Sợ hãi là lẽ tự nhiên của con người vì sợ hãi là một trong
những xúc cảm cơ bản của động vật nói chung và
con người nói riêng. Với thân phận kép, là một động vật-con người, Con Người
chân chính phải mang trong mình nỗi sợ hãi kép, vừa có tính động vật, vừa có
tính người. Nỗi sợ có tính động vật chính là nỗi sợ bản năng sinh tồn của mọi
loài động vật nhằm đem lại sự an toàn cho thể xác. Để cho đói, khát và tù túng,
những thú vật dũng mãnh nhất đều trở nên yếu đuối và sẵn sàng tuân phục. Nỗi sợ
có tính người chính là nỗi sợ có tính giáo dục nhằm bảo toàn những giá trị nhân
phẩm. Trước sự đe dọa cùng lúc đến sinh mạng và nhân phẩm, mọi con người có
giáo dục đều lựa chọn nỗi sợ có tính người để bảo vệ sự thật, danh dự, công lý.
Đó là Người biết chọn đúng nỗi sợ.
Nhiều trường hợp con người đã không còn biết đến thế nào là
sự thật, danh dự, công lý khi phải sống với loài thú hoang dã ngay từ khi còn
nhỏ đã chứng tỏ môi trường sống đóng một vai trò nền tảng để con người hiểu được
ý nghĩa quan trọng của Sự thật, Danh dự, Công lý đối với sự tồn tại của Con
người. Vì vậy một chế độ không khuyến khích tìm sự thật, không đề cao danh dự,
không bảo vệ công lý là các chế độ thú vật, phản động.
Chiêu bài tuyên truyền "Giữ vững ổn định chính trị để phát
triển kinh tế" và khuyến cáo báo chí phải "Đi theo lề bên phải" của Đảng cộng
sản Việt Nam chính là mưu đồ làm cho dân chúng Việt Nam suy thoái về nhân phẩm,
chỉ còn những nỗi sợ có tính động vật. Vì vậy trong xã hội Việt Nam hiện nay, đa
phần người dân chỉ biết e sợ những thiếu thốn vật chất, chỉ lo sợ những đe dọa
sinh mạng mà không thấy lo sợ cho nhân phẩm đang bị vùi dập là điều hoàn toàn dễ
hiểu và cần nhìn nhận rõ đó là hậu quả, là tội ác của một chế độ chính trị phản
động, phi dân chủ.
Giải thể độc tài, đa nguyên và dân chủ hóa chế độ chính trị
hiện nay là cứu cánh để dân tộc Việt Nam không bị thú vật hóa. Đó cũng sẽ là môi
trường tốt nhất để mọi đấu tranh chống lại cái tiêu cực, cái xấu, cái ác như
chống tham nhũng, chống quan liêu hành chính, chống ô nhiễm môi trường, chống
tha hóa trong giáo dục,… không trở thành các vở bi hài kịch. Phiên tòa (1) xét
xử các "nguyên" nhà báo, "nguyên" cán bộ điều tra diễn ra tại Hà Nội ngày 14, 15
tháng 10 vừa qua là một minh chứng rõ cho thấy kẻ ác không bao giờ thực tâm
chống lại cái ác, kẻ độc quyền về quyền lực không bao giờ thực tâm chống tham
nhũng (lạm dụng quyền lực). Và phiên tòa đó cũng cho thấy có những con người vẫn
biết chọn đúng nỗi sợ. Đó là những người đáng tôn vinh và rất cần cho công cuộc
dân chủ hóa đất nước.
(1)
http://doi-thoai.com/baimoi1008_266.html
Đối Thoại
|