốc gia có quan hệ ngoại giao với chính phủ CSVN chính thức. Bởi vì nó là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân Việt Nam từ nhiều đời nay. Một mai khi đất nước ta chuyển mình sang chế độ Đa Nguyên Đa Đảng có dân chủ thực sự. Khi ấy đảng cộng sản Việt Nam hung bạo sắt máu này không còn nữa, hoặc không còn nắm độc quyền thống trị cả dân tộc ta nữa thì đương nhiên lá cờ Vàng và bài quốc ca đi cùng sẽ lại là ứng cử viên Số Một cho một nhà nước Việt Nam dân chủ, tự do mới. Bởi vì sự lựa chọn của hơn 80 triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước trong một cuộc Tổng Tuyển Cử hoàn toàn mở và tinh thần tự do, dân chủ thượng tôn .


Như vậy có thể nói, rằng từ việc so sánh giữa hai bài quốc ca và ý nghĩa của hai lá cờ cho chúng ta thấy rõ đâu là chính nghĩa, nhân văn và đâu là phi nghĩa, sự hung tàn .. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được vì sao nhân dân ta lại không có may mắn như hai miền Nam - Bắc Triều Tiên hoặc là Đông - Tây nước Đức. Vì họ đã tránh được hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn cảnh " Nồi da nấu thịt ", " Huynh đệ tương tàn " như của Việt Nam . Chỉ vì bị đảng cộng sản Việt Nam kích động vào lòng tự hào dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Miền Bắc và một số đồng bào Miền Nam để phục vụ mưu đồ đen tối của một nhóm người lãnh đạo trong bộ chính trị ĐCSVN kể cả ông Hồ Chí Minh nữa. Thế nên làm cả dân tộc ta đã lao vào một cuộc " Tự sát tập thể " để rồi ngày nay đảng cộng sản Việt Nam lại quay đầu lại thống trị , đàn áp chúng ta, những người đã từng nuôi dưỡng chúng,từng hy sinh thân mình để bảo vệ chúng và không hề tiếc tính mạng của mình !!!


Nhân dân Việt Nam đã bị đem ra làm vật hiến thân cho triết lý bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản với triết lý " Dùng bạo lực " thật vô nhân và vô nghĩa . Nó cần đượcthay đổi bằng một triết lý khác, bởi trong quá trình đi lên của xã hội loài người thì sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, sự tiến bộ và sự lạc hậu là lẽ bình thường luôn phải có.


Dưới lá quốc kỳ của một nước được tung bay, phần âm nhạc của bài quốc ca trong sáng , hùng tráng luôn làm cho người nghe, người hát phấn chấn. Nó cũng mang tính giáo dục và là nguồn động viên nhắc nhở người nghe ý thức về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu thương. Điều đó thật bổ ích cho mọi người trong giờ chào cờ trang nghiêm để đón chào ngày mới !


Trớ trêu thay ! Một nước Việt Nam với nòi giống Con Lạc cháu Hồng. Thế giới cũng phải khâm phục về sự dũng cảm và trí tuệ thì lại đang phải nhìn lá cờ tượng trưng cho bạo lực, ngày đêm cả dân tộc lầm than đang phải nghe một bài quốc ca phản cảm ! Đó cũng là nỗi khổ về tinh thần, bên cạnh bao nỗi thống khổ khác mà nhân dân ta đang phải gánh chịu. Đó là hậu quả nặng nề của học thuyết cộng sản ngoại lai do ông Hồ Chí Minh và ĐCSVN của ông du nhập vào gần 80 năm nay vào quê hương xứ sở nghèo đói này và đã gây bao hậu quả không sao kể xiết cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam chúng ta !


Ngày nay thế hệ người Việt Nam yêu nước phải có trách nhiệm đấu tranh đòi Dân chủ, Tự do, Nhân quyền nhằm sớm chấm dứt thể chế độc tài toàn trị cộng sản này để nhân dân được hít thở không khí trong lành và cũng là để lá cờ mang thực sự hồn nước, hồn dân tộc cùng bản quốc ca chính nghĩa biểu trưng cho tính dân tộc và tính nhân văn của dân tộc Việt được vang lên mãi mãi trường tồn cùng núi sông !!!


Thành phố Sài Gòn ngày 12/10/2008


Công dân Lê Nguyên Hồng


Thành viên Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ Cho Việt Nam và Khối 8406

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 917 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 6
Khách: 6
Thành Viên: 0