Thứ Ba, 2024-11-05, 8:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 20 » Nền giáo dục ảo tưởng và hưởng thụ
1:08 PM
Nền giáo dục ảo tưởng và hưởng thụ
"Người quản lí, người giảng dạy và người học đều đang ở trong tâm thế bất an, ngưỡng thiên, ảo tưởng, hưởng thụ dẫn đến thui chột đam mê, khát vọng, hoài bão và kết cục là buông xuôi, phó mặc và vô cảm".

>> Giáo dục VN: Loay hoay phát minh lại... cái bánh xe
>> Giáo dục VN và niềm hạnh phúc thiếu hạnh phúc mãn tính

Người dạy, người học, người quản lý đều rơi vào... hưởng thụ

Mở bất kỳ tờ báo nào ở Việt Nam đều có chuyên mục giáo dục, các bài viết về GD màu hồng thì ít, màu xám thì nhiều. Không ít lần, các phản ứng của công luận và dư luận về giáo dục làm bỏng rát các trang báo.

Xã hội bức xúc về tình trạng giáo dục chủ yếu do chất lượng GD kém và xuất hiện nhiều chuyện tiêu cực trong môi trường học đường. Nguyên nhân của thực trạng này đã được các học giả, các chuyên gia, cộng đồng mổ xẻ, có thể tổng hợp lại một thông điệp chung là:

Triết lí giáo dục loạng choạng, không rõ hướng; Bệnh thành tích mãn tính; Thương mại hóa môi trường giáo dục; Thu nhập cho CB và giáo viên ngành giáo dục không đủ sống; Phương pháp giáo dục lạc hậu; Quá tải kiến thức; Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu; Bệnh sính bằng cấp; Giáo dục bị chi phối bởi môi trường XH.
 

Người quản lí, người giảng dạy và người học đều đang ở
trong tâm thế bất an

"Người quản lí, người giảng dạy và người học, tâm thế bất an, ngưỡng thiên, ảo tưởng, hưởng thụ dẫn đến thui chột đam mê, khát vọng, hoài bão và kết cục là buông xuôi, phó mặc và vô cảm".

Gần đây, không thể “mũ ni che tai” mãi trước sự phản ứng gay gắt của dư luận xã hội, ngành giáo dục liên tục triển khai các biện pháp vãn hồi mà chủ đạo của các biện pháp này là phát động các phong trào bằng những khẩu hiệu được dùng dưới dạng câu mệnh lệnh với rất nhiều từ “không”.

Kết cục của những phong trào này có cái đã đáp lại cũng bằng từ “không” nghĩa là không thay đổi gì, có những cái thì báo hiệu sự đáp lại sẽ vẫn bằng từ “không”.

Vậy căn nguyên hay nguyên nhân của những nguyên nhân nêu trên là gì?

Kinh tế thị trường với việc ưu tiên phát triển kinh tế, sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế kéo theo đó là sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong thu nhập của các ngành, các cơ quan và mỗi cá nhân, gia đình, đâu đó có bất công, đồng tiền ngự trị các giá trị xã hội, tính gương mẫu trong đạo đức, lối sống bị sói mòn, sự liêm chính bị lu mờ đã làm chao đảo tâm thế của các chủ thể tham gia giáo dục.

Người quản lí, người giảng dạy và người học đều đang ở trong tâm thế bất an, ngưỡng thiên, ảo tưởng, hưởng thụ dẫn đến thui chột đam mê, khát vọng, hoài bão và kết cục là buông xuôi, phó mặc và vô cảm.

Đó, theo tôi mới thực sự là nguyên nhân chủ đạo của căn bệnh giáo dục trầm kha như hiện nay.

Thay đổi nhận thức và thay đổi đầu tư cho giáo dục

Theo tôi thuốc chữa thì không khó, nhưng uống thuốc thì khó lắm, thuốc đắng mới dã tật và trong căn bệnh này có lẽ luận thuyết chẩn trị của Đông y xem ra là hữu hiệu hơn cả, tức là phải  nhìn nhân ngành giáo dục chỉ là cơ quan biểu hiện ra triệu chứng của cả một cơ thể xã hội bệnh lí, chữa bệnh không phải chữa ở cơ quan biểu hiện triệu chứng.

Vì lẽ đó để chữa trị căn bệnh này trước tiên cần nâng cao năng lực và tâm thế của xã hộị đối với giáo dục.

"Các nhà quản lí giáo dục hãy thật sự nhất quán và quyết liệt để xóa nhòa ranh giới
giữa lời nói và hành động"

Để góp phần nhận thức, thái độ và hành vi với giáo dục, trước tiên các nhà lãnh đạo hãy thật sự nhất quán và quyết liệt để xóa nhòa ranh giới giữa lời nói và hành động, giữa chủ trương chính sách và thực hiện để toàn dân hiểu và thấy rằng “giáo dục là quốc sách”, vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.

"Để góp phần nhận thức, thái độ và hành vi với giáo dục, trước tiên các nhà lãnh đạo hãy thật sự nhất quán và quyết liệt để xóa nhòa ranh giới giữa lời nói và hành động".

Thứ 2 là các cấp, các vị trí quản lí giáo dục toàn tâm, toàn trí xây dựng chính sách và tổ chức quản li giáo dục một cách công tâm, liêm chính, đức độ và nêu gương sáng về nhân cách, lối sống.

Tiếp theo là đội ngũ giảng dạy phải kiềm chế các nhu cầu vật chất quá độ, nêu tấm gương về sự mẫu mực, nghiêm cẩn cả trong tác phong sinh hoạt và những giá trị tinh thần.

Người lớn hãy làm gương cho trẻ em và thế hệ sau mình về các giá trị trung thực của cuộc sống, giá trị của lao động chân chính. Và nhà trường phải tổ chức để các em học sinh cảm nhận được sự bình đẳng và đánh giá trung thực kết quả học tập.

Mặt khác, hiện nay đầu tư cho giáo dục không phải quá thiếu cả ở góc độ nhà nước và XH, chỉ có điều nó không được phục vụ  trực tiếp để lấp các lỗ hổng của giáo dục.

Do đó, cần thay đổi cách đầu tư cho giáo  dục: Tăng ngân sách chi cho giáo dục và quản ly thật chặt chẽ để đầu tư nâng cao cơ cở vật chất và trang thiết bị giáo dục; tăng lương xứng đáng cho CBNV và GV ngành giáo dục. 

Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hãy “thắt lưng, buộc bụng” tiết kiệm, chống lãng phí để ủng hộ và bổ sung nguồn lực cho giáo dục; Tăng cường XHH giáo dục không chỉ dừng ở chính sách hay khẩu hiệu mà cần triển khai cụ thể bằng việc tạo điều kiện thật sự thuận lợi về thủ tục, về đất đai và  vốn vay để mọi thành phần kinh tế và cá nhân tham gia đầu tư mở các cơ sở GD – ĐT

  • BS. Minh Tân
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 819 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 210
Khách: 210
Thành Viên: 0