Trần Hiền Thảo, Hà Thị Đông Xuân và nhóm sinh viên
Thưa các bạn sinh viên
Có thể gọi vụ án xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải là
“Vụ án báo chí 2008” để coi đó như một cái mốc khi viết về lịch sử báo
chí nước ta, cũng như lịch sử đảng CSVN và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đây là vụ án xảy ra bất ngờ sau khi vụ án tham nhũng PMU-18 bị phanh
phui với hai thủ phạm chính là chú Bùi Tiến Dũng và bác Nguyễn Việt
Tiến. Mới đầu, dân tin tưởng rằng đây là biểu hiện quyết tâm cao độ
chống tham nhũng của ĐCSVN khi đảng này bước vào đại hội X. Sau đó, mọi
uỷ viên bộ chính trị, mọi cá nhân đứng đầu các cơ quan chuyên chính vô
sản và cơ quan nhà nước đều cố tìm dịp xuất hiện để nói về quyết tâm
chống tham nhũng của đảng và của cá nhân mình. Toàn bộ toát lên một ý:
Chống tham nhũng thành công hay không quyết định sự sinh tử của đảng.
Nhiều người hy vọng sau đại hội sẽ còn hàng loạt các vị tham nhũng khác
bị vạch mặt khiến cả hệ thống tham nhũng phải chùn tay, núng thế. Số vụ
án “điểm” được dự kiến lên tới hàng chục.
Bất ngờ về “vụ án điểm” đầu tiên: Vụ PMU-18
Với hai năm bị “tạm giam” để điều tra, ai mà chẳng tưởng tội của bác
Nguyễn Việt Tiến phải chất cao như núi?. Khi bị bắt, bác là thứ trưởng,
là bí thư đảng của Bộ Giao thông-Vận tải, vậy mà sau khi bị giam khá
lâu bác chỉ xin được “tại ngoại” vì lý do sức khoẻ, nhưng không được
chấp nhận. Thử hỏi, ai mà chẳng nghĩ tội bác sẽ còn được phanh phui
tiếp?
Toàn dân thừa nhận công của báo chí, do vậy - muốn hay không - đảng
cũng phải thừa nhận theo. Nổi lên là mấy chục phóng viên, nhưng đứng
đầu phải là chú Nguyễn Việt Chiến và anh Nguyễn Văn Hải…
Nhưng rồi, quá đột nhiên, bác Nguyễn Việt Tiến bỗng thành vô tội. Bác
được tự do, được trả lại đảng tịch trước sự ngỡ ngàng của 80 triệu dân.
Các nhà báo bắt đầu lo lắng cho bản thân. Khi bác Nguyễn Việt Tiến
ngang nhiên đòi lại chức thứ trưởng mà không thèm nhận cái chức Tổng
cục trưởng tổng cục Đường Bộ thì mọi người biết chắc rằng các nhà báo
sẽ bị trừng trị. Dấu hiệu ban đầu là mấy vị tổng (và phó) biên tập của
những tờ báo tích cực nhất trong chống tham nhũng bị mất chức và 7 nhà
báo bị tước thẻ hành nghề.
Điều bất ngờ về “vụ án điểm” tham nhũng số 1 là gì? Là nó được
chuyển thành vụ án đánh bạc (với số tiền cá độ lên tới mấy triệu đôla).
Điều bất ngờ không kém là cả hệ thống tư pháp và lập pháp của đảng
không một ai mở miệng chính thức hỏi lấy nửa câu: “tiền thua bạc này
lấy đâu ra?”.
Đảng muốn “mở ra” và “đóng lại”
| Bùi Tiến Dũng
|
Nói cụ thể, Đảng muốn mở ra “vụ báo chí” (để răn đe tự do ngôn luận) và có cớ để đóng lại vụ PMU-18.
Đảng rất muốn, nhưng còn e ngại nói ra một điều: Sở dĩ cuộc điều tra
kéo dài tới 2 năm, phải nhiều lần kéo dài thời hạn tạm giam, nhưng vẫn
đi vào ngõ cụt, và rốt cuộc phải miễn tố cho thủ phạm đầu sỏ, chính là
do báo chí đưa tin sai lệch và ầm ỹ quá, khiến cơ quan điều tra chịu áp
lực mà cứ phải “đâm theo lao”. Phải xử các nhà báo vào tội danh “lợi
dụng chức vụ”…
Nhưng các nhà báo (với kinh nghiệm đầy mình đối phó với sự vu vạ của
đảng) thì khi đưa tin đều có những nguồn đáng tin cậy. Nguồn chủ yếu là
thiếu tướng công an Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng Cục C14, Bộ Công
an – khi đó đương nhiệm Trưởng ban chuyên án PMU 18. Không thể có nguồn nào đảm bảo hơn.
Nếu đảng đổ tội cho báo chí để cứu bọn tham nhũng, thì có ba hệ quả mà đảng rất khó đối phó:
- Chẳng hoá ra cơ quan điều tra của đảng không khách quan và kém
nghiệp vụ hay sao mà lại bị dư luận chi phối? Trong quá trình điều tra,
đương nhiên là Bộ Chính Trị được cập nhật mọi diễn biến, và đã cho phép
“cứ làm tới” (hơn 2 năm).
- Trong vụ “làm lộ bí mật” hoặc “đưa tin sai lệch” thì thiếu tướng
Quắc phải là người đầu tiên chịu tội nặng nhất, chứ không phải các nhà
báo. Chẳng cần giỏi giang gì lắm cũng biết rằng ông tướng Quắc (với
tuổi đảng không kém bác Nông Đức Mạnh) sẽ không bị đảng xử nặng. Dân
chúng sẽ ví von với vụ đảng đi kiện: Đảng không kiện người trực tiếp sử
dụng chất dioxin mà lại kiện hãng sản xuất.
- Dư luận trong nước và quốc tế càng kết luận về tình trạng báo chí
Việt Nam bị bóp nghẹt dưới chế độ độc đảng. Trước mắt, rất khó cấm mọi
người nghĩ rằng cuộc điều tra vụ PMU-18 đã chạm tới những nhân vật “cao
hơn cấp thứ trưởng” mà đảng muốn giữ kín.
Rốt cuộc, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, đảng quyết định: chẳng thà đối
phó với 3 hệ quả nói trên, còn hơn là vẫn cứ để vụ PMU-18 là vụ tham
nhũng. Đảng quyết biến trái núi thành con chuột.
Đảng chỉ đạo chặt chẽ “vụ án báo chí 2008”
Đang đối thoại về nhân quyền với nhiều nước (có Hoa Kỳ), lại sắp tới
ngày thế giới kỷ niệm 60 năm Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (1948-2008), cho
nên ĐCSVN rất biết phải hạn chế tối đa các hậu quả chính trị của “vụ án
báo chí 2008”. Mặt khác, thời gian giam giữ các nhà báo đã quá lâu (so
với tội mà đảng quy kết cho họ) do vậy phải càng chậm xử, càng mang
tiếng. Và không thể xử dấm dúi như vụ xử nhà báo tự do Điếu Cày.
Sự lo ngại của đảng tới mức phải để Ban Bí Thư mở hội nghị tìm cách
đối phó. Hội nghị gồm các cán bộ cao cấp (đảng tin cậy tuyệt đối) đang
phụ trách công tác an ninh, nội chính và tuyên giáo. Nhưng ngay trong
hàng ngũ “cao cấp” này đã có sự bất bình: Đó là có người dự hội nghị đã
(dũng cảm) ghi âm “lén” toàn bộ cuộc họp và phát tán cuộn băng ghi âm này lên mạng internet. Nhờ vậy ai muốn nghe diễn biến và sự cãi cọ trong hội nghị, và “chỉ thị sáu điểm” của ban bí thư đều rất dễ.
Xin các bạn sinh viên trước khi phát biểu gì về vụ án này, hãy chịu khó nghe đã.
| Nguyễn Việt Tiến
| Khối chuyên chính vô sản của đảng đã có kế hoạch rất chi tiết việc
tiến hành xử án, sao cho chỉ thị “sáu điểm” của ban bí thư được thực
thi hoàn hảo.
Điều dễ nhất và cũng lộ liễu nhất là hạn chế tối đa số người dự. Ngay
bà mẹ của bị cáo cũng không thể có mặt. Phiên toà công khai, nhưng muốn
vào dự thính (qua truyền hình) phải có… giấy mời (!). Điều khó thấy
nhưng rất dễ đoán là đảng đã dự kiến sẵn mức án; nhưng lần này đảng
phải dự kiến ít nhất hai khả năng để chánh án tuỳ cơ ứng biến. Đảng
biết trước rằng bản cáo trạng, các bản bào chữa và lời cãi của bị cáo
sẽ bị công khai hoá.
Từ 6 nội dung chỉ đạo của Ban Bí Thư, cấp thực hiện phải nhất nhất tuân hành khi triển khai vụ án.
Về “chỉ thị sáu điềm”
Dưới đây là 6 nội dung chỉ đạo của Ban Bí thư TƯĐ đối với việc đưa tin và tường thuật phiên tòa xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải.
- Thứ nhất, khi tường thuật vụ xử, báo chí phải viết rằng
“2 sĩ quan công an là “nguyên cán bộ công an” và hai nhà báo là “nguyên
nhà báo”.
Ban bí thư cao vòi vọi mà phải chỉ đạo cụ thể tới mức này tỏ ra cái
“ban” này đã “bí” quá rồi. Thế là, đảng đã ngang nhiên tước thẻ nhà báo
trước khi toà tuyên án. Thật vô lối. Tuy các báo trong nước răm rắp
chấp hành, nhưng không một nguồn tin nước ngoài nào bị lừa mà gọi 2 nhà
báo là “nguyên” cả. Thất bại.
- Thứ hai, việc thay đổi tội danh so với lúc khởi tố phải
được giải thích để công chúng biết, rằng đây “không phải là đặc quyền
đặc lợi đối với công an và nhà báo” mà là sự “xem xét các cống hiến của
họ”.
Tại sao phải thay đổi tội danh (theo chiều hướng nhẹ tội hơn)? Đó là vì
dư luận trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽ và gay gắt, khiến đảng
lo sợ. Tốt nhất là xử nhẹ. Hơn nữa, các nhà báo không lợi dụng gì quyền
hạn, chức vụ của mình để mưu lợi. Bài của họ muốn được đăng lên báo còn
phải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt, do vậy họ không thể chịu trách
nhiệm chính về bài đã đăng, đến mức trực tiếp bị đưa ra toà. Vậy thì
quy kết họ vào cái tội “lợi dụng quyền dân chủ” (cứ làm như quyền dân
chủ ở nước ta quá thừa thãi, để dễ bị lợi dụng) nhằm “xâm hại quyền của
cá nhân và cơ quan” – thay cho tội lợi dụng quyền hạn và chức vụ.
Khốn nỗi, chẳng người lương thiện nào bị “xâm hại” do các bài báo cả (không có ai kiện).
Về mặt pháp lý, có vị luật sư đã nói: Thay đổi tội danh “do cống hiến”
là vi phạm luật pháp. Tội danh thế nào phải gọi đúng như vậy, không thể
vì “cống hiến” mà thay đổi. Công lao chỉ được xem xét vào lúc nghị án.
Như vậy, té ra kẻ đầu tiên vi phạm pháp luật là ĐCSVN chớ không ai khác.
- Thứ ba, khi viết, báo chí phải “dân chủ, công khai, công
bằng, khách quan, đúng người, đúng việc” nhưng “không được bình luận và
không được suy diễn”.
Khi đưa tin vụ án, nếu “không được bình luận” thì khác gì Thít cổ, Chặn
họng?. Nhà báo bị biến thành cái loa vô hồn của Thông tấn xã Việt Nam
(TTXVN). Và quả nhiên, có tờ báo đăng tin với chú thích “theo TTXVN”.
Hết. Xin không nói dài về cái chỉ thị “khoá miệng” này tuy có sự nguỵ
trang lộ liễu bằng đoạn …”khi viết, báo chí phải “dân chủ, công khai,
công bằng, khách quan, đúng người, đúng việc” và ý chính là ở cái đoạn
“nhưng…”.
- Thứ tư, Tổng Biên tập các báo phải dự phòng các vấn đề phức tạp có thể diễn ra quanh phiên toà.
Ơ hay! Một đống công an (công khai và ngầm) sao không ứng phó nổi “các
vấn đề phức tạp có thể diễn ra quanh phiên toà”, lại lôi cả các tổng
biên tập vào đây? Quá dễ suy đoán rằng các tổng biên tập phải răn đe
các nhà báo để họ khỏi tỏ ra phẫn nộ khi đứng quanh phiên toà. Điều đã
từng xảy ra là hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm nếu để sinh
viên trường mình đi biểu tình bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Phải ngây thơ
lắm mới không hiểu nổi điểm 4 của chỉ thị.
- Thứ năm, phải xem đây như một phiên toà bình thường, như bất cứ phiên toà nào khác.
Tim đen của đảng: Các nhà báo cứ liệu thần hồn đấy: Các phiên toà tương
tự như phiên toà này sẽ tiếp tục diễn ra “bình thường”, nếu… Tóm lại,
đây không phải phiên toà đầu tiên xử các nhà báo đâu nhé.
Tuy doạ dẫm oai như vậy, nhưng trái tim đen này vẫn run: Nó không muốn
đây là phiên toà ầm ỹ trong khi và sau khi xử. Nó buộc phải xử nhẹ, nếu
như… (vâng, nếu như…).
Khó thay cho đảng khi định biến một phiên toà bất thường với cả thế
giới (dàn áp báo chí) thành một phiên “bình thường” ở Việt nam.
- Và thứ sáu, không nên để bạn đọc hiểu là những bị cáo này được hưởng đặc quyền đặc lợi.
Có thể dự đoán, toà án của đảng sẽ xử nhẹ vụ này, nếu…
Ông tướng Quắc ắt là được xử nhẹ. Ông thượng tá công an là vật hy sinh,
nếu ông ta “nhận tội thành khẩn” sẽ được giảm án, giảm tối đa, nhưng
không thể trắng án. Quả nhiên, ông chỉ bị một năm tù. Điều dễ dàng cho
toà là có thể đe doạ và dỗ dành cái ông đảng viên này. Với nhà báo
Nguyễn Văn Hải cũng vậy (ông cũng là đảng viên, cấp uỷ có thể gặp gỡ và
chỉ thị cho ông). Chỉ cần ông “cộng tác và thành khẩn” thì án càng nhẹ.
Quả nhiên, ông không bị tù. Qua đó, đảng hy vọng mọi người sẽ hiểu là
pháp luật của đảng rất khoan hồng và chớ nghĩ rằng đây là vụ án chính
trị.
Rủi cho đảng: Xử phải một ông không là đảng viên
Đảng không có gì để dỗ dành và doạ nạt nữa. Đã vậy, ông ta lại có thâm
niên làm báo rất cao, rất được ngưỡng mộ về các bài viết chống tham
nhũng, chống tiêu cực với lập luận chặt chẽ, sắc bén. Ông lại từng được
giải thưởng về văn nghệ. Là người cương trực, đủ lý lẽ và tin rằng
chính nghĩa thuộc về mình, thế là… ông cãi kỳ cùng trước toà. Cãi đâu
ra đấy !
Khỏi cần nói dài, xin các bạn sinh viên hãy nghe kỹ một đoạn băng khác
để thấy chánh án bị “bí” ra sao, phải nhiều lần ngắt lời bị cáo như thế
nào. Người ta có cảm nhận rất rõ là chánh án đã trả thù bị cáo vì bị bẽ
mặt.
Đảng muốn các bị cáo nhận lỗi. Muốn đến tột bậc. Muốn vô cùng. Và
khi mọi bị cáo đã nhận lỗi công khai trước toà (sẽ được xử rất nhẹ) thì
dư luận trong nước và quốc tế ắt sẽ xẹp đi rất nhiều.
Nguồn: Ý Kiến
|