Thứ Sáu, 2024-04-19, 1:34 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 19 » SỰ YẾU KÉM NĂNG SUẤT CỦA NHỮNG CÔNG TY QUỐC DOANH
6:13 AM
SỰ YẾU KÉM NĂNG SUẤT CỦA NHỮNG CÔNG TY QUỐC DOANH
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN
http://vietTUDAN.net/11604/index.html

Đơn vị tạo phát triển Kinh tế Quốc gia đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân lực là những Công ty, nhỏ hay lớn. Tại Việt Nam, những Tập đoàn Kinh tế lớn nằm trong tay Nhà Nước. Một số những Công ty nhỏ hay trung bình có nằm trong tay tư doanh đi nữa, thì cũng bị ràng buộc rất nhiều vào những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước nắm những đặc quyền khai thác hay xuất nhập cảng.

Bài QUAN ĐIỂM này muốn cho thấy sự yếu kém Năng suất (Faible Productivité) của những Công ty quốc doanh, nhất là lại ở dưới quyền lực độc tài của Nhà Nước. Khi mà 80% hoạt động Kinh tế nằm trong hệ thống quốc doanh dưới quyền quyết định độc tài của Chính trị, thì sự yếu kém Năng suất còn trở thành trầm trọng hơn nữa. Hội nhập vào Thế giới Kinh tế cạnh tranh với Năng suất yếu kém, Việt Nam khó lòng theo kịp đà phát triển Kinh tế chung.

Bài được trình bầy với những điểm sau đây:

=>          Công ty tư bản và Năng suất

=>          Năng suất theo phương tiện sản xuất

=>          Năng suất theo lợi nhuận kinh tế

 

Công ty tư bản và Năng suất

Một Công ty tư bản được định nghĩa như sau: “Công ty là một tổ chức, tự lập về tài chánh, giới thiệu những sản phẩm kinh tế ở thị trường cạnh tranh tiêu thụ để bán, nhằm thu vào lợi nhuận tối đa“ (L’entreprise est une organisation, financìerement autonome, qui présente au marché concurrentiel de consommation des biens économiques en vue d’obtenir du bénéfice maximal).

Từ định nghĩa này, chúng ta rút ra những đặc tính căn bản sau đây của một Công ty tư bản:

=>          Một TỔ CHỨC (Organisation)

Một tập hợp nhiều người chưa hẳn đã được gọi là có tổ chức. Thực vậy để có thể gọi là một tổ chức, phải tuần tự hội đủ những việc làm:

*            Xác định rõ Mục đích dài hạn và ngắn hạn để đạt tới (Fixer Objectifs a atteindre)

*            Phân công làm việc (Diviser des travaux)

*            Điều hợp những công tác (Coordonner des travaux).

*            Kiểm soát những thực hiện qui chiếu với mục đích (Controler des exécutions par rapport aux objectifs)

Chính những mục đích Kinh tế độc lập của Công ty hướng dẫn những quyết định về tổ chức chứ không phải những mệnh lệnh ngoại tại, nhất là từ chính trị.

=>          Tự lập về Tài chánh ( Autonomie financìere)      

Muốn có độc lập thì phải có tự lập về tài chánh. Nếu Công ty phải hoàn toàn lệ thuộc vào tài chánh ngân hàng, thì không thể có độc lập để quyết định về những mục đích và ngay cả trong việc tổ chức nhân sự trong Công ty. Nếu tài chánh là do Nhà Nước cung cấp, thì Công ty phải theo quyết định của Chính trị Nhà Nước. Một Công ty tư bản luôn luôn dành ra mỗi năm một số vốn trích từ tiền lời để tạo cho mình sự tự lập về Tài chánh.

=>          Làm việc cho Thị trường Cạnh tranh Tiêu thụ (Marché concurrentiel de consommation)

Công ty sản xuất hàng hóa không phải là để cất kỹ hàng trong kho, mà là mang ra Thị trường để bán. Đây là một Thị trường cạnh tranh, nghĩa là có nhiều những Công ty khác cũng mang hàng tới và khách hàng tiêu thụ có toàn quyền lựa chọn hàng hóa.

=>          Những Sản phẩm kinh tế (Biens économiques)

Công ty không thể sản xuất bất cứ cái gì, mà là sản xuất những hàng kinh tế. Gọi là một sản phẩm kinh tế, phải có những điều kiện sau đây:

*            Tính cách hữu dụng (Utilité): Món hàng nhằm một sự hữu dụng nào trong việc thỏa mạn những nhu cầu của con người (Besoins humains)

*            Tính cách hiếm hoi (Rareté): Làm thế nào hàng của mình khác với hàng của các Công ty khác. Tính cách hiếm hoi này làm cho món hàng có giá trị nội tại (Valeur en soi)

*            Tính cách trao đổi (Echangeabilité): Món hàng nhằm thị hiếu để có người muốn mua. Đây là giá trị trao đổi (Valeur d’échange)

=>          Lợi nhuận tối đa (Bénéfice maximal)

Tất cả những đặc tính trên đây mà Công ty phải tổ chức sản xuất cho hữu hiệu, phải có tự lập về tài chánh để phát triển mọi khả năng kinh tế, phải học hỏi về Thị trường để có thể cạnh tranh, phải chi tiêu căn cơ, đều nhằm vào mục đích tối hậu là thu vào được LỢI NHUẬN TỐI ĐA.

Một số nhà đạo đức, luân lý, tôn giáo hay xã hội chủ nghĩa công kích khía cạnh này của Công ty tư bản. Nhưng những nhà Kinh tế tư bản nói rằng họ phải kiếm Lợi nhuận tối đa trước đã, rồi sau đó mới có tiền, có phương tiện vật chất để thực hiện mục đích đạo đức, luân lý, tôn giáo hay giúp xã hội. Phải thu vào Lợi nhuận tối đa để cho Công ty sống, để bào đảm công ăn việc làm cho nhân lực tham dự vào tổ chức.

Chúng tôi trình bầy những đặc tính trên đây của một Công ty tư bản tư doanh để xét xem Công ty quốc doanh có thể thực hiện được những điều kiện đặt ra cho một Công ty tư bản tư doanh hay không.

Năng suất (Productivité) là chỉ số đo lường tính cách Hữu Hiệu (Efficacité) của việc xử dụng một phương tiện sản xuất trong một đơn vị thời gian nhất định hay đo lường về hiệu quả tổng quát của Chi tiêu cũng trong một thời gian nhất định. Yếu tố thời gian rất quan trọng trong việc tính Năng suất. Tỉ dụ công nhân A sản xuất được 5 đơn vị hàng; nhân công B cũng sản xuất được 5 đơn vị hàng. Người ta không thể nói được nhân công A hữu hiệu hơn nhân công B. Nhưng nếu biết thời gian sản xuất của mỗi nhân công, tỉ dụ nhân công A chỉ cần một ngày còn nhân công B phải mất 3 ngày, thì lúc đó chúng ta mới có thể nói rằng Năng suất của nhân công A lớn hơn năng suất của nhân công B.

Cũng vậy nếu cùng một số vốn xử dụng là 1'000 đồng, ông A và ông B cùng mang lại lợi nhuận là 100 đồng, người ta không biết ông A hữu hiệu hơn ông B hay không. Nhưng nếu biết rằng ông A kiếm lợi nhuận 100 đồng trong 1 tuần, còn ông B phải mất một tháng, thì lúc ấy người ta mới nói rằng Năng xuất xử dụng vốn của ông A lớn hơn Năng suất xử dụng vốn của ông B.

Chúng tôi sẽ xét về Năng suất của Công ty quốc doanh dưới hai lãnh vực: (i) Lãnh vục sản xuất từ những phương tiện làm việc mà Công ty xử dụng ; (ii) Lãnh vực thu Lợi nhuận từ những hoạt động của Công ty.
 

Năng suất theo phương tiện sản xuất

Các nhà Kinh tế thường tóm tắt những phương tiện sản xuất qua công thức dưới đây:

Q   =   f ( K, L, t)

Q: Lượng sản phẩm làm ra tùy thuộc vào việc xử dụng hai phương tiện K và L

K: Số vốn xử dụng (Capital). Số vốn này không được hiểu chỉ là tiền mặt, nhưng là tất cả những phương tiện xử dụng ngoài nhân lực, như máy móc, đồ dùng...

L: Nhân lực xử dụng (Force de travail/ Labour). Nhân lực này có thể là bắp thịt, có thể là đầu óc.

t:  Kỹ thuật hội nhập vào phương tiện máy móc, đồ dùng hay vào nhân lực bằng kinh nghiệm, huấn luyện...

Một số người muốn thêm phương tiện đất đai (T), nhưng ngày nay phương tiện này coi như thứ yếu.

Như chúng tôi đã cắt nghĩa ở phần trên, khi tính Năng suất, phải có yếu tố thời gian cho việc xử dụng mỗi phương tiện sản xuất.

Nếu lấy tổng lượng hàng sản xuất chia cho mỗi phương tiện, chúng ta chỉ được sản lượng trung bình cho mỗi đầu người hay mỗi đơn vị vốn xử dụng, nhưng đó chưa phải là Năng suất. Năng suất được tính theo:

         Q

------------------  =  Năng suất xử dụng vốn

K x thời gian

 

          Q

------------------- = Năng suất nhân lực

L x thời gian

 

Các nhà Kinh tế đã so sánh Năng suất xử dụng nhân lực và Năng suất xử dụng vốn giữa hai hệ thống Kinh tế: Kinh tế Trung ương Tập quyền/Chỉ huy và Kinh tế Tự do/Thị trường. Ơû hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền/Chỉ huy, Năng suất của mọi phương tiện xử dụng sản xuất đều thấp kém đối hệ thống Kinh tế tư doanh Tự do/Thị trường bởi những lý do chính yếu như sau:

=>          Đối với nhân lực:

*            Thiếu yếu tố kích thích làm việc. Trong những Công ty Nhà Nước, nhân lực làm việc không có sự tự động cố gắng, mà làm theo lệnh, theo kiểm soát. Từ đó nhân lực dễ đi đến tình trạng lẻn lút hối lộ để tránh né công việc. Trong những chế độ độc tài chỉ huy Kinh tế, thay vì lợi nhuận là yếu tố kích thích, Nhà Nước thường áp dụng những bằng Khen Thưởng. Nhưng đây không phải là yếu tố kích thích thực tiễn cho những nhân công cần tiền bạc để sống. Hệ thống Kinh tế tư nhân Tự do/Thị trường lấy tiền bạc để kích thích thì thực tế hơn. Một người chơi Thể thao như Tennis chẳng hạn. Khi họ thắng thì muốn lãnh bao nhiêu tiền cho riêng họ, chứ không cần chỉ với tấm bằng Khen Thưởng suông.

*            Trong trường hợp thiếu trách nhiện thi hành công việc, chế độ Công ty quốc doanh xử dụng khiển trách, phạt kỷ luật, nhưng chế độ tư doanh xử dụng đơn giản là đuổi việc để chế tài. Đuổi việc cũng là xử dụng trừng phạt bằng đồng tiền mà nhân công đang muốn có. 

*            Ở những Công ty Nhà Nước, nhất là trong chế độ độc tài, nhân lực làm việc theo chỉ thị vì ngại sợ kỷ luật trừng phạt nếu sáng kiến cá nhân có những va chạm với cấp trên trong tổ chức. Trong hệ thống Kinh tế tư nhân Tự do/Thị trường, nhân lực được khuyến khích có những sáng kiến cá nhân để kiện toàn công việc cho mau chóng. Đây là phương diện làm cho Năng suất nhân lực mỗi ngày mỗi tăng.

=>          Đối với Vốn sử dựng:

Chúng tôi xin nhắc lại câu nói trong Kinh tế tư nhân Tự do/Thị trường:“Kiếm tiền đã khó, mà tiêu tiền còn khó hơn“ (Gagner de l’argent est difficile, mais  le Dépenser est encore plus difficile). Việc chi tiêu tiền khó hơn vì trong việc chi tiêu đã phải tính toán căn cơ để một đồng tiền tiêu ra, phải kiếm vào lợi nhuận cao hơn., nghĩa là việc tiêu tiền đã hàm ngụ việc kiếm tiền rồi theo tinh thần Kinh tế Tự do/Thị trường. Tiêu tiền theo Kinh tế không phải là quảng tiền qua cửa sổ. Mọi người đều thích tiêu tiền của người khác. Đối với một Công ty tư doanh, Vốn là tư hữu của Công ty, vì vậy mà việc xử dụng phải chắt bóp căn cơ, nhất là phải ước tính lợi nhuận thu vào, trong khi ấy, đối với một Công ty Nhà Nước, Vốn là do Nhà Nước cung cấp, nên dễ chi tiêu như tiền chùa. Nhiều trường hợp, các người trách nhiệm Công ty quốc doanh còn tìm đủ mọi lý do không thuộc lãnh vực làm ăn kinh tế để tiêu tiền chùa từ Nhà Nước. Đây là tình trạng Lãng phí mà mọi người đều công nhận tại những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước Việt Nam.

Chi tiêu không căn cơ, hoang phí làm cho Năng suất xử dụng vốn thấp kém.

Năng suất theo lợi nhuận kinh tế

Ở phần trên, chúng tôi phân tích Năng suất tách rời ra từng phương tiện sản xuất được xử dụng trong chính nội bộ của Công ty. Trong phần này, chúng tôi phân tích Năng suất theo Lợi nhuận, nghĩa là tổng số Chi cho mọi phương tiện sản xuất phải được so sánh với tổng số Thu tại Thị trường trao đổi hàng hóa với bên ngoài để từ đó dành ra phần Lợi nhuận hay thua Lỗ.

Mức Lợi nhuận (hay thua Lỗ ) được tóm trong công thức định nghĩa Kế toán như sau:

MB  =  CAN  -  CT

 MB : Mức độ Lợi nhuận thô

CAN =  Q x Pv : Tổng số Thu thô từ lượng hàng bán nhân với giá bán ở Thị trường
CT =  Q x Cm : Tổng số Chi nhân với lượng hàng sản xuất và bán được.  

Mục đích tối hâu của Công ty là tối đa hóa Mức độ Lợi nhuận (Maximiser la Marge Bénéficiaire MB). Muốn cho MB càng rộng, thì phải quản trị hai phía cùng một lúc: (i) một mặt tìm Thị trường có giá bán cao để bán hàng hóa; (ii) mặt khác phải giảm thiểu tối đa Chi tiêu (Minimiser le Cout total CT). Ở một Thị trường tự do cạnh tranh, giá bán thường cố định do sự cạnh tranh, rất khó quản trị dù bằng những chiến thuật Marketing tinh xảo. Chính vì vậy mà việc quản trị Chi tiêu (Gestion des Charges) trở thành quan trọng cho các Công ty. Ơû cùng một Thị trường Tiêu thụ, nhưng Mức độ Lợi nhuận của các Công ty khác nhau là do sự quản trị Chi tiêu khác nhau của từng Công ty. Chú thích liền ở đây rằng những Tập đoàn Kinh tế liên quốc (Multinationales)  đến làm việc ở Việt Nam hay Trung quốc là áp dụng việc quản trị Chi tiêu, lợi dụng nhân công rẻ mạt ở những nước này với sự độc đoán bắt ép nhân công từ Chính quyền độc tài để có hàng hóa rẻ đem bán ở những Thị trường với giá bán cao như Hoa kỳ và Liên Âu.

          MB

--------------------  : Năng suất xử dụng vốn Chi cho cả nhân lực và những phương tiện khác

CT x thời gian
 

Như phần trên, chúng tôi đã trình bầy rằng Năng suất xử dụng nhân lực và Năng suất xử dụng Vốn cho những phương tiện khác tại những Công ty Nhà Nước đều yếu kém, thì câu kết luận rất rõ rệt là Năng suất Lợi nhuận đối với Chi tiêu tổng quát tất nhiên yếu kém tại những Công ty Nhà Nước sánh với những Công ty tư doanh Tự do/Thị trường.

Để kết luận tổng quát theo Chủ đề, PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH. Cơ chế hiện hành là việc chủ trương độc tài Chính trị nắm chặt ấy độc quyền Kinh tế cho đảng CSVN thông qua những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước. Đòi hỏi dứt bỏ CƠ CHẾ HIỆN HÀNH là một đòi hỏi thuần túy Kinh tế nhằm tăng mọi Năng suất trong việc phát triển Kinh tế Quốc gia vững chắc và lâu dài vậy.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 756 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0