Chủ Nhật, 2024-11-24, 6:16 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 18 » Hiệp Hội Sản Xuất Hàng Da và Giầy Việt Nam lên tiếng báo động
10:31 PM
Hiệp Hội Sản Xuất Hàng Da và Giầy Việt Nam lên tiếng báo động
2008-10-17

Hiệp Hội Sản Xuất Hàng Da và Giầy Việt Nam, gọi tắt là Lefaso, mới lên tiếng báo động vì hàng chục ngàn công nhân sẽ bị mất việc và hàng trăm công ty bị phá sản , nếu Liên Hiệp Âu Châu (EU) cứ tiếp tục thi hành quy định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da do Việt Nam xuất sang lục địa này.

Hàng chục ngàn công sẽ thấp nghiệp

Trong hai năm tới EU vẫn tiếp tục áp dụng mức thuế chống bán phá giá 10% đối với các sản phẩm giày da của Việt Nam.

Hậu quả của sự việc này sẽ khiến ít nhất 40 ngàn lao động Việt Nam thất nghiệp, một số lớn công ty, hãng xưỡng phải hạ thấp khối lượng sản xuất giày da vì bị mất hợp đồng ký kết với các đối tác Châu Âu.

Số liệu do Lefaso cung cấp cho thấy năm 2005, Việt Nam xuất sang EU 120 triệu đôi giày da, qua năm 2006, sụt xuống còn 107 triệu đôi giày, rồi năm ngoái chỉ còn 91 triệu đôi.

Số liệu do Lefaso cung cấp cho thấy năm 2005, Việt Nam xuất sang EU 120 triệu đôi giày da, qua năm 2006, sụt xuống còn 107 triệu đôi giày, rồi năm ngoái chỉ còn 91 triệu đôi.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó Chủ Tịch Lefaso cho biết việc EU áp thuế chống bán phá giá là một điều không công bằng, vì sản phẩm giày da của Việt Nam không gây tổn hại gì tới quyền lợi của công nghiệp sản xuất giày bên Châu Âu.

Ông Lê Danh Vĩnh, Thứ Trưởng Bộ Công Thương cũng khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng giày mũ da sang EU. Ống cho rằng quyết định rà soát thuế chống phá giá của EU đi ngược lại xu thế tự do hóa thương mại, đồng thời bỏ qua lợi ích của cộng đồng người tiêu dùng.

Ông cũng nhấn mạnh, giai đoạn 2009-2011 là thời điểm cần thiết để Việt Nam thực hiện đầy đủ những cam kết khi gia nhập WTO, cũng như hiệp định thương mại tự do mà EU và ASEAN đang xúc tiến các cuộc đàm phán.

Ông Vũ, một viên chức ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam, giải thích với đài chúng tôi về hậu quả mà ngành giày da,  cũng như các công nhân liên hệ có thể gánh chịu:

Về thực tế cái đồng lương trả cho người nhân công ở Việt Nam như thế là hợp lý rồi, nhưng mà so với mặt bằng chung của thế giới thì đồng lương - cái tiền để trả cho nhân công ở Việt Nam là quá thấp và chính vì thế mà họ cho rằng đấy là anh đưa lên thị trường anh bán phá giá.
                                                                                   Ông Vũ

Ông Vũ  :EU có bảo hộ cho một số lượng hãng giày da ở tại đất nước trong khối EU, chính vì thế mà nếu như theo các doanh nghiệp ở Việt Nam họ công bố giá thành các loại sản phẩm giày ở Việt Nam thì nó lại quá rẻ so với giá trên thị trường.

Về thực tế cái đồng lương trả cho người nhân công ở Việt Nam như thế là hợp lý rồi, nhưng mà so với mặt bằng chung của thế giới thì đồng lương - cái tiền để trả cho nhân công ở Việt Nam là quá thấp và chính vì thế mà họ cho rằng đấy là anh đưa lên thị trường anh bán phá giá.

Khi mà bị cái tình trạng như thế thì những nhân công ở Việt Nam họ cũng không còn cách nào khác, họ đành phải đưa ra cái thị trường nói với thế giới đấy là do nhân công của chúng tôi rẻ nên giá thành của chúng tôi thấp mà thôi.

Và nếu bị đưa vào tình trạng bán phá giá, tức là phá giá thị trường, thì các nhân công này sẽ bị sa thải và không được tiếp tục làm việc nữa.

Chính phủ phải can thiệp

Ông mong rằng nhà nước Việt Nam cần phải vận động ráo riết, hầu đánh tan những quan điểm thiếu khách quan đó:

Ông Vũ : Cái này thực sự nó không hay, thực sự chưa bị xảy ra, ví dụ như tình trạng bán phá giá ở Việt Nam mình có tình trạng cá da trơn đấy, cá ba sa đấy, thì rất là nhiều vụ bán phá giá đối với thị trường Mỹ, họ nói là Việt Nam đưa cá ba sa ra thị trường là bán phá giá.

Dĩ nhiên là mình vẫn đang đấu tranh, mình vẫn muốn là việc này không xảy ra, nhưng mà thực sự nó cũng là lực bất tòng tâm nếu như mà đưa ra toà án thế giới, đưa ra các nơi bảo hộ đấy mà không thành công thì đành tốp lại cái số ở Việt Nam đấy thôi. Theo như chính phủ Việt Nam thì người ta cũng chưa có nhiều chính sách để hỗ trợ sau khi mà cái tình trạng nó thực sự là bị xảy ra.

Tôi được biết cái chuyện EU nó không phải là nó đánh Việt Nam không thôi mà nó đánh luôn Trung Quốc nữa, mà Trung Quốc thì 15% lận.
                                                                               Ông Trung

 Phần ông Trung, một doanh gia ngành đồ nhựa có sản phẩm xuất khẩu thì không lo là giày da xuất khẩu bị ảnh hưởng, vì Việt Nam còn nhiều thị trường hứa hẹn khác, chứ không chỉ bán hàng hóa sang EU:

Ông Trung :  Tôi được biết cái chuyện EU nó không phải là nó đánh Việt Nam không thôi mà nó đánh luôn Trung Quốc nữa, mà Trung Quốc thì 15% lận. Thì cái thị trường cạnh tranh Việt Nam cũng không gặp khó khăn lắm đâu, nhưng mà theo chúng tôi biết riêng thì ngành da giày còn mở ra nhiều thị trường khác.

Cụ thể bây giờ họ đang mở về hướng bên Châu Phi nhiều, với lại các thị trường xung quanh nước Việt Nam, thành ra nếu mà nói ảnh hưởng thì ngay bây giờ chưa thấy ảnh hưởng gì đâu. Thành thử cái đó cũng không đáng ngại lắm.

Trong khi đó, chị Tuyết, công nhân khu công nghiệp giày da Bình Dương, cho biết thành phần lao động như chị sẽ gánh chịu hậu quả trực tiếp, với bao sự thiệt thòi nếu sản phẩm do mình làm ra không xuất khẩu được. Chị cũng tin rằng sản phẩm của Việt Nam được giới tiêu thụ ưa chuộng:

Chị Tuyết : Nếu mà nhìn rộng ra thì ở trong vấn đề, cái chuyện mà xảy ra chẳng hạn như hàng chống bán phá giá về cá ba sa hoặc giày da, quần áo này kia nọ thì nó ảnh hưởng tới, nếu mà bị chống bán phá giá thì ảnh hưởng tới thứ nhứt là trực tiếp tới đời sống của công nhân, bởi vì công nhân là những người trực tiếp làm ra những sản phẩm đó.

Hà Nội ước tính sẽ có gần một triệu lao động ngành giày da Việt Nam bị ảnh hưởng,  nếu EU quyết định vịêc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giầy mũ da,  xuất khẩu sang thị trường trù phú này.

Thì bây giờ nếu đứng ở góc độ của một người công nhân ở đất nước Việt Nam này mà đứng trước cái tình hình kinh tế nhw vậy, ước mong rằng là giới lãnh đạo của đất nước Việt Nam này, các doanh nghiệp, các công ty làm như thế nào đó, tức là khi mà Việt Nam mình đã gia nhập vào WTO rồi thì trước nhứt tôi nghĩ rằng là làm thế nào mình phải giữ được cái uy tín cái công chuyện làm ăn của mình.

Tức là bây giờ cái mẫu hàng mình chào sau này mình sản xuất là phải đúng cái mẫu hàng đó. Các nhà lãnh đạo, các công ty, các doanh nghiệp của đất nước Việt Nam này phải thực hiện đúng những cam kết khi đã gia nhập vào, bởi vì khi như vậy thì cái người bị ảnh hưởng trực tiếp là đời sống của công nhân đã làm ra những sản phẩm đó.

Ước mơ của Tuyết cũng là ước mơ chung của tất cả hàng vạn hàng triệu công nhân trên đất nước Việt Nam này, là những mặt hàng rồi khi sản xuất ra dược bán ra nước ngoài thì làm sao phải bảo đảm được. Mình muốn đứng vững hàng của mình phải gia nhập vào thị trường quốc tế thì hàng của mình cái chất lượng phải bảo đảm. 

Hà Nội ước tính sẽ có gần một triệu lao động ngành giày da Việt Nam bị ảnh hưởng,  nếu EU quyết định vịêc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giầy mũ da,  xuất khẩu sang thị trường trù phú này.

Category: Kinh tế | Views: 1020 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 15
Khách: 15
Thành Viên: 0