Thứ Ba, 2024-11-05, 8:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 19 » 5 Hội Thánh Tin Lành được chính thức hoạt động
6:42 PM
5 Hội Thánh Tin Lành được chính thức hoạt động
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
2008-10-18

Về sinh hoạt đạo Tin Lành tại Việt Nam, mới đây chính phủ Việt Nam đã công nhận về mặt pháp nhân với Hội Thánh Báp-Tít Việt Nam Nam Phương và như vậy tính đến nay đã có 5 Hội Thánh được chính thức hoạt động trong tổng số trên dưới 70 Hội Thánh Tin Lành Tư Gia hiện chưa được nhà nước công nhận.

RFA PHOTO.

Công an phường Lê Hồng Phong (mặc đồ rằn ri, bên phải) ngăn cản các tín đồ Tin Lành nhóm lại cầu nguyện. RFA PHOTO.

Những điều kiện nào để được công nhận? Mức độ một, hai, hay ba. Còn sự phân biệt đối xử nào với những đồng bào sắc tộc thiểu số theo đạo Tin Lành hay không? Trong câu chuyện với Việt Hùng của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do, mục sư Phạm Đình Nhẫn, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Thông Công Tin Lành cho biết.

Mức độ đăng ký

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn: Thưa quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do, suốt hai năm qua có khoảng chừng 20 phần trăm số điểm nhóm mà chúng tôi đã nộp đầy đủ hồ sơ cho các cấp chính quyền địa phương là nhận được hồi âm xác nhận là các cấp chính quyền đã nhận được giấy xin đăng ký sinh hoạt tại gia. Nói về việc đăng ký trong vài năm qua chúng tôi thấy 3 mức độ đăng ký khác nhau:

Suốt hai năm qua có khoảng chừng 20 phần trăm số điểm nhóm mà chúng tôi đã nộp đầy đủ hồ sơ cho các cấp chính quyền địa phương là nhận được hồi âm xác nhận là các cấp chính quyền đã nhận được giấy xin đăng ký sinh hoạt tại gia.

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn

Thứ nhất, các điểm nhóm ở địa phương phải làm hồ sơ theo như yêu cầu của nhà nước để đăng ký với chính quyền địa phương đó. Về mức độ này trong Hiệp Hội của chúng tôi, chúng tôi ghi nhận, mới đây nhất số các điểm đăng ký là 1498 điểm, tuy nhiên trong hai năm qua cho đến bây giờ chúng tôi mới nhận được 334 điểm được thừa nhận, có nghĩa là nhà nước cho giấy xác nhận là đã nhận Hồ sơ đăng ký và cho sinh hoạt tại nhà riêng. Nếu tính ra khoảng 20 phần trăm hoặc hơn một chút. Đó là mức độ thứ nhất, tuy nhiên đó chỉ là ở địa phương nào đăng ký với địa phương đó.

Thứ hai, sau gần 20 năm các mạng lưới tư gia hay như chúng tôi gọi là Giáo Phái,  có nghĩa là có Tổng Hội, có Giáo Hạt, có địa phương. Về phương diện đăng ký với tính cách Tổng Hội đăng ký cho các tín hữu của mình trong Giáo Phái của mình thì đây là mức độ thứ hai. Ở mức thứ hai này cho đến giờ phút này nhà nước mới chỉ mở đường cho một số Giáo Hội được đăng ký ở mức độ thứ hai trong đó có Cơ Đốc Truyền Giáo, có Baptist Ân Điển, Baptist Việt Nam, có Trưởng Lão Việt Nam, có Trưởng Lão của Mục Sư Hồ Tấn Khoa, có Phúc Âm Ngũ Tuần của Mục Sư Dương Thành Lâm, có Hội thánh Mennonite của Mục Sư Trung. Đây là những Giáo Phái được nhà nước chỉ định để tiến hành hồ sơ và Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ nhận hồ sơ.

Thứ ba, sau khi đã đăng ký được ở mức thứ hai rồi thì nhà nước cho phép tổ chức Đại Hội Đồng rồi trình với nhà nước danh sách Ban Lãnh Đạo rồi mới nhận được tư cách pháp nhân.

Quá trình 20 năm?

Việt Hùng: Như vậy có thể nói quá trình để được nhà nước cho phép hoạt động có tư cách pháp nhân cũng phải khoảng 20 năm?

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn: Thưa đúng như vậy.

Việt Hùng: Nhưng trong quá trình này Ban Tôn Giáo Chính Phủ và nhà nước Việt Nam có tính đến thời gian sinh hoạt của các Hội Thánh đã có quá trình từ trước năm 1975?

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn: Hầu hết các Hội Thánh Tư Gia chúng tôi bắt đầu từ năm 1988 cho nên hầu hết các Hội Thánh Tư Gia chúng tôi thấy là đã đủ quá trình 20 năm.

Việt Hùng: Chúng tôi ghi nhận những Hội Thánh đã có quá trình sinh hoạt trên dưới 20 năm theo thủ tục thì nhà nước Việt Nam sẽ cho phép hoạt động với tư cách pháp nhân, nhưng tuy nhiên cũng là những Hội thánh đã có quá trình hoạt sinh hoạt trên dưới 20 năm nhưng không phải Hội Thánh nào cũng được cấp giấy phép?

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn: Thưa đúng như vậy, thật ra chúng tôi cũng có nhận xét vào năm ngoái khi Ban Tôn giáo Chính Phủ bật đèn xanh để 6 giáo phái được phép đăng ký ở mức độ hai.

Một số điều chúng tôi ghi nhận trong thời gian qua đặc biệt là những người sắc tộc khác nhau ở vùng cao nguyên ở các tỉnh phía Bắc dường như có một sự cố ý bởi vì rất nhiều tín hữu sau khi làm lại Chứng Minh Nhân Dân hay con cái lớn lên làm Chứng Minh Nhân Dân dù khai tôn giáo là Tin Lành nhưng sau đó khi nhận lại Chứng Minh Nhân Dân vẫn không thấy chữ Tin Lành mà đề Tôn Giáo đề là KHÔNG.

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn

Chúng tôi ghi nhận những giáo phái này đã có sinh hoạt, hoặc là có nguồn gốc trước năm 1975. Tuy nhiên nói như vậy không phải tất cả những giáo phái nào có trên 20 năm sinh hoạt khi đăng ký cũng đều trót lọt đâu, chẳng hạn như Hội Thánh Trưởng Lão Việt Nam của Mục Sư Hồ Tấn Khoa, hai bên vẫn chưa thống nhất với nhau về một số vấn đề nên Mục Sư Hồ Tấn Khoa chưa nộp hồ sơ. Riêng Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần Việt Nam do Mục Sư Dương Thành Lâm lãnh đạo theo chỗ tôi biết đã nộp hồ sơ năm ngoái  nhưng vẫn còn một số điều chưa thống nhất với nhau giữa Giáo Hội với nhà nước cho nên bây giờ việc đăng ký ở mức độ hai chưa có thông suốt.

Việt Hùng: Như vậy có thể nói kể từ khi Pháp Lệnh về Tôn Giáo và Nghị Định 01 ban hành thời của nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải thì tất cả những sinh hoạt của đạo Tin Lành ở Việt Nam có thể nói dễ thở hơn…

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn: Thưa chúng tôi cũng thừa nhận trong một vài năm gần đây việc sinh hoạt thờ phượng Chúa trong một số Hội thánh Tư Gia có phần dễ thở hơn, tuy nhiên tiến đến việc đăng ký để được thừa nhận để trở thành một tổ chức tôn giáo rồi xây cất nhà thờ, nhà nguyện…

Phân biệt sắc tộc thiểu số

Việt Hùng: Bên cạnh những “dễ thở” hơn như mục sư vừa trình bày thì trong thời gian qua ở phía Bắc chúng tôi ghi nhận một số điểm nhóm hay những Hội Thánh Tư Gia vẫn gặp khó khăn với các cấp chính quyền đặc biệt là với những người sắc tộc thiểu số?

Mục Sư Phạm Đình Nhẫn: Thưa đúng như vậy, không riêng gì ở miền Bắc, ở miền Nam, ở miền Trung đặc biệt là vùng Cao Nguyên, rồi đặc biệt là giữa những vùng sắc tộc thí dụ như ở tỉnh Bình Phước là nơi rất gần thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp một số hạn chế. Một số điều chúng tôi ghi nhận trong thời gian qua đặc biệt là những người sắc tộc khác nhau ở vùng cao nguyên ở các tỉnh phía Bắc dường như có một sự cố ý bởi vì rất nhiều tín hữu sau khi làm lại Chứng Minh Nhân Dân hay con cái lớn lên làm Chứng Minh Nhân Dân dù khai tôn giáo là Tin Lành nhưng sau đó khi nhận lại Chứng Minh Nhân Dân vẫn không thấy chữ Tin Lành mà đề Tôn Giáo đề là KHÔNG.

Việt Hùng: Xin cám ơn Mục Sư Phạm Đình Nhẫn.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 899 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 210
Khách: 210
Thành Viên: 0