Thứ Ba, 2024-11-05, 8:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 22 » "Thử chọn 1 cách khác để đánh giá chất lượng giáo dục"
9:54 AM
"Thử chọn 1 cách khác để đánh giá chất lượng giáo dục"
Bài đăng trên tuanvietnam.net
Ngành giáo dục sẽ lại tiếp tục có cuộc tự đánh giá lại chất lượng. Bao nhiêu lần "tự" bấy nhiêu lần "tương đối tốt" - liệu những cuộc kiểm định đó sẽ đi đến đâu nếu học sinh và phụ huynh vẫn chưa phải là chủ thể đánh giá?

 >> Giáo dục VN: Loay hoay phát minh lại... cái bánh xe
>> Giáo dục VN và niềm hạnh phúc thiếu hạnh phúc mãn tính

Quyết định ban hành quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, THCS, THPT” bản dự thảo lần thứ 4 vừa được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục gửi đi lấy ý kiến rộng rãi đến các trường, phòng GD-ĐT trên cả nước”. 

Chủ thể của nền giáo dục này là ai?


Theo đó, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông sẽ gồm các bước: tự đánh giá; đăng ký kiểm định; đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có); công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

Ngành giáo dục cả nước và báo chí, dư luận sẽ lại được một phen “tốn giấy mực”.

Nhưng cũng như bao phen khác, ngành giáo dục cứ “một mình một ngựa” tự tay làm lấy cái việc gọi là “đánh giá chất lượng”.

Nếu thực sự người học là trung tâm, mọi quy trình sẽ khác

Nếu lấy người học làm trung tâm, thì người học phải là đối tượng được tính đến đầu tiên và cuối cùng của tất cả các khâu – nhất là trong việc đánhg giá hay kiểm định chất lượng cũng vậy.

Việc tự đánh giá, hay đánh giá ngoài, dẫu có bằng một hệ thống khách quan và chặt chẽ đến đâu, cũng không thể “một tay che khuất mặt trời”. Giống như nhà sản xuất có hiểu người tiêu dùng đến đâu, tạo ra sản phẩm thân thiện đến đâu, cũng không thể làm thay khách hàng khâu đánh giá chất lượng, hay thay mặt khách hàng đưa ra quyết định có tín nhiệm sản phẩm hay không.

Bộ GD đã tỏ ra rất tích cực trong các động thái nhằm hiểu rõ hệ thống của chính mình hơn. Nhưng liệu Bộ có thể có câu trả lời trung thực nhất hay không, nếu câu hỏi được đưa theo con đường Bộ - sở - phòng - trường - lớp, kết quả được thu về theo con đường lớp - trường - phòng - sở?

Biết rằng cải cách là sống còn của nền giáo dục...

 

Bộ đã từng tự đánh giá, nhưng kết quả… “nhìn chung vẫn tốt"!

Năm 2004 và 2005 ngành giáo dục đều có đề tài đánh giá SGK.

Năm 2006 có cuộc đánh giá về tính khoa học, sư phạm của tiểu học và THCS; sau đó có đợt đánh giá trang thiết bị phục vụ giảng dạy ở 2 bậc học này.

Hồi tháng 3 năm nay (2008), ngành giáo dục thực hiện cuộc đánh giá, kiểm tra chất lượng phổ thông.

Đến đúng ngày 19/05, Bộ tổ chức Hội nghị về rà soát SGK, công bố kết quả hơn một tháng rà soát đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thông trên toàn quốc (4/3 - 15/4/2008).

Về căn bản, cách làm của Bộ là yêu cầu các Sở GD&ĐT lập kế hoạch tổ chức đánh giá, chỉ đạo cho các trường THPT, Phòng Giáo dục quận, huyện triển khai.

Những hoạt động để đánh giá bao gồm: Họp các tổ chuyên môn, lấy ý kiến của tất cả giáo viên đối với CT-SGK từng môn của các lớp trong cả cấp học, tổng hợp báo cáo với nhà trường; Lấy ý kiến của học sinh, cha mẹ học sinh (nếu được Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT phân công).

Quy trình thường bắt đầu từ tổ giáo viên lên nhà trường, đến Sở GD&ĐT, mỗi tỉnh tổng hợp thành một báo cáo chung gửi lên Bộ GD&ĐT.

Nhưng, những kết quả “phê và tự phê” kết quả ấy có gì đó dường như “không phải” so với làn sóng dư luận trên các tờ báo phản ứng gay gắt về thực trạng giáo dục, càng có vẻ “không phải” so với tâm huyết của nhiều nhà giáo dục – khoa học đang tha thiết mong được chỉ ra những khiếm khuyết căn bản và tìm cách chữa bệnh căn bệnh trầm kha trong giáo dục.

Những đánh giá cho kết quả “nhìn chung vẫn tốt” hầu như không có có ý nghĩa gì trong bối cảnh hiện nay – khi mà mỗi người học, mỗi người dạy, mỗi người quan sát về ngành giáo dục đều thấy “nói thế mà không phải thế”. 

Giá như… ngành giáo dục quyết tâm "làm một lần" cho thực sự
đi vào bản c
hất...

 
Thử chọn một cách khác

Giữ nguyên mục tiêu tốt đẹp của Bộ Giáo dục: “…Xác định mức độ nhà trường đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.”, nhưng thử hình dung một cách làm khác: thực hiện một cuộc trưng cầu ý kiến của học sinh và phụ huynh.

Bộ Giáo dục chỉ việc xây dựng một hệ thống bảng hỏi sao cho thật khách quan, toàn diện về các vấn đề trong ngành (như: sách giáo khoa, chất lượng giáo viên từng bộ môn, điều kiện trường lớp, kiến nghị….).

Bảng hỏi này được phát tới tận tay học sinh và phụ huynh. Thậm chí, để giảm thiểu khả năng “thất thoát” hay “biến màu” các ý kiến ở khâu trung gian, Bộ có thể yêu cầu học sinh phụ huynh cả nước gửi trực tiếp phiếu này về văn phòng Bộ.

Những đối tượng không còn liên quan trực tiếp đến ngành giáo dục như học sinh đã tốt nghiệp, những người quan tâm đến giáo dục nói chung trong và ngoài nước đều có thể tham gia và quá trình đánh giá này thông qua website của Bộ.

Biết rằng cải cách là sống còn của nền giáo dục. Biết rằng phụ huynh học sinh và người dân cả nước đang ngóng chờ một sự thay đổi về chất của ngành giáo dục. Biết rằng quyết tâm của nhà quản lý và ý chí của toàn dân sẽ làm được.

Giá như… có một cuộc vận động lấy ý kiến toàn dân về nền giáo dục. Giá như… một học sinh trong trường, một phụ huynh nghèo, một giáo viên về hưu, hay một quan chức hàng cấp cao của ngành, đều có quyền phát biểu nhận định của mình về ngành giáo dục nước nhà một cách bình đẳng như nhau, và được lắng nghe trên một diễn đàn thực sự nghiêm túc. Giá như… ngành giáo dục quyết tâm "làm một lần" cho thực sự đi vào bản chất - đủ bản lĩnh nhận ra hết những "trọng bệnh" và sai lầm của mình, còn hơn làm nhiều lần trên bề mặt hiện tượng.

“Biết rằng” cộng với “giá như” là vậy! Khi đó, chắc ngành giáo dục sẽ không phải đơn thương độc mã trong cuộc trường chinh cải cách - bằng cách dựa vào sự đóng góp thẳng thắn của cộng đồng.

Từ công cuộc cải cách đó, sẽ có hàng chục triệu học sinh, sinh viên hiện nay được nhờ, và thế hệ tương lai cũng phải biết ơn ngành giáo dục lắm lắm. 
 

  • Linh Thủy
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1035 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 262
Khách: 262
Thành Viên: 0