Kinh Trực
Mọi
thứ chủ nghĩa mị dân đều bắt đầu từ một sự hình thành nhân danh một
điều gì đó gần với con người hơn bao giờ hết. Và bắt đầu từ cái vừa
hình thành, nó dần biến tướng theo những khuynh hướng xấu đi bởi động
cơ tư lợi của một số cá nhân theo đó là cả 1 tập thể và sau nữa sẽ là
những quan hệ ràng buộc, chằng chéo giữa những thế lực thao túng,
khuynh loát, đạp lên những gì từng là lý tưởng (hoặc giả từng là những
thứ lý thuyết lý tưởng nó từng đưa ra trước đây), thậm chí đạp lên cả
qui luật của con người để tồn tại, phát triển và tiếp tục bành trướng
quyền bính…
Thử bắt đầu từ tổ chức Mafia, khởi sự của tổ chức
này là những lý tưởng, cho dù nó mù mờ hoặc giả nó trá hình thì dù sao
những lý thuyết của nhóm khởi xướng tổ chức này cũng đủ sức thuyết phục
số đông những người hưởng ứng và đi theo. Và có thể những thành viên
của tổ chức này, lúc ban đầu tham gia với những ý hướng hoàn toàn tốt
đẹp, không có tính vụ lợi, không đi ngược lại đời sống con người, không
giả mạo, mị lừa, không thanh trừng, không hoạt động phi nhân tính cùng
những phe nhóm…
Thử tham khảo những tiêu chí Mafia đặt ra cho
một thành viên khi gia nhập tổ chức: “…Những nghi thức định hướng tại
hầu hết các gia đình Mafia diễn ra khi người đàn ông trong gia đình có
khả năng phụ giúp cho tổ chức, và sau đó, trở thành một chiến binh thực
thụ. Một thành viên của tổ chức Mafia, Tomaso Buscetta đã miêu tả với
thẩm phán Giovanni Falcone quy trình này. Thành viên mới vào nghề sẽ
tiến hành nghi thức cùng với ít nhất 3 thành viên danh dự khác của gia
đình. Thành viên lớn tuổi nhất sẽ nói cho anh ta biết rằng gia nhập
"gia đình Mafia" đồng nghĩa với việc bảo vệ kẻ yếu khỏi sự đàn áp của
kẻ mạnh. Sau đó thành viên lớn tuổi nhất này sẽ rạch đầu ngón tay của
thành viên mới, nhỏ máu anh ta lên một bức tranh thánh. Bức tranh được
đặt trong tay anh ta và bị đốt cháy. Anh ta sẽ phải chịu đựng cái đau
đớn khi bị bỏng, chuyền bức ảnh từ tay này sang tay kia cho đến khi bức
ảnh cháy hết. Trong lúc đó, anh ta phải thề sẽ tuân theo mọi luật lệ
của "Cosa Nostra" và nghiêm trang thề rằng "Nếu tôi vi phạm lời thề
này, da thịt tôi sẽ bị thiêu cháy như vị thần trong bức tranh này"…” [1]
Nếu
như xét về mặt tiêu chí, lý tưởng thì không thể nào bảo rằng Mafia là
một tổ chức tội ác mang tầm cỡ quốc tế như tất cả những gì chúng đang
thể hiện. Và, những vụ buôn ma túy xuyên quốc gia, những vụ thanh toán
đẫm máu là chuyện hoàn toàn đi ngược với lương tri và chủ trương của tổ
chức này. Nhưng trên thực tế, những gì chúng đã gây ra trên thế giới đã
thể hiện rõ nhất bản chất của chúng. Tất cả mọi hoạt động của Mafia
không nằm ngoài động cơ thu lợi một cách phi nhân tính cho mỗi cá nhân
và cho hệ thống này. Không có gì khác hơn. Một sự tồn tại qua thời gian
dài đã để lại không biết bao nhiêu cuộc thanh toán đẫm máu và nguy cơ
thác loạn, đánh mất lương tri cho tuổi trẻ…
Và nếu suy rộng ra
một chút, về bản chất, có thể xem Mafia là một “đứa con nạ dòng” của
độc tài và ngược lại. Những hoạt động tuy có vẻ khác nhau nhưng xét về
tính vụ lợi, tính phi nhân, tính man rợ thì không khác nhau mấy… Và ở
khu vực Đông nam Á đã từng nếm trải những nỗi đau, nỗi sợ hãi với những
cuộc diệt chủng Polpot vào những năm nửa cuối thế kỷ trước. Nhìn lại
một quá trình lịch sử cùng những gì trải qua, không khó khăn mấy để
nhận ra rằng tham vọng độc tài và ý đồ thao túng, khuynh loát thế giới
hoặc lãnh địa luôn là động cơ chính yếu, là yếu lĩnh hoạt động của
những tổ chức, phe nhóm này.
Và, ngay trong những năm đầu thế kỉ
21 này, nhân loại cũng đang điêu đứng với những thế lực khủng bố và chủ
nghĩa cộng sản độc tài còn sót lại. Với các tổ chức khủng bố, tội ác
của chúng thể hiện rõ trên phương diện vật chất, từ chuyện tổ chức đánh
bom hàng loạt cho đến giết con tin, đặt yêu sách… Nhưng với chủ nghĩa
cộng sản, sự tinh vi cùng với một học thuyết tương đối khoa học và đủ
sức thuyết phục của nó đã mở ra một trang lịch sử đen tối của con người
trên phương diện tinh thần. Có một điểm đặc biệt ở đây là các tổ chức
cộng sản có những tiêu chí khá gần với các tổ chức Mafia. Cũng bắt đầu
từ sự nhân danh con người, bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp lao
động, bảo vệ những con người thống khổ, bị chèn ép… Để rồi khi thu hút
đủ số đông những con người vốn chịu nhiều thiệt thòi, muốn bứt phá,
thay đổi số phận, chúng lại chuyển hướng sang hoạt động đi ngược với
những gì được gọi là lý tưởng cộng sản bằng lý thuyết nhân đạo trá hình
và những quyền lợi ràng buộc cá thể. Cuối cùng, những thành viên của nó
(đảng viên) trở thành thứ vũ khí sống để bảo vệ, hoạt động và lừa mị
nhân dân…
Hãy thử nhìn lại bộ máy chính quyền của nhà nước Việt
Nam, không có gì khác ngoài những phe cánh trục lợi dựa trên mồ hôi
xương máu của nhân dân. Bất kì một doanh nghiệp, một giám đốc nào đưa
doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản cũng đều là hoặc đảng viên đảng cộng
sản, hoặc con cháu, dây mơ rễ má với các đảng viên cao cấp, các lãnh
đạo đảng…
Thử xem qua những tuyên chỉ của chủ nghĩa cộng sản:
“…Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một
tổng hợp các lý luận (
chính trị,
kinh tế,
xã hội),
tư tưởng,
tâm lý và thực tế thể hiện, các hình thức tồn tại... của một
phong trào xã hội rộng lớn - bắt đầu từ
thế kỷ 19, nở rộ và bắt đầu suy tàn trong
thế kỷ 20, và chết dần trong
thế kỷ 21 - nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế-xã hội của
chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không
giai cấp, không có
quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất, mà trong đó mọi người là
bình đẳng,
không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới sự xóa bỏ nhà
nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là
bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao,
của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Theo như lý luận của các nhà kinh
điển của chủ nghĩa này thì
chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn
nhà nước
để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nguyên tắc phân phối của cải
trong chủ nghĩa xã hội là "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"…. [2]
Và
thử nghĩ tất cả tiền của thành lập công ty, doanh nghiệp quốc doanh đó
ở đâu ra nếu không phải là tiền thuế của nhân dân và tiền thế chấp danh
dự dân tộc để đi vay của nước ngoài?! Nhưng khi sự việc đổ bể, tiền của
tiêu tán thì thái độ của những con người đang là kẻ đứng mũi chịu sào
của đất nước ra sao? Im lặng và cố gắng cho chìm xuồng càng sớm càng
tốt. Đó là những gì có được, cái giá được nhận của người dân. Và thậm
chí khi cần đủ thế lực, tài vật để củng cố chỗ đứng trên chính trường
quốc tế, họ sẵn sàng đem cả đất đai lãnh thổ - nơi tổ tiên đã đổ máu để
gìn giữ - ra đổi lấy thứ họ cần. Công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng
gửi cho Trung Quốc là gì nếu không phải thứ vừa nêu? Rồi hàng loạt lãnh
thổ quốc gia ven biên giới phía Bắc đã đi về đâu?
Tôi còn nhớ
trong bài học địa lý bản đồ Việt Nam được xác định phía Nam là mũi Cà
Mau, phía Bắc là Ải Nam Quan. Đó là lãnh thổ bất di bất dịch của đất
nước Việt Nam. Nhưng mũi Cà Mau còn đó, Ải Nam Quan đâu rồi? Có lẽ
người trả lời câu hỏi này tốt nhất không ai khác ngoài chính phủ Việt
nam đương thời, và cụ thể là đảng cộng sản Việt Nam! Rồi Trường Sa,
Hoàng Sa? Tôi nhớ không lầm là hằng năm nhân dân phải đóng khoản tiền
không nhỏ cho vấn đề quốc phòng và ngoài ra họ còn phải đóng góp cả
xương máu, người thân phục vụ “nghĩa vụ quân sự” để bảo vệ lãnh thổ.
Nhưng họ đã bảo vệ thứ gì? Ai là người bảo vệ? Những thanh niên sau khi
gia nhập quân đội thì được nhồi sọ tư tưởng cộng sản, chỉ cần sau 3
tháng quân trường thì chúng nói chuyện nghe cứ y như một chính trị viên
thứ thiệt nhưng lại hoàn toàn mù tịt mọi tri thức khác và không biết gì
về chuyện mất lãnh thổ. Những thế hệ thanh niên đã bị lừa từ trong
trứng nước bởi thứ lý tưởng trá hình. Họ trở thành nạn nhân của lịch sử.
“…Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là
chủ nghĩa nhân đạo,
là phương tiện để giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo
của nó, chủ nghĩa này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần
chúng của thế giới trong thế kỷ 20, tạo nên một phong trào xã hội to
lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài
người trong thế kỷ 20.
Mặt khác, lý thuyết lý tưởng hoá về chủ nghĩa
cộng sản và chủ nghĩa xã hội là không hoàn chỉnh, rất sơ sài so với
tính chất đa dạng của cuộc sống và thậm chí sai lầm nghiêm trọng nên
khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế, đã gặp những khó khăn liên tiếp khó
vượt qua. Để vượt qua các khó khăn đó những người theo chủ nghĩa cộng
sản và chủ nghĩa xã hội đã đặt chủ nghĩa của mình là trên hết, bắt xã
hội phải chịu các hy sinh ngày càng lớn hơn để duy trì lý tưởng. Đến
lúc đó thì lý tưởng cộng sản đã biến chất từ phương tiện để trở thành
mục đích tự thân và không còn tính chất nhân đạo nữa. Sự biến dạng đã
phát sinh những bất công và bất bình đẳng còn ghê gớm hơn rất nhiều so
với những cái xấu của chủ nghĩa tư bản mà nó muốn tránh.
Cuộc đấu
tranh giữa hai hình thái "tư bản" và "chủ nghĩa xã hội" là cuộc đấu
tranh khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ 20. Ban đầu vì sự mới mẻ của
ý tưởng và vì những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa
học kỹ thuật đặc trưng của thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế
trên phạm vi lớn trên toàn cầu. Cuộc đấu tranh của hai phe là nguyên
nhân chính của các sự kiện trên thế giới. Trong quá trình phát triển
của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách thức của
thời đại và đã vượt qua được đối thủ và giành được quyền tồn tại. Chủ
nghĩa xã hội (và chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không
thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị nhân loại từ
bỏ. Bắt đầu từ
thập niên 1990
các nước xã hội chủ nghĩa đã âm thầm loại bỏ chủ nghĩa cộng sản để theo
một vài đường lối phát triển của chủ nghĩa tư bản, mặc dù vẫn còn danh
xưng và quốc chế theo hình thức chủ nghĩa cộng sản…” [3]
Và, điều
làm nhức nhối chính là ở chỗ một cần đạt đến những mục tiêu có lợi cho
mình, chế độ độc tài không ngại dùng những thủ đoạn phi nhân tính để
triệt tiêu “đối phương” nhằm bưng bít những yếu kém của mình để tiếp
tục bảo vệ thứ luận điệu có tính mị dân, tham vọng của mình. Thử hỏi
tại sao công an lại trấn áp những cuộc biểu tình của giới văn nghệ trí
thức Sài Gòn khi họ đứng ra kêu gọi tinh thần chống Trung Quốc vì những
hành vi xâm lược lãnh hải, chiếm đảo Trường Sa, gây đổ máu chết chóc
cho con em họ và làm trái với tinh thần công ước quốc tế của quốc gia
này? Tại sao chính quyền Việt Nam lại tỏ thái độ hòa hiếu với Trung
Quốc một khi quân đội của nước này đã nổ súng, đã chính thức xâm lược
lãnh hải quốc gia Việt Nam trong khi đó họ đã từng không ngần ngại nổ
thẳng súng vào quân đội Sài Gòn – xét về bản chất thì đó là những anh
em đồng bào của họ? Và phải chăng để đạt được mục đích, họ đã không
ngại nồi da xáo thịt? Và, cũng để đạt được mục đích, họ không ngại lép
vế vong nô?
Câu chuyện càng nói càng dài dòng và đau lòng cho một
dân tộc chưa bao giờ sống trong bình yên một cách trọn vẹn, và sự xuất
hiện của chủ nghĩa cộng sản tại xứ sở này như một thứ định mệnh buồn.
Đôi khi tôi thử khu biệt đất nước này nhỏ lại bằng một ngôi làng quê
mùa, có nhiều kẻ nhòm ngó với ý đồ xấu, tôi chợt nhận ra rằng trong số
dân làng đó có vài kẻ thông minh và dối trá, kẻ may mắn trong số đó
biết làm nhiều trò hề gây cảm tình, và một bữa nọ y đã giở trò cuối
cùng của mình… Ngôi làng trở nên tinh ranh, con người chẳng còn hiền
hòa nhưng cũng chẳng thông minh hơn tí nào vì tất cả những gì xãy ra
trong nó đều do bàn tay của gã hề đểu cán kia đạo diễn. Họ mất hồn
nhiên và tấm màn bi kịch phủ xuống từ đó…
Trở lại với những vấn đề
được đặt ra lúc ban đầu, có thể nói rằng về mặt bản chất, các tổ chức
Mafia không khác gì các tổ chức cộng sản. Sự tồn tại và những hoạt động
của chúng dựa trên nguyên tắc bạo lực, độc tôn, hô hào nhân đạo, thao
túng quyền bính và đạp lên qui luật tồn tại của loài người để đạt mục
đích. Và cả Mafia và Cộng sản, lúc ban đầu hình thành dựa trên lý
thuyết nhân đạo, bảo vệ kẻ yếu, hành động vì chính nghĩa, nhưng một khi
đã đủ vi cánh, thế lực, chúng chuyển sang hoạt động vì quyền lợi phe
nhóm, phản bội một cách trơ trẽn với những gì từng là cơ sở, là nơi cưu
mang chúng. Nếu không tin, hãy nhìn lại đời sống và quyền hạn tối thiểu
của một công dân Việt Nam hiện tại sẽ nhận ra vấn đề một cách thấu đáo.
Và
cuối cùng, tôi muốn hỏi rằng dân tộc Việt nam đến bao giờ thôi nếm
những nỗi đau của kẻ mang thân phận nhỏ nhoi, của một nước nhược tiểu
dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài cộng sản? Và nhà độc tài này đã làm gì
cho lãnh thổ, dân tộc này?