Tuần Việt Nam bàn về chất lượng công chức nhân dịp Quốc hội thảo luận về Dự Luật công chức.
Phàm những ai đã “võ vẽ” biết ít nhiều về công vụ đều khẳng định “Nền công vụ như thế nào thì đội ngũ cán bộ, công chức như thế ấy”. Không
thể khác được. Không thể có một nền công vụ tiên tiến, hiện đại, công
bằng, dân chủ, lại đi với một đội ngũ cán bộ, công chức yếu kém, không
chuyên nghiệp với nạn tham ô, nhũng nhiễu.
“Nợ” tiêu chuẩn
Mười
lăm năm trước, kết quả khảo sát đội ngũ công chức của Ban Tổ chức cán
bộ Chính phủ năm 1993, trong khi xếp lương theo Nghị định 25/CP đối
chiếu với tiêu chuẩn của các ngạch công chức cho thấy, “số công
chức đạt tiêu chuẩn ban hành là 40%, số còn thiếu một số tiêu chuẩn
nhưng vẫn đảm nhiệm tốt công tác là 20%, còn 20% là thiếu tiêu chuẩn cơ
bản và 20% là không phù hợp với tiêu chuẩn”.
Như vậy có
60% (trên một nửa) số công chức chưa đủ tiêu chuẩn mà ta thường gọi là
còn “nợ” tiêu chuẩn, trong đó 40% vừa không đủ tiêu chuẩn vừa hạn chế
trong thực hiện nhiệm vụ.
Năm 2008, trong trả lời phỏng vấn của báo giới, Bộ Nội vụ đưa ra nhận định về đội ngũ cán bộ, công chức: “theo
đánh giá chung, đội ngũ này còn không ít hạn chế so với đòi hỏi của
thời kỳ mới: Chỉ khoảng 30% trong số họ đáp ứng được yêu cầu, khoảng
40% “tàm tạm”, và khoảng 30% còn lại là chưa đáp ứng được yêu cầu.
Có thể nói, sau 15 năm, chất lượng đội ngũ công chức không tăng lên được bao nhiêu, xét về mặt hình thức.
Ta
cũng phải khẳng định, so với trước, mặt bằng chất lượng đội ngũ công
chức có được cải thiện, nâng cao. Đội ngũ công chức trẻ thay thế đội
ngũ công chức ra khỏi Công vụ với một chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, so
với yêu cầu của tình hình mới, của công cuộc đổi mới đất nước thì đội
ngũ công chức vẫn còn những hẫng hụt đáng kể.
Hơn nữa, tác
động của mặt trái kinh tế thị trường khiến cho tính chất phục vụ của
nền công vụ bị lệch lạc cùng các tệ nạn tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu
lộng hành tràn lan, khó có thể khắc phục ngay được.
|
Năng
lực làm việc của cán bộ, công chức còn kém lại thêm động cơ chưa trong
sáng, vòi vĩnh nhũng nhiễu để kiếm chác làm cho người dân cảm thấy
“hành chính” chính là cái “hành là chính”. | Nhìn
vào thực tế hoạt động công vụ và chất lượng thực hiện công việc của cán
bộ, công chức, chúng ta thấy sự yếu kém đang tồn tại là có thực, nhưng
trong đánh giá bình bầu thi đua hàng năm vẫn cho thấy sự đánh giá tốt
đối với thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức của các cơ quan.
Công chức vẫn "hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên!
Một
nghịch lý vẫn tồn tại nhiều năm nay trong công vụ là hầu hết các đơn
vị, các cá nhân công chức đều được đánh giá hàng năm là hoàn thành tốt
nhiệm vụ, một số hoàn thành xuất sắc và chỉ có một số rất ít là hoàn
thành nhiệm vụ. Thật hiếm thấy trường hợp cá nhân, đơn vị được đánh giá
là chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Chỉ những trường hợp nào có vi
phạm kỷ luật như cách nói vui của công chức là các trường hợp “Nghĩa
lộ”, là “Kính thưa các đồng chí đã bị lộ”, thì mới xếp vào loại chưa
hoàn thành nhiệm vụ.
Các đánh giá chung trên các diễn đàn cải
cách hành chính, các hội nghị về quản lý cán bộ, công chức lại có nhận
định “chưa đáp ứng được yêu cầu”, còn ở các Báo cáo đánh giá, tổng kết
các cơ quan thì vẫn 100% hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Anh
C. công tác ở một cơ quan Nhà nước, cái gì anh biết một ít không ra đầu
ra đuôi, anh em gọi vui anh là “chuồn chuồn đạp nước”. Anh hay phát
biểu, nói hay và hay trốn việc, được cái anh quan hệ tốt nên bình bầu
đánh giá hàng năm anh vẫn phiếu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong
cơ quan có anh P., người làm nhiều ít nói, khiêm tốn, trong đợt bình
bầu đánh giá cá nhân cuối năm lại tự nhận chỉ khiêm tốn ở mức “hoàn
thành nhiệm vụ”, thế là anh bị các đồng nghiệp chê bai, mắng te tát: “Ông
đừng có mà thật thà khiêm tốn dở hơi, ông còn làm nhiều việc bằng vạn
anh C. mà anh ta vẫn nhận là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tự ông làm
khổ ông, cả cơ quan chỉ có mình ông bị sếp loại vào mức hoàn thành
nhiệm vụ. Chẳng ai cứu được ông, ông tự hại mình”.
Theo
cách nhìn nhận hiện nay, ai bị đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ thì có
nghĩa là hơi bị đuối, bị xếp vào loại lẻ đàn, non kém so với người khác.
Cho
đến nay, kiểu bình bầu đánh giá công chức đang hiện hành, hình như
không còn có tác dụng tích cực như người ta hy vọng nữa, nó đã bị biến
tướng và bị lợi dụng sử dụng vào mục đích có lợi cho một số ít người.
Nó làm giảm sút vai trò của người lãnh đạo chỉ huy vì chịu sức ép của
bình bầu theo đa số với quan điểm khen ta thì ta khen lại, cả làng cùng
vui vẻ cả.
Như
trong trường hợp ở một cơ quan nọ, lãnh đạo phê bình anh chuyên viên
làm ăn chưa cẩn thận lại còn phát ngôn linh tinh, thế là anh nhân viên
liền dọa lại: Anh còn cần cái phiếu bầu của tôi đấy, chưa biết mèo nào
cắn mỉu nào đâu. Lạ thật, không biết có cái nền công vụ nào giống như
thế không, nhân viên dọa thủ trưởng, thế mà ông thủ trưởng lại phải
cười cười, nói nói: cậu lại nóng rồi!
|
Có thật ít báo cáo chỉ ra bao nhiêu người đủ tiêu chuẩn của vị trí công việc, bao nhiêu người chưa đủ năng lực thực hiện công việc | Công
chức cần được đánh giá đúng năng lực của họ, đánh giá đúng những đóng
góp của họ. Đánh giá không nên chung chung như hiện nay. Từ đánh giá
năng lực thực hiện nhiệm vụ của công chức đúng, mới có được việc xác
định nhu cầu đào tạo chính xác, và như thế mới có được sự đào tạo, bồi
dưỡng tốt để nâng cao năng lực thực hiện công việc cho công chức.
“Đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”
Khi
nói đến chất lượng cán bộ, công chức người ta hay nói đến trình độ đào
tạo, bằng cấp. Trong các đánh giá chất lượng cán bộ, công chức người ta
thường đưa ra các số liệu như bao nhiêu % có bằng đại học, bao nhiêu
thạc sĩ, tiến sĩ và có thật ít báo cáo chỉ ra bao nhiêu người đủ tiêu
chuẩn của vị trí công việc, bao nhiêu người chưa đủ năng lực thực hiện
công việc.
Khi
nói đến mặt yếu của năng lực cán bộ, công chức thì các báo cáo hay nói
chung chung là “một bộ phận” hay “một số ít cán bộ, công chức còn chưa
thực hiện tốt nhiệm vụ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của nhiệm vụ”, hay “ còn chưa ngang tầm nhiệm vụ”.
Nếu
có trục trặc gì trong thừa hành công vụ thì cơ quan xin xử lý nội bộ,
“đóng cửa bảo nhau”, còn nếu cứ sai đâu xử đấy thì lấy ai làm việc. Vì
thế sự chậm trễ, kéo dài công việc, cố tình làm sai lệch giấy tờ hồ sơ
trong công việc mình phụ trách để cầu lợi là cái luôn xảy ra, là
“chuyện thường ngày ở huyện”.
Năng
lực làm việc của cán bộ, công chức còn kém lại thêm động cơ chưa trong
sáng, vòi vĩnh nhũng nhiễu để kiếm chác làm cho người dân cảm thấy
“hành chính” chính là cái “hành là chính”.
Đến
ngay cả Chủ tịch nước trong khi tiếp xúc với cử tri, nghe phản ánh về
sự rối rắm, nhũng nhiễu giấy tờ quan liêu ở thành phố HCM cũng phải
thốt lên: đến bản thân tôi cũng bị hành.
Chị
NA. lăn lộn với nghề kỹ sư canh nông hơn chục năm, xa nhà đã lâu, xin
chuyển được về làm kế hoạch tổng hợp ở một cơ quan hành chính rất thuận
cho sinh hoạt gia đình, còn với công việc, chị nói: toàn trái ngành,
trái nghề cả, tôi đã làm kế hoạch tổng hợp bao giờ đâu mà làm tốt ngay
được, cứ học dần rồi sẽ làm được.
Anh
C. là kỹ sư máy nổ được chuyển lên làm công tác nhân sự ở cơ quan to,
anh rất hãnh diên khoe: Không có việc gì khó, lúc đầu chưa biết rồi sau
sẽ biết. Sau 2 năm vừa học vừa mày mò, nghiên cứu tôi bây giờ làm tốt.
Vì chúng ta rất dễ dàng tuyển nhận người mới chưa được đào tạo, bồi
dưỡng đúng chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm làm việc nên không tránh
khỏi lãng phí. Lãng phí về nhân sự còn tốn hơn rất nhiều những lãng phí
vật chất khác.
Làm gì để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
Chất
lượng cán bộ, công chức không chỉ phụ thuộc vào trình độ đào tạo, bằng
cấp mà người ta có, cái chính là các yếu tố khác như: 1- Năng lực thực
hiện công việc thực tế của cán bộ, công chức; 2- Động cơ, động lực làm
việc và sự động viên khuyến khích của lãnh đạo; 3- Môi trường tổ chức,
cơ chế, chính sách khuôn khổ pháp lý cho hoạt động công chức công vụ.
Thứ
nhất, nâng cao năng lực làm việc thực tế của cán bộ, công chức để nhằm
tới năng suất, hiệu quả, hiệu lực và nâng cao tính chuyên nghiệp. Muốn
có một đội ngũ giỏi thì nhanh nhất là tuyển mới nhân sự đáp ứng tất cả
các tiêu chí cần thiết của vị trí công việc như các tổ chức quốc tế vẫn
làm.
Nhưng
cách này không thể thực hiện được trong nền công vụ hiện tại, nên chúng
ta cần phải dần dần thay thế nhân sự cũ ra khỏi công vụ bằng nhân sự
mới với đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết của từng vị công việc.
Đồng
thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở phát triển năng lực
thực hiện công việc của cán bộ, công chức. Hạn chế và đi đến xóa hẳn
kiểu đào tạo, bồi dưỡng chung chung, không phát triển kỹ năng, ít bổ
ích, chỉ tạo ra những “sản phẩm” nói nhiều làm ít hoặc biết nói một ít
mà không biết làm. Những người thích đùa bảo sản phẩm này thuộc nhóm
NATO (No Action Talk Only) - "chỉ nói không làm".
Thứ
hai, tạo niềm tin, động cơ làm việc đúng đắn cho cán bộ, công chức trên
cơ sở xác định tương lai, con đường thăng tiến, viễn cảnh được đào tạo,
bồi dưỡng và con đường phát triển nghề nghiệp của họ. Tương lai không
rõ ràng, trước mắt nhiều trái ngang khó thuyết phục được người ta
chuyên tâm phục vụ.
Như
trường hợp Chị Nh., chị tốt nghiệp đại học loại giỏi được ưu tiên tuyển
dụng, sau 3 năm làm việc chị xin được học bổng đi học thạc sĩ ở nước
ngoài, chị chẳng giấu giếm: Tôi xin làm công chức để có điều kiện đi
học ở nước ngoài. Còn sau này, khi học xong tôi sẽ xin làm việc cho một
tổ chức nước ngoài nào đó. Vì ở đó mới có điều kiện thi thố tài năng,
thể hiện năng lực của mình, hơn nữa lương bổng cũng cao hơn nhiều. Mọi
người đều muốn sống đàng hoàng mà!
Thứ
ba, điều kiện, môi trường tổ chức có tác động trực tiếp đến chất lượng
hoạt động công vụ. Một cơ quan nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn về cơ sở
vật chất làm hạn chế hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. Cơ chế
ràng buộc quản lý chồng chéo lẫn nhau luôn làm chậm trễ công việc, đùn
đẩy trách nhiệm.
Trong
cơ quan nhà nước cần làm rõ nhiệm vụ, công việc một cách cụ thể của
từng bộ phận, của từng vị trí, từng cá nhân. Việc đánh giá kết quả làm
việc cần có bước đột phá ngay với quan điểm chính: thủ trưởng là người
chịu trách nhiệm đánh giá nhân viên, đánh giá theo bản phân công công
việc. Tất cả các hình thức đánh giá khác chỉ là tham khảo. Hàng năm có
cuộc họp giữa lãnh đạo và nhân viên thông báo về những nhận xét đánh
giá, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của nhân viên.
Văn
hóa tổ chức vốn chưa được chú ý phát triển trong các công sở, nay cần
được sự quan tâm, hiểu biết, gây dựng của các cấp lãnh đạo, nhân viên.
Xây dựng văn hóa công sở không phải để trang trí cho đẹp mà nhằm vào sự
phát triển bền vững của cơ quan, tổ chức.
Thay
cho lời kết, xin mượn lời của ông Medvedev, nhà lãnh đạo 42 tuổi của
nước Nga khi nói về yêu cầu công chức phải sử dụng thành thạo máy tính:
“Họ hoặc là học cách sử dụng máy vi tính hoặc sẽ phải tạm biệt công
việc. Chúng ta không sử dụng những người không thể đọc và viết. Sự hiểu
biết về máy vi tính ngày nay cũng như vậy”.
Công cuộc đổi
mới nào cũng có những sự mất mát, hy sinh nhất định, nhưng đó là cần
thiết. Với tinh thần cải cách, chúng ta cần thay đổi, loại bỏ những ung
nhọt, những biến thái méo mó làm hỏng, làm dị dạng nền công vụ. Thay
đổi hay mãi mãi là kẻ chạy theo, ăn theo trong bối cảnh cạnh tranh quốc
tế hiện nay!
|