|
|
Giá điện rẻ tại Việt Nam đã không hấp dẫn giới đầu tư ngoại quốc |
Tập đoàn điện lực Việt Nam, EVN, thể chế độc quyền các nhà máy phát và mạng lưới phân phối điện trong nước, đang trình chính
phủ đề nghị tăng giá điện trong năm 2009.
EVN cho rằng trong tương lai, giống như xăng dầu, giá điện tại Việt Nam sẽ có lúc lên, hoặc xuống, theo diễn biến của thị
trường trong nước và quốc tế.
EVN muốn điện cho sản xuất tăng giá 15,5%. Điện cho kinh doanh, sinh hoạt dự kiến tăng 16%.
Giá điện tại Việt Nam hiện khoảng ngàn đồng một kWh.
Trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng đang ló dạng tại Âu và Mỹ, kinh doanh tại Việt Nam đang giảm tốc vì giá nguyên liệu gia
tăng, một số chuyên gia kinh tế kêu gọi EVN nên thận trọng với kế hoạch tăng giá.
Nhất là khi kinh tế Việt Nam đang phải vật lộn với lạm phát hai con số, sản xuất, tiêu thụ chậm lại vì hàng hóa tăng giá,
đời sống của người làm công ăn lương vất vả vì chi phí đắt đỏ hơn mỗi ngày.
Đề
nghị của EVN coi giá điện như mặt hàng lên xuống theo thị trường và có
thể điều chỉnh như giá xăng. Cứ sáu tháng một lần công ty sẽ đề đạt với
Bộ Công thương về giá biểu mới, chúng dựa trên nhu cầu tiêu thụ, công
suất mạng, giá mua điện đầu vào.
Đề nghị của
EVN nói trong năm 2011 sẽ không tăng giá điện vì nguồn phát được bổ
xung khá lớn. Tập đoàn nói khi ấy công suất phát của Việt Nam sẽ tăng
mạnh với việc bốn nhà máy điện dự tính sẽ đi vào hoạt động. Đó là Sơn
La, Nậm Chiến, Cửa Đạt và Đồng Nai 4.
|
|
EVN độc quyền thị trường phân phối và 60% thị trường phát điện tại Việt Nam |
Tin nói rằng người nghèo, gia đình có công với chế độ, sẽ được EVN nhẹ tay trong chuyện tính giá biểu mới, nếu một tháng họ
dùng dưới 50kWh.
Định hướng giá cả
Vì là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giá điện tại Việt Nam luôn chịu quản lý của nhà nước để phục
vụ mục đích chính trị.
Đó là không gây xáo động về đời sống, bao cấp đối với các cơ sở hành chính, ưu đãi cho khối công ty quốc doanh. Và giá rẻ
dành cho dân vùng quê, người vùng núi, hay những người có công với chế độ.
Giá
điện được duy trì ở mức rẻ để chính phủ quảng cáo cho giới đầu tư ngoại
quốc về chi phí kinh doanh thấp tại Việt Nam. Các mẫu quảng cáo nói về
thế mạnh của quốc gia cộng sản vùng Đông Nam Á hay nhắc đến giá điện,
nước, xăng, dầu thuộc vào loại rẻ nhất trong khu vực.
Bằng cách đưa ra hình ảnh một quốc gia chậm phát triển, đang cần vốn đầu tư, Việt Nam tin là họ sẽ được giới thương gia ngoại
quốc để ý tới.
Tuy nhiên giá năng lượng rẻ (một cách giả tạo) cũng có một số mặt trái của nó.
Đó là việc dùng điện lãng phí, tổn thất điện luôn ở mức cao, và nguồn vốn đầu tư để tăng công suất phát luôn ở trong tình
trạng thiếu thốn.
|
Điều chỉnh giá nhỏ giọt EVN theo đuổi khó mang lại cho công ty nguồn vốn cần thiết để phát triển các nhà máy điện trong tương
lai.
TS Hà Mạnh Tiến
|
Giá điện rẻ khiến nhà đầu tư ngoại quốc không muốn bỏ tiền xây nhà máy phát tại Việt Nam. Họ hiểu rằng đầu tư vào nhà máy
điện, dự án thuộc loại phát triển cơ sở hạ tầng, phải cần đến nguồn vốn lớn hoặc rất lớn.
Và nếu tiền điện ở được quy định ở mức quá rẻ như hiện giờ, không biết đến khi nào mới hoàn được vốn.
Trước đây Ngân hàng thế giới nhiều lần kêu gọi Việt Nam tăng giá điện để thu hút đầu tư quốc tế, tránh bị khủng hoảng nguồn
phát trong tương lai.
Thể
chế tài chính quốc tế này có đưa ra một số đề nghị về giá bán điện,
theo họ để làm hoạt động đầu tư xây nhà máy phát điện trở nên hấp dẫn
hơn. Trong các đề nghị được nói tới, Việt Nam loại bỏ tăng giá đột
ngột, sợ gây sốc cho nền kinh tế, xáo trộn xã hội.
Tiến sĩ Hàn
Mạnh Tiến chủ tịch Hội quản trị doanh nghiệp Việt Nam cho rằng các điều
chỉnh về giá một cách nhỏ giọt mà EVN đang theo đuổi thật khó mang lại
cho công ty nguồn vốn cần thiết để phát triển các nhà máy điện trong
tương lai.
Đây là vấn đề nan giải trong cả một thập kỷ qua đối với công ty quốc doanh thuộc hàng lớn nhất Việt Nam. Giá bán điện thì
do chính phủ quyết định, công ty không được tự ý tăng giá, dù thời thế thay đổi đến đâu.
Tuy nhiên EVN luôn bị chỉ trích là đã không chịu nhìn xa trộng rộng để chấm dứt cảnh cúp điện thường ngày tại Việt Nam, nguyên
nhân do thiếu nguồn phát điện gây ra!
Công và thưởng
Đã thế tin nói rằng trong nhiều ngàn tỷ đồng kiếm được do tăng giá điện thời gian gần đây, công ty muốn trích ra một ngàn
tỷ để làm tiền thưởng cho nhân viên.
Việc
này gây ra tranh luận sôi nổi tại hành lang quốc hội, khóa 12, hiện
đang nhóm họp tại Hà Nội. Trước cảnh nguồn điện phập phù, cuộc sống
người dân gián đoạn, một số đại biểu tỏ ý bất bình trước đề xuất tự
thưởng cho mình của EVN. Bộ Công thương, cơ quan quản lý cấp trên của
EVN, đã bác đề nghị này nhưng bộ Tài chính lại cho qua.
Báo chí
trong nước loan tin EVN quyết định trả lại 13 dự án đầu tư trong lĩnh
vực phát điện vì “không đủ tiền”. Cạnh đó nhiều người bất bình về
chuyện EVN độc quyền nguồn phát, ép giá các nhà máy điện tư nhân, hợp
doanh, khi bán điện cho họ.
|
|
Dân số gia tăng, tầm nhìn thiển cận đã khiến EVN rơi vào cảnh thiếu công suất |
Nguồn tin từ Bộ Công thương cho hay rất nhiều nhà đầu tư lớn tại Âu châu muốn tham gia thị trường phát điện tại Việt Nam.
Tuy nhiên lúc thương lượng về giá bán lại là lúc rơi vào bế tắc vì EVN muốn mua giá thật rẻ.
Họ
được thông báo EVN chỉ mua với giá 4 xu Mỹ một kWh, bằng nửa giá chào
bán. Và với thế độc quyền của EVN trên thị trường phát và phân phối
điện như hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài không có nhiều chọn lựa.
Dù đồng ý hay không, đối tác uy nhất về cấp phát điện của họ tại Việt
Nam vẫn chỉ là EVN!
Với thế độc quyền như vậy, không chỉ nhà đầu tư ngoại quốc cảm thấy ‘bó tay' khi chơi với EVN, mà ngay cả người tiêu dùng
trong nước cũng mong đến ngày thoát khỏi vòng kềm tỏa của doanh nghiệp quốc doanh ít lắng nghe này.
|