Mấy
năm nay tôi loay hoay tìm lời giải đáp cho câu hỏi tôi tự đặt cho tôi,
“nguyên nhân nào khiến bọn lãnh tụ Việt Cộng thích đi công tác quốc
ngoại?”. Tôi thấy hiện tượng này quái dị ở điểm mỗi lần đi ra ngoài,
nhất là đi về phía những quốc gia tự do trên thế giới là mỗi lần chúng
mang nhục. Vậy mà chúng vẫn cứ đi.
Chúng
đã đến Pháp, đến Hoa Kỳ, đến Nhật, và mới đây nhất, Nguyễn Tấn Dũng đến
Úc, rón rén như một tên trộm. Tôi hình dung giả thuyết Dũng đi trong
tầm đạn cà chua nát, trứng thối mà nghe thương hắn. Tôi nghĩ hắn cũng ý
thức được là người Việt hải ngoại không từ nan bất cứ giá nào để trừng
trị hắn.
Vào lúc 10 giờ sáng ngày
thứ Ba 14 tháng Mười 2008, hàng ngàn người Việt và Úc xuống đường biểu
tình tại Melbourne mặc dù giờ đó, ngày đó không phải là ngày, giờ nghỉ;
ở quốc ngoại, một cuộc tập họp đông đảo vào ngày giờ làm việc là bất
thường, nhưng việc bất thường này không làm giới truyền thông quốc tế
tại thành phố Sydney kinh đô Úc Châu ngạc nhiên. Họ không vào nghề hôm
qua.
Các
nhiếp ảnh viên, điện ảnh viên, phóng viên thuộc đủ mọi quốc tịch chuẩn
bị, chờ đợi để quay phim, chụp hình, và viết bài về hiện tượng thêm một
nguyên thủ nữa của Việt Cộng đi đến đâu cũng bị người Việt Nam sống tại
đó chửi rủa thậm tệ. Ðề tài phóng sự của họ không còn là cuộc thăm
viếng Úc Châu của nguyên thủ một quốc gia Á Châu nữa, mà là việc Nguyễn
Tấn Dũng bị đồng bào của ông ta “dàn chào” phẫn nộ đến mức nào.
Hãng
thông tấn AFP tường thuật việc người Việt Úc Châu gọi Dũng là một tên
"criminal and murderer" (tội phạm và sát nhân). Hai chữ này có nặng
nhưng lại không ai đính chánh được; Dũng có là criminal và cũng có làm
việc murder.
Người
biểu tình được tin “tình báo” cho biết Dũng sẽ xuất hiện tại đường
Collins khu vực trung tâm thành phố Melbourne vào lúc 11 giờ sáng. Từ
10 giờ đông đảo người biểu tình đã có mặt trong khu này, khu đa số kiến
trúc được sử dụng làm công sở.
Cảnh sát Úc không chỉ làm công việc
giữ trật tự, họ còn kín đáo hướng dẫn người biểu tình tuần hành trên
đường phố Melbourne đến đúng phóc building số 45 đường Collins.
Những
biểu ngữ “trả tự do ngay cho các chiến sĩ dân chủ”, và “ngưng xử hai ký
giả chống tham nhũng,” dài hàng 20 phít ngạo nghễ như những thách đố
tay đồ tể Việt Cộng. Người biểu tình quát vang bằng tiếng Việt, tiếng
Anh, “Freedom of Religions”, “now, now.” Và “Ngưng tấn công giáo dân ôn
hòa cầu nguyện”, … “ngưng ngay”, “ngưng ngay”.
Khí
thế sôi sục căm hờn của người Úc gốc Việt biểu tình, và kinh nghiệm
nhiều cuộc dàn chào đầy phẫn nộ của người Việt hải ngoại tại những nơi
khác khiến Dũng không đi cửa trước mặc dù cảnh sát có thể bảo vệ ông
không bị người biểu tình tấn công.
Cẩn tắc vô áy náy, Dũng cam phận đi ngã sau cho an toàn.
Rừng
cờ vàng uy nghi phần phật trước gió, có lần đã làm Nguyễn Minh Triết bị
dị ứng, xây xẩm mặt mày chạy từ ven biển Ðông sang ven biển Tây Hoa Kỳ
mà vẫn chưa hết chóng mặt; Dũng cũng đã nếm mùi “dị ứng cờ vàng” tại
Houston, mới vài tháng trước đây.
Ðể hành hạ tôi, câu hỏi đổi dạng thành câu “biết nhục như vậy tại sao bọn lãnh tụ Việt Cộng cứ xưng xưng vác mặt đi ngoại quốc để làm gì?”
Chúng hy vọng những mánh khóe rẻ tiền của chúng sẽ mua chuộc được “khúc ruột ngàn dậm” đoái thương chúng ư?
Lần
sang Hoa Kỳ, Nguyễn Minh Triết đem làm quà cho người Việt hải ngoại cái
“đặc ân” về nước không cần visa; miếng mồi nhỏ hơn cái lưỡi câu khiến
món quà bị chế diễu rồi nhanh chóng bị bỏ quên ngay trước ngày Triết
lên máy bay về nước.
Lần
này món quà của Dũng đem qua Úc là hắn tha chết cho hai tử tội người
Việt Úc Châu, bà Jasmine Lương, 34 tuổi, bị bắt ở Tân Sơn Nhất hồi
tháng Hai năm ngoái trong lúc chuẩn bị đi Sydney với kí rưỡi
heroin giấu trong giày và hành lý, người thứ nhì thoát chết là ông
Tony Mạnh, 40 tuổi, bị kết án tử hình hồi tháng Chín năm 2007 vì mang
lậu gần một kg ma túy về Úc.
Dĩ
nhiên người Việt Nam không thích án tử hình giết những người Việt Nam
khác, nhưng họ cũng không có thiện cảm với những người buôn lậu ma túy,
nên trò tấn ơn, tấn nghĩa của Dũng cũng chỉ có kết quả vầy vậy thôi.
Dũng
không làm hơn được, anh chỉ là anh hề một màn của tấn bi, hài kịch
nhiều màn Việt Cộng đang trình diễn trên quê hương chúng ta.
Anh
thừa biết người Việt Úc Châu sẽ reo lên hoan hô anh, nếu anh ngỏ lời
công khai xin lỗi tổng giám mục Ngô Quang Kiệt về việc Việt Cộng cắt
xén lời TGM để xuyên tạc ý nghĩa câu ông nói vào mặt chính quyền thành
phố Hà Nội.
Dù có biết câu nói đó đúng, Dũng vẫn không nói được. Và anh ta vẫn làm tôi thắc mắc không hiểu anh đi Úc làm gì cho mang nhục.