Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 21 » Chính sách của Việt Nam ở lưu vực Mekong
7:13 PM
Chính sách của Việt Nam ở lưu vực Mekong

 
 
Thủ tướng Việt Nam và Lào tại hội nghị Tiểu vùng Mekong Mở rộng 2008
Thủ tướng Việt Nam và Lào ở Hội nghị Thượng đỉnh khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng 2008
Việt Nam phá vỡ sự cô lập quốc tế và suy sụp kinh tế qua ba bước: loan báo rút khỏi Campuchia, bắt đầu đổi mới kinh tế năm 1986 và chính sách đối ngoại đa phương năm 1988 với hợp tác Sông Mekong là một chủ đề.

Đến 1991, chính sách 1988 chuyển thành “làm bạn với tất cả các nước” và “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại” với mọi nước và mọi tổ chức kinh tế. Cũng trong năm 1991, xung đột ở Campuchia chấm dứt và Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Kể từ đó, Việt Nam nhanh chóng mở rộng quan hệ ngoại giao, dẫn tới việc trở thành thành viên của năm cơ chế hợp tác Lưu vực Sông Mekong, mà quan trọng nhất là Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS) và Ủy ban Sông Mekong.

Hợp tác Mekong

Năm 1992, Tiểu vùng Mekong Mở rộng được thành lập dưới sự hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nó nhằm cải thiện hợp tác kinh tế khu vực, bao gồm toàn bộ các nước dọc con sông: Trung Quốc và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ba năm sau là Ủy ban Sông Mekong, với các thành viên Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Trung Quốc và Miến Điện không chịu gia nhập, nhưng có đối thoại thường xuyên.

Khác với GMS, Ủy ban này ra đời dựa trên một hiệp ước quốc tế, và nhiệm vụ của nó là bảo đảm phát triển bền vững nguồn nước của Lưu vực Sông Mekong.

Cần lưu ý hợp tác Mekong không chỉ là cố gắng thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Sự ra đời của hai cơ chế này góp phần giúp Việt Nam có cơ hội tháo bỏ thù hằn với Thái Lan, Trung Quốc và thiết lập liên hệ kinh tế mới với Lào và Campuchia.

Hợp tác Mekong là một phần của chiến lược tái tổ chức quan hệ ngoại giao của Việt Nam với láng giềng thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Thiếu quan tâm môi trường

Một chi tiết quan trọng nữa là Việt Nam trở nên hấp dẫn về kinh tế trong mắt người ngoài. Nhật Bản đóng vai trò quan trọng, vì chiếm giữ phần lớn nhất trong ADB và có quan tâm chiến lược ở khu vực.

 Hợp tác Mekong là một phần của chiến lược tái tổ chức quan hệ ngoại giao của Việt Nam với láng giềng thời hậu Chiến tranh Lạnh
 

Nhật là đối thủ chính của Trung Quốc trong cuộc chạy đua ảnh hưởng và vì thế quan trọng cho sự ổn định của Việt Nam để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tuy vậy, sự tập trung cho tăng trưởng kinh tế nhanh đã khiến Ủy ban Sông Mekong, với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bị gạt ra ngoài lề. Trong mắt Việt Nam, Tiểu vùng Mekong Mở rộng quan trọng hơn do nó nhấn mạnh đến phát triển kinh tế mà không quan tâm tới môi trường.

Về cơ bản, Ủy ban Sông Mekong phản ánh những lý tưởng của các nước cấp viện phương Tây chứ không phải của các thành viên. 90% ngân sách của Ủy ban là từ các nhà viện trợ. Mặc dù nó chứng tỏ các nước thành viên thiếu tiền, nhưng cũng cho thấy sự thiếu quan tâm ủng hộ của họ đối với cơ quan này.

Nó lại cho cho thấy sự thiếu vắng của một chính sách môi trường mạnh ở tất cả các nước thành viên, cũng như vị thế yếu ớt của vấn đề môi trường so với các bộ phụ trách kinh tế của chính phủ. Ủy ban Quốc gia Sông Mekong của Việt Nam có người đứng đầu là Bộ trưởng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn. Bộ Tài Nguyên – Môi trường không có vai trò ở đây. Ba vị phó chủ tịch ủy ban là người của Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Bộ Kế hoạch – Đầu tư.

Cũng có sự mơ hồ quanh câu hỏi ai chịu trách nhiệm cho cái gì về nguồn nước. Luật về Tài nguyên nước năm 1998 thiếu vắng cơ chế thực thi luật và quá chung chung. Luật này được dùng để thành lập nhiều cơ quan quản lý nguồn nước, nhưng không giao cho chúng chức năng cụ thể, dẫn đến sự lộn xộn về trách nhiệm hành chính giữa các cơ quan.

Lo cho an ninh

Trong bối cảnh ổn định chính trị ở Việt Nam phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản, sự hợp tác vùng Mekong phải thúc đẩy ổn định chính trị.

Việt Nam nhận thức được rằng một số vấn đề không thể được giải quyết riêng rẽ mà phải nhờ hơp tác với các láng giềng. Ví dụ giảm nghèo, chống buôn người và ma túy, HIV/AIDS, và bảo vệ hệ sinh thái của đồng bằng Mekong.

Khi chính phủ Việt Nam xem những vấn đề này đe dọa ổn định trong nước, họ tìm cách giải quyết thông qua khuôn khổ Tiểu vùng Mekong Mở rộng.

Có lo lắng là hệ sinh thái sông Mekong chưa được quan tâm đúng mức

Tuy nhiên, suy thoái môi trường không nằm trong đó, vì thế không được xem là có nguy cơ gây bất ổn cho Việt Nam.

Nhưng Việt Nam giận dữ khi Trung Quốc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong (mà tiếng Hoa gọi là Lan Thương). Tại đó, Trung Quốc đang xây một hệ thống các đập, mang tầm quan trọng chiến lược về năng lượng cho họ. Đây là một phần của Dự án Truyền điện Đông – Tây của Trung Quốc, theo đó tỉnh Vân Nam sẽ cung cấp điện cho Quảng Đông.

Những cáo buộc về vấn đề suy giảm tài nguyên nước do các con đập, nhà máy điện và thủy lợi đã gây va chạm trong quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc.

Không có cơ chế thương lượng trong vụ tranh cãi này. Tiểu vùng Mekong Mở rộng không xem xét các xung đột về nước vì Trung Quốc không chịu đưa nước vào nghị trình.

Ủy ban Sông Mekong có thể giải quyết vấn đề, nhưng nó quá yếu và Trung Quốc thì lại không phải là thành viên.

Tranh cãi về đập nước

Dù có tranh cãi quanh hệ thống đập Lan Thương, Việt Nam vẫn mua điện từ Trung Quốc để bù cho việc thiếu hụt.

Việt Nam cũng xây đập ở Lào nhằm nhập năng lượng từ các con đập này. Một ví dụ khác là đập thủy điện Yali trên sông Sesan, chảy từ Việt Nam sang Campuchia, gây ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái hạ lưu của Campuchia.

Nó khiến người dân nông thôn và cả người trong chính phủ Campuchia giận dữ. Chính phủ phản đối, nhưng vô hiệu. Ủy ban Sông Mekong cố gắng thương lượng nhưng cũng không thành công.

Bất chấp tranh cãi với Campuchia, Việt Nam đã hoàn thành đập Sesan 3, Sesan 3a và bắt đầu xây Sesan 4 và Pleikrong. Việt Nam cũng định xây đập trên sông Srepok, cũng chảy từ Campuchia sang Việt Nam.

Lần đầu tiên, vào tháng Giêng 2007, Tổng Công ty Điện Việt Nam (EVN) đã làm tham vấn với những người dân Campuchia bị ảnh hưởng. Nó khơi nên hy vọng ở Campuchia là Việt Nam có thể trả tiền đền bù.

Quyền lực đóng vai trò quan trọng ở đây. Việt Nam không thể ép Trung Quốc ngừng xây đập Lan Thương. Campuchia không thể ép Việt Nam ngừng xây đập Sesan và Srepok.

Hậu quả là Sông Mekong và các nhánh của nó, tuy đi qua nhiều nước, nhưng vẫn được coi là một lưu vực khép kín chững lại ở đường biên giới quốc gia.

Tính chất xuyên biên giới của Mekong chỉ được thừa nhận khi con sông có thể được dùng làm đường vận tải xuất khẩu hàng hóa, hay khi được coi là tuyến đường vận chuyển ma túy, hàng lậu. Trong cả hai trường hợp, các hoạt động xuyên biên giới được xem là có ảnh hưởng tới an ninh và quyền lợi quốc gia.

Như thế, người ta xem con sông hoặc là cơ hội cho phát triển đất nước hoặc là đe dọa cho an ninh. Ít ai quan tâm tới sự mong manh sinh thái của lưu vực Mekong.

Thái độ này bỏ qua những vấn đề như nguy cơ gây bất ổn của những người chạy nạn vì môi trường, hay suy giảm nguồn nước uống sạch.

Chính phủ Việt Nam, cho đến giờ, không mấy nhiệt tình nghĩ đến những vấn đề như vậy.

Về tác giả:Tiến sĩ Oliver Hensengerth đang là học giả thỉnh giảng ở Trung tâm Quan hệ Xuyên Đại Tây Dương, Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Leeds năm 2006, ông quan tâm đến Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam và khu vực sông Mekong. Một bản dài hơn của bài viết này đã đăng ở số tháng Sáu 2008 của Journal of Vietnamese Studies (Đại học California).
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 914 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 540
Khách: 540
Thành Viên: 0