Bấm vào đây để tải về phần âm thanh
Ngày 23 tháng 9 vừa qua, trong phiên tòa xử vụ án gọi
là xúi giục, kích động người dân khiếu kiện tại Đà Nẳng, tòa án nhân
dân Đà Nẳng đã phải tạm đình hoãn phiên tòa và yêu cầu Viện Kiểm sát
khởi tố Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh Tra Bộ Công An ,vì ông
tướng này bị xem là có dính líu đến vụ việc.
Vụ này bắt đầu từ tháng 4 năm ngoái, với việc một số
cán bộ hưu trí tại Đà Nẳng làm đơn tố cáo ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy Viên
Trưng Ương Đảng, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẳng; và ông Võ
Ngọc Hoàng, Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Nam, về việc mua bằng Tiến sĩ. Đặc
biệt, ông Nguyễn Bá Thanh, đã bị tố cáo tham nhũng nhiều lần. Từ vụ mua
bán đất đai tại Cụm Cảng Hàng Không Miền Trung; ăn chia và đền bù không
thoả đáng trong vụ giải tỏa đất đai của người dân tại Đồng Nò, huyện
Hòa Vang, bán các tài sản công một cách mờ ám,..… Đơn tố cáo còn nêu
lên việc Viện Kiểm Sát Nhân Dân đã theo lệnh của ông Nguyễn Bá Thanh,
trù dập, truy bức những người đứng đơn tố cáo,.
Trong phiên toà nêu trên , các bị cáo là Đinh Công Sắt, nguyên là sĩ
quan phòng Cảnh Sát Giao Thông Công an Đà Nẵng; Dương Ngọc Tiến, Trung
tá công an, trước đây là trưởng Văn phòng tờ báo công an ở Sài Gòn, và
Nguyễn Phi Duy Linh, người đã từng làm việc tại công ty Thực phẩm miền
Trung, nay là công ty Thực phẩm và Đầu tư công nghệ. Tất cả đều bị đưa
ra xét xử với tội danh là “tổ chức soạn thảo các đơn thư tố cáo không
đúng sự thật về việc tham nhũng của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, ban
giám đốc Công an Đà Nẵng và lãnh đạo Bộ Công an; cũng như phát tán và
xúi giục, kích động người dân khiếu kiện trước ngày bầu cử Quốc hội
khoá 12.
Theo tin tức báo chí (*) thì trung tá công an Dương Ngọc Tiến, nhờ có
những quan hệ trong hoạt động báo chí, có được 2 văn bản thuộc loại
„mật“ và „tối mật“ của Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẵng, nói về vụ án
liên quan đến Giám đốc một doanh nghiệp cỡ bự ở đây .Đinh Công Sắt đã
photocopy những văn bản này, đính kèm theo đơn thư khiếu kiện, và rải
tại nhiều nơi ở Đà Nẵng. Ông Đinh Công Sắt bị tước quân tịch năm 2007,
và bị coi là có hành vi xúi giục một số công dân khiếu kiện và tham gia
rải truyền đơn. Trong vụ việc này, thiếu tướng công an Trần văn Thanh
đã giúp và gợi ý cho Nguyễn Công Sắt tố cáo một số lãnh đạo thành phố
Đà Nẵng tham nhũng, Ban giám đốc Công an Đà Nẵng tham ô trong việc dập
biển số xe, lập quĩ đen, được lãnh đạo Bộ Công an bao che... Chuyện
tham nhũng ở Việt Nam đã là chuyện bình thường hàng ngày, và đã trờ
thành quốc nạn từ nhiều năm nay. Chỉ có giới cán bộ đảng viên có chức
có quyền mới có điều kiện và môi trường tham nhũng, chứ người dân đen,
không có chức, không có quyền thì không thể nào có điều kiện để tham
nhũng
Ông Nguyễn Tấn Dũng khi mới nhận chức thủ tướng đã hăm
hở tuyên bố là sẽ quyết tâm chống tham nhũng. Hứa như vậy, nhưng ông và
đảng cộng sản của ông lại ráo riết triệt hạ vũ khí chống tham những hữu
hiệu nhất, là tự do báo chí. Bởi vậy nên tham nhũng ngày càng trầm kha
thì cũng chẳng có gì là lạ. Tuy nhiên, người ta vẫn có hy vọng là,
trong hệ thống công quyền đầy sâu mọt đó vẫn có nhiều người còn lương
tâm. Trong vụ án kể trên, có thể thiếu tướng công an Trần văn Thanh là
một trong những người hiếm hoi này. Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã bị
chủ toạ phiên toà vừa kể cho rằng, ông là người chủ mưu tổng đạo diễn
cho chiến dịch tố cáo tham nhũng sai sự thật, gây chấn động ở Đà Nẳng .
Tướng Trần Văn Thanh là chánh thanh tra bộ công an, nên
hẳn nhiên là phải nắm trong tay nhiều bằng chứng với mức độ khả tín rất
cao về sự tham nhũng của các nhân vật lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Do
đó, nói rằng ông tố cáo tham nhũng sai sực thực thì không có cơ sở.
Có lẽ rồi đây tướng Thanh cũng sẽ bị kết án “Cố ý làm
lộ bí mật của nhà nước” hoặc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của nhà nước”...và tuỳ theo ông có thực lòng chống tham nhũng
hay không, để sẽ nhận được những bản án tương ứng theo chủ trương của
đảng.
Trong vụ này người ta vẫn mong rằng, nếu thực sự quyết
tâm chống tham những, và với kinh nghiệm già dặn trong nghề, tướng Trần
Văn Thanh đã chuẩn bị những phương cách bảo vệ danh dự cho mình, để gừi
ra ngoài công luận những chứng từ , âm thanh chứng minh ông vô tội.
Không như nhà báo Nguyễn Việt Chiến, đã ngây thơ tin tưởng vào hệ thống
tư pháp của đảng, giao cho họ tất cả những bằng chứng. Để rồi bị ém
nhẹm, và bị tù tội nặng nề. Trong khi đó thì công luận vẫn không có
được những chứng cứ cần thiết để minh oan cho ông. Dù người ta tin rằng
ông vô tội.
- - - - -
(*) Báo Đại Đoàn Kết ngày 6.3.2008 - “Do có những
quan hệ trong hoạt động báo chí, Dương Ngọc Tiến đã có trong tay 2 văn
bản của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP. Đà Nẵng gửi VKSNDTC. Đây là
những văn bản dưới dạng “Mật” và “Tối mật”, không công khai, nội dung
nói về vụ án liên quan đến ông Phạm Minh Thông, Giám đốc 1 doanh nghiệp
cỡ bự tại TP.Đà Nẵng (đã bị bắt giam). Ông Tiến đã đưa 2 văn bản này
cho Đinh Công Sắt (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông, sau bị điều
chuyển về Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính, Công an TP. Đà Nẵng). Nhận
văn bản từ ông Tiến, ông Sắt đã photocopy và đính kèm theo đơn thư
khiếu kiện, rải ở nhiều địa điểm ở TP. Đà Nẵng.”
“Việc đó (giúp gởi đơn cứu xét của Sắt) phải từ từ, trước mắt Sắt phải
làm một số việc, cụ thể thế nào thì gặp...Nguyễn Phi Duy Linh”. Khi gặp
Linh, Sắt được hướng dẫn thảo đơn tố cáo theo những gì “ông anh đã gợi
ý” (tức tướng Thanh), đó là tố cáo một số lãnh đạo TP tham nhũng, Ban
giám đốc Công an Đà Nẵng tham ô trong việc dập biển số xe, lập quĩ đen,
được lãnh đạo Bộ Công an bao che... Sắt nói “biển số tham ô quĩ đỏ quĩ
đen đều do anh Thanh gợi ý chứ tôi có biết chi đâu!”.
(*) Báo Pháp luật ra ngày 2.3.2008 - : “Sau khi bị
tước quân tịch, năm 2007, trước thời gian bầu cử, ông Đinh Công Sắt đã
có hành vi xúi giục một số công dân khiếu kiện và tham gia rải truyền
đơn. Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án và ra lệnh truy nã đối với ông
Sắt. Sau gần một năm phát lệnh truy nã, tháng 12-2007, Công an TP Đà
Nẵng đã bắt được ông Sắt và cho tại ngoại. Vụ việc hiện đang trong quá
trình điều tra.“
|