Bấm vào đây để tải phần âm thanh
Chính sách hộ khẩu, chế độ lao động ở Trung quốc đã gây
nhiều bất mãn cho giới Dân công, tức là người từ quê lên tỉnh thành lao
động kiếm sống, nên chỉ cần có dịp thuận tiện là họ nổi lên chống đối.
Để xoa dịu nổi bất mãn này, vào tháng 6 vừa qua, đảng Cộng sản Trung
quốc đã chọn 3 người trong số 200 triệu dân công cho lên làm Đại biểu
Quốc hội để gọi là giúp cho giới này có tiếng nói chính thức hầu giải
quyết những bất công cho họ. Hồ Tiểu Yến (34 tuổi), một dân công ở
Quảng Đông sau khi được chọn làm Đại biểu Quốc hội vào đầu năm nay đã
than phiền với tờ Quảng Châu nhật báo rằng mỗi ngày có trên cả 1000 cú
điện thoại gọi vào máy di động của tôi yêu cầu giúp giải quyết những
chuyện dân công bị bóc lột, ức hiếp, đối xử không công bằng..., tôi có
quyền gì mà giải quyết được những chuyện khó khăn như vậy, bất quá là
khi có dịp đến Quốc hội thì báo cáo lại cho cấp trên biết mà đâu có dễ
gì gặp được mấy ông trong Ban Thường Vụ. Không đáp ứng yêu cầu thì bị
dân công điện thoại vào mắng chửi thậm tệ, nào là kẻ phản bội, kẻ tiếp
tay cho kẻ mạnh ức hiếp dân nghèo, cô thế...Nữ Đại biểu Hồ Tiểu Yến còn
nói rằng tôi có hứa gì với họ đâu mà gọi phản bội, hơn nữa họ có bầu
tôi đâu. Vào đầu năm nay, chẳng hiểu tại sao mấy ông trên tỉnh ủy Quảng
Đông đến nơi tôi đang làm lao động ăn lương công nhật mỗi ngày 10 đồng
bảo rằng cho cô ra ứng cử Đại biểu nhân dân toàn quốc với lương một
tháng trên 4000 đồng, chịu không?. chịu liền chứ, coi như mình được
trúng số mà. Nhưng không chịu cũng chẳng được đâu, thông báo xong là
mấy ông ra về ngay đâu cần ngó ngàng gì đến tôi. Ngày 21 tháng 1 năm
nay, cũng mấy ông trên tỉnh ủy đến báo cho biết là tôi đã được tuyển
chọn làm Đại biểu nhân dân toàn quốc, đại diện cho giới dân công, đơn
giản chỉ có vậy thôi, chứ tôi có hứa với ai điều gì đâu mà bây giờ hạch
tội. Nữ Đại biểu Yến còn tuyên bố, thôi từ đây tôi đổi số điện thoại di
động để khỏi bị quấy rầy.
Các nhà xã hội học Trung quốc nói rằng trách mắng nữ
Đại biểu Hồ Tiểu Yến thì cũng tội nghiệp cho cô ?y, cả 3000 Đại biểu
nhân dân có ai làm gì được đâu ngoại trừ mấy ông chóp bu như Hồ Cẩm
Đào, Ôn Gia Bảo, có trách là trách cái chế độ, trách lãnh đạo mới đúng
vì đã lừa người dân quá nhiều và bây giờ vẫn tiếp tục đánh lừa. Hiện
nay Trung ương đảng đang họp đại hội kỳ ba, nghe đâu ông Hồ Cẩm Đào hứa
là đến năm 2020 phải nâng thu nhập cho nông dân lên gấp đôi so với hiện
tại. Trước đây khi mới lên nhậm chức Chủ tịch đảng và nhà nước, ông Đào
đã đề ra chính sách Điều hòa xã hội và nói sẽ thực hiện cho bằng được.
Chính sách ?iều hòa xã hội nói nôm na là san bằng khoảng cách giàu
nghèo, triệt tiêu bất công, đối xử bình đẳng, phục vụ phúc lợi cho
dân... Xã hội Trung quốc ngày nay mà làm được những chuyện đó thì ai mà
tin cho nổi, ngoại trừ có chiếc đủa Thần hay đôi hia bảy dặm. Chính
sách Điều hòa xã hội đâu không thấy chỉ có bất công ngày càng tăng mà
thôi.
Trong đại hội Trung ương kỳ 3 lần này, chính sách Điều
hòa xã hội chỉ nhắc sơ, còn tập trung vào các nghị quyết cải cách ruộng
đất để đẩy mạnh chính sách Tam Nông (nông nghiệp, nông thôn và nông
dân), theo đó thì đất đai vẫn thuộc quyền quản lý của nhà nước nhưng
nông dân được thuê tối đa là 70 năm để canh tác, thay vì 30 năm như
trước đây. Nếu có lý do chính đáng, nông dân cũng được quyền chuyển
nhượng ruộng đất mà mình đang canh tác cho người khác.
Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng nếu được chuyển
nhượng ruộng đất là một điều tốt, vì trong tương lai sẽ có những doanh
trại tư nhân rộng lớn rất thuận tiện cho vấn đề canh tác và thu hoạch,
nhưng vấn đề ruộng vườn, nhà cửa của nông dân bị trưng thu trước đây
chưa giải quyết xong, nay đưa ra chính sách cải cách ruộng đất thì coi
như chuyện c? không giải quyết nữa, chắc chắn sẽ gây thêm bất mãn cho
người nông dân. Thêm một vấn đề nữa là người nông dân thuần túy, nghèo
mạt rệp thì ai có tiền mua lại ruộng đất để mở nông trại lớn, chỉ có
thành phần nhiều tiền, lắm thế lực mới nhúng tay vào được mà thôi, tựu
chung có cải cách gì đi chăng nữa thì người nông dân nghèo vẫn luôn bị
thiệt thòi.
Trở lại với nữ dân biểu Hồ Tiểu Yến, người Đại biểu nhân dân này nói
rằng cũng may tôi không phải là Đại biểu cho giới nông dân chứ không họ
dám tìm đến giết tôi như chơi, mất ruộng vườn, nhà cửa ai mà không điên
lên.
Hà Nội Lẫn Bắc Kinh Lên Tiếng Chỉ Trích Hai Ứng Viên Sáng Giá Giải Nobel Hoà Bình
Hà Nội thì chỉ trích Hoà thượng Thích Quảng Độ là phần
tử phản động còn Bắc Kinh thì kết án ông Hồ Giai là kẻ phá hoại trật tự
xã hội chỉ vì hai nhân vật này là ứng viên sáng giá của giải Nobel Hòa
Bình. Xin mời quý thính giả theo dõi qua sự tóm lược của Nguyễn Khanh
và Nam Phương. Giải Nobel Hòa Bình năm 2008 được trao cho ông Martti
Altisaari, cựu Tổng thống Finland (Phần Lan), thế nhưng trước đó nhiều
chuyên gia theo sát giải Nobel Hòa Bình dự đoán rằng giải sẽ lọt về tay
một trong ba ứng viên sáng giá nhất đó là Hòa thượng Thích Quảng Độ của
Việt Nam, nhà dân chủ Hồ Giai của Trung quốc và nữ luật sư về nhân
quyền Lidia Yusupova của Nga.
Một ngày trước khi viện Hàn Lâm Thụy Điển công bố tên
nhân vật hay tổ chức được chọn để trao giải Nobel Hòa Bình năm nay,
chính phủ Nga đã nói rằng họ sẽ rất hãnh diện nếu nữ luật sư Lidia được
lãnh giải. Ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh thì lên tiếng chỉ trích thậm
tế hai ứng viên là công dân đang sống dưới chế độ của họ. Đó là mấy
dòng mở đầu để giới thiệu sơ về Hòa thượng Thích Quảng Độ của Việt Nam
và nhà dân chủ Hồ Giai của Trung quốc được đăng trên tờ Yomiuri phát
hành tại Nhật hôm 10 tháng 10 vừa qua. Tin từ Bangkok cho hay ông Lê
Dũng (phát ngôn viên bộ Ngoại giao CSVN) trong một cuộc họp báo ở Hà
Nội vào ngày 9 tháng 10 nói rằng ông sư Quảng Độ là một kẻ phản động,
chuyên gây rối trật tự xã hội, có nhiều hành động vi phạm pháp luật;
nếu trao cho ông ta thì sẽ làm tổn thương giá trị của giải Nobel Hòa
Bình. Cùng ngày hôm đó, tại Bắc Kinh, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao
Trung quốc là ông Tần Cương cũng họp báo và hỏi các ký giả nước ngoài
rằng quý vị có biết tên Hồ Giai là ai không?, vì sợ các ký giả trả lời
nên ông Cương đáp luôn, đó là kẻ phạm tội hình sự, làm nhiều chuyện xấu
xa đang bị bắt bỏ tù với cái án 3 năm 6 tháng. Nếu trao giải cho tên Hồ
Giai thì coi như nhúng tay vào chuyện nội bộ của Trung quốc, can thiệp
vào ngành Tư pháp của quốc gia chúng tôi.
Được biết năm nay có tất cả 197 ứng viên của giải Nobel
Hòa Bình, bao gồm những cá nhân và các hội đoàn, chỉ cần là ứng viên
cũng đủ để hãnh diện, nói chi tới chuyện ứng viên sáng giá, mà không
sáng giá sao được khi cuộc đời của thầy Quảng Độ luôn phục vụ cho đạo
pháp và tha nhân. Năm 1982 vì lên tiếng kêu gọi nhà nước CSVN phải tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân mà Ngài bị bắt bỏ tù 10 năm,
sau đó được thả nhưng bị quản thúc, hai năm sau Ngài bị bắt lại cũng
chỉ vì lên tiếng đòi lại những quyền căn bản của người dân được ghi rõ
trong Hiến pháp Việt Nam và trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên
Hiệp Quốc. Năm 1995, tổ chức Ân xá Quốc tế đưa Ngài vào danh sách Tù
Nhân Lương Tâm để yêu cầu chính quyền CSVN phải trả tự do ngay cho Hòa
thượng Thích Quảng Độ. Do áp lực quốc tế, chính quyền Hà Nội phải thả,
nhưng vẫn quản thúc Ngài tại Thanh Minh Thiền Viện ở Phú Nhuận. Năm
2007, Hòa thượng Thích Quảng Độ được giải thưởng Nhân Quyền Rafto của
chính phủ Na Uy.
Nhà dân chủ Hồ Giai thì hiện đang ngồi tù thế mà chính
quyền cộng sản Trung quốc vẫn lo sợ tiếng tăm vang lừng của ông ?y đến
nổi phải đưa công an đến bắt bà Tằng, vợ ông Giai, phải rời khỏi Bắc
Kinh 500 cây số cho đến khi xong Olympic mới được phép trở về nhà. Bà
Tằng không chịu đi, mà đi đâu bây giờ, nhưng rồi công an vẫn bắt lên xe
chở đến thị trấn Đại Liên, rồi đưa vào một khách sạn bắt ở đó. Nếu là
vợ của một tội phạm hình sự thì cớ gì mà phải làm như thế.
Là ứng viên sáng giá của giải Nobel Hòa Bình, Hòa
thượng Thích Quảng Độ lẫn nhà dân chủ Hồ Giai đều được cả thế giới
ngưỡng phục, chỉ có hai chính quyền cộng sản Việt Nam và Trung quốc
điên cuồng lên án, nhưng càng chỉ trích thì càng để lộ bản chất độc tài
chứ giá trị của thầy Quảng Độ và ông Hồ Giai chẳng bao giờ giảm.
|