Thứ Tư, 2025-01-22, 6:33 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 21 » Môi trường ô nhiễm trầm trọng: Nhà nước bỏ lơ không có biện pháp giải quyết
9:47 PM
Môi trường ô nhiễm trầm trọng: Nhà nước bỏ lơ không có biện pháp giải quyết
medium_VN_72225721_pollution.jpg

Hình bên: Một người nghèo đi vớt các bao nylon, chai nhựa trôi lềnh bềnh trên một con sông ở Hà Nội đem bán lấy tiền sống qua ngày. Một phúc trình của LHQ cách đây hai năm cho hay 10,000 cây số sông ngòi ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các nhà máy sản xuất đã đổ chấy thải độc hại ra ngày đêm mà không khử lọc. (Hình: AFP/Getty Images)


                                                                                            HÀ NỘI 20-10 (TH).- Từ hơn tháng qua, báo chí ở Việt Nam đưa nhau khai thác tình trạng xả chất độc gây ô nhiễm dòng sông, môi trường sống của hai công ty Vedan (vốn Ðài Loan) ở miền Nam và Miwon (vốn Hàn quốc) ở miền Bắc. Nhân dịp này, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số địa phương khác cũng được đề cập cho thấy môi trường sống ở Việt Nam bị tàn phá một cách vô trách nhiệm.

Chiến dịch tố cáo này hé ra cho thấy không những các công ty ngoại quốc tới Việt Nam tàn phá môi trường sống của nước Việt Nam, hàng chục ngàn các công ty quốc doanh, kinh tài đảng đoàn CSVN đua nhau tàn phá từ thời “đổi mới” bắt đầu đến nay.

Một bài viết trên tờ Người Lao Ðộng ngày 18/10/2008 cho thấy ám chỉ cho thấy rồi cũng vẫn chỉ là chuyện đánh trống bỏ dùi. Phần chính của bài báo này viết:

“Một tháng qua, lần lượt đọc gần vài trăm bài báo nói về thực trạng ô nhiễm môi trường, từ biển, sông ngòi, ao hồ đến những bãi rác tanh hôi, nước thải đô thị, bệnh viện và cả những bản tin về môi trường phản ánh đường phố khói bụi, khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông, rồi lan man qua những dòng kênh đen nghịt ở nông thôn, những bờ xôi ruộng mật bị mất dần... mà lòng tràn đầy chua xót, đắng cay

Chỉ trải qua 22 năm đổi mới mà đất nước ta đã có quá nhiều những bãi sình lầy chất thải, những hóa chất độc hại, tàn phá sức khỏe của người dân, đặc biệt là những người nghèo bất kể đô thị hay nông thôn. Có gì bàng hoàng hơn khi Viện Khoa Học Kỹ Thuật và Môi Trường 1 kết luận, mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 870 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, cấp nước, môi trường, du lịch và các điều kiện khác do điều kiện vệ sinh môi trường yếu kém(1).

Còn Ngân Hàng Thế Giới ước tính Việt Nam phải chi tiêu ít nhất 2,5 tỉ USD/năm để ngăn chặn ô nhiễm (2). Ðó là tính toán theo hiện trạng năm 2007, còn nếu như với tốc độ phát triển bình quân GDP 7% thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ còn trầm trọng theo cấp số nhân gấp bao lần sự tăng tốc của vốn đăng ký đầu từ trực tiếp, nhảy vọt từ 12 tỉ USD lên 62 tỉ USD (dự kiến) trong năm 2008.

Hàng loạt dự án đe dọa gây ô nhiễm ghê gớm như cán luyện sắt thép, sân golf, đóng tàu, xi măng, nhà máy hóa chất, khai thác nguyên vật liệu khoáng sản, nông và thủy hải sản... là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa môi trường đất nước chúng ta. Nếu chỉ nhìn vào những con số FDI nêu trên thì nhà hoạch định kinh tế vĩ mô có thể vui mừng nhưng nếu đưa mắt nhìn vào thực trạng hay chất lượng cuộc sống của người dân, những con sông ô nhiễm không đâu xa, ngay trong lòng Hà Nội như con sông Nhuệ lờ nhờ đen kịt, đầy rác rưởi, hay con kênh Nhiêu Lộc hôi tanh ở Sài Gòn, thì hẳn phải bịt mũi hay nhắm mắt cho dù đang ngồi trên xe hơi đời mới với máy điều hòa mát lạnh.

Vụ án Vedan VN bùng lên rồi có được giải quyết rốt ráo? Và cuối cùng ai là người chịu trách nhiệm? Nhìn vào báo cáo tài chính của Vedan trong ba năm qua với mức doanh thu 120-160 triệu USD/năm thì chỉ trong vài năm là họ có thể hoàn vốn đã đầu tư, vì lợi nhuận từ bột ngọt, phân bón và các sản phẩm khác rất lớn theo tốc độ phát triển 15%-20%/năm. Vì lợi nhuận khổng lồ đó, Vedan tìm mọi cách duy trì sản xuất để sá gì vài triệu đô la nộp phạt vi phạm “hành chính” vì trách nhiệm làm ô nhiễm môi trường hay các khoản nộp “ngoài sổ sách” cho những ai đó... Ðây cũng là lý do tại sao giới doanh nhân Ðài Loan (hay nhiều nơi khác) cho rằng Việt Nam là “thiên đường” để đầu tư!

Rồi sẽ có hàng chục, hàng trăm “ông” Vedan lớn nhỏ khác, tiền nộp phạt sẽ nhiều hơn nhưng cuối cùng chính người tiêu dùng những sản phẩm của họ sẽ nộp phạt, kể cả “tiền thầy bỏ túi”. Ngao ngán thay.”

Ngày 9/9/2008, báo Tuổi Trẻ loan tin ông Ngô Anh Tuấn, phó ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Sài Gòn (HEPZA) cho biết “HEPZA đang thống kê 'danh sách đen' các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, sau đó sẽ công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng.”

Sáu tuần lễ đã qua, người ta vẫn chưa thấy gì. HEPZA nói, “Từ năm 2005 đến nay đơn vị này đã kiểm tra và chuyển cho cơ quan chức năng xử phạt hành chính 359 trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp sau khi nộp phạt đã tái phạm nhiều lần”.

Tại sao bị xử phạt mà không ít doanh nghiệp “vẫn cứ tái phạm” thì không thấy tờ Tuổi Trẻ đi điều tra để tìm câu trả lời.

Ngày 11/10,2007, cơ quan thông tấn chính thức CSVN nói mỗi một ngày 273 tấn chất thải độc hại xả trực tiếp xuống song Sài Gòn từ 15 khu công nghệ, chế xuất mà không qua “xử lý”.

Ngày 19/7/2008, báo điện tử VietnamNet nói chế độ Hà nội “lúng túng trong gánh nặng xử lý ô nhiễm môi trường”.

“Giải quyết ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang từng bước đi xuống. Ðây là một dấu hiệu đáng buồn. Chúng ta không thoát ra được mà ngày càng lúng túng.”

Ðiều đáng để ý là trên hệ thống báo chí tại Việt Nam, người ta chỉ thấy có những lời loan báo “đề nghị xử lý hình sự” một hai công ty ngoại quốc gây ô nhiễm môi trường mà không nói gì đến cáccông ty quốc doanh hay kinh tài đảng đoàn, chiếm đại đa số trong số những công ty đầu độc môi trường sống của Việt Nam.

Ngày 20/10/2008, báo Tiền Phong kể cho biết “hàng ngàn hộ dân ở huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, rất bức xúc trước việc các nhà máy chế biến thủy sản Ðại Tây Dương và Ấn Ðộ Dương (của tập đoàn Nam Việt) xả nước thải không qua xử lý trực tiếp xuống sông Hậu, gây ô nhiễm một vùng rộng lớn. Theo sự mô tả của tờ báo, “cửa thải cách khuôn viên thứ 3 của nhà máy chừng 50 mét hoàn toàn 'lộ thiên', mỡ và xác cá nổi lềnh bềnh, bao phủ mặt sông...”
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 972 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 36
Khách: 36
Thành Viên: 0