Trong những tuần qua, sau ngày linh địa Thái Hà bị biến
thành "vườn hoa 1-6", giáo dân thành phố Hà Nội vẫn tấp nập đến Thái Hà
tham dự những buổi cầu nguyện cho công lý và sự thật trước linh tượng
Đức Mẹ Ban Ơn, nay được giáo dân gọi là tượng Đức Mẹ Công Lý.
Các buổi cầu nguyện được duy trì đều đặn sau các thánh
lễ. Sau đó, các giáo dân tụ họp đông đảo trước tượng Đức Mẹ Công Lý, để
cầu nguyện cho công lý hòa bình, và cầu nguyện cho các anh chị em bị
thiệt thân, bị giam cầm tù tội trong vụ việc Thái Hà.
Theo tin tức ghi nhận, hiện trong số 8 người bị bắt giữ
trong đợt đàn áp vừa qua, có 6 người đã được tại ngoại, và công an cũng
đã thông báo cho một số người là vụ án "phá họai tài sản công cộng" đã
bị hủy, một số giáo dân liên quan đến vụ án này sẽ được trả tự do và
miễn truy tố, vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, cũng
theo công an điều tra cho giáo dân bị truy tố biết, "các bị can sẽ bị
truy tố về tội "gây rối trật tự công cộng". Giáo dân đã phản đối, cho
rằng sự truy tố này cũng hết sức "vô lý và bất công".
Cũng trong diễn biến, liên quan đến sự việc đòi đất của
giáo dân tại Thái Hà và TGM Hà Nội, trong tuần qua giáo dân trong nước,
đã bày tỏ sự bất bình trước việc nhà cầm quyền CSVN đang công khai tìm
cách thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khỏi Hà Nội. Theo
giáo dân, không một ai đồng ý việc để chính quyền "đề nghị thuyên
chuyển một đức Tổng Giám Mục. Cái đó thuộc về Đức Giáo Hoàng và Toà
thánh.
Một thanh niên bị công an CSVN sách nhiễu vì tham dự Đại Hội Giới Trẻ
Theo tin RFA, một người trẻ Việt Nam đã bị công an điều
tra và hăm dọa vì đã sang Malaysia tham dự đại hội của Mạng Lưới Tuổi
Trẻ Lên Đường vào đầu năm nay. Mạng lưới Tuổi trẻ Việt Nam Lên đường là
một tổ chức qui tụ giới trẻ Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Anh Nguyễn
Hồng Ân từ VN đã ghi tên tham dự đại hội qua Internet.
Sau khi tham dự Đại Hội Giới Trẻ, Nguyễn Hồng Ân trở về
Việt Nam, tiếp tục đi làm như bình thường. Đến giữa tháng 7, công an
Cục An Ninh cơ quan điều tra Bộ Công An CSVN đến nhà và bắt anh viết
bảng tường trình vì sao đi Mã Lai và có ý đồ chống phá đảng với nhà
nước và có liên hệ với tổ chức khủng bố, và bắt sáng ngày hôm sau đến
trụ sở công an để làm việc.
Anh Nguyễn Hồng Ân đã viết bản tự khai, nói rõ mục đích
đi Mã Lai là chỉ muốn kết bạn thôi. Qua ngày hôm sau khi mang bảng
tường trình lên nộp thì công an không chịu, bắt anh khai đi khai lại,
đồng thời cáo buộc anh là có liên hệ với đảng Việt Tân, bị CSVN liệt
vào danh sách các tổ chức khủng bố có âm mưu chống phá nhà nước.
Sáng ngày 13/10, công an lại gọi điện cho Nguyễn Hồng
Ân, dọa bắt anh, bảo anh lập tức nộp ngay hộ chiếu cho họ. Ngay hôm đó,
anh Nguyễn Hồng Ân bán chiếc xe máy của mình được một số tiền, mua vé
đi sang một nước Châu Á.
Bị công an quát đuổi khi can thiệp cảnh gay mắt: Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc "Chất vấn ông Chủ tịch Hà Nội"
Đại biểu Quốc hội CSVN Dương Trung Quốc ngày 25.8.2008,
khi đứng ra với tư cách Đại biểu Quốc hội, góp ý can thiệp với một viên
chức an ninh "mặc đồng phục không lon" đang hách dịch với một phụ nữ
gánh hàng rong ở ngã năm Lò Đúc (quận Hoàn Kiếm) thì bị người này quát
lại: "Đi ra chỗ khác để tôi làm việc!... Già rồi mà ngu".
Chuyện đã được ông phản ánh và đề nghị một sĩ quan công
an trực tại Công an phường Phan Chu Trinh ngay hôm đó báo cáo lên lãnh
đạo thành phố Hà Nội.
Ông Quốc cho báo chí biết: "Việc tuy nhỏ nhưng tôi e là
phổ biến. Dưới con mắt người dân, những thanh niên khoác áo công quyền
đó chính là hình ảnh nhà nước".
Ông Dương Trung Quốc hôm 16-10 xác nhận ông vừa gửi thư
cho Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, yêu cầu trả lời các câu hỏi:
Trong bộ máy công quyền, nhất là ở cấp phường, xã của thủ đô, có dư
luận là tuyển dụng cả thành phần bất hảo, thiếu học hành, thiếu văn hóa
vào lực lượng hỗ trợ để kiểm tra, giữ gìn trật tự, văn minh đường phố,
vậy thực tế thế nào? Trong việc triển khai các quy định về cấm bán hàng
rong, chính quyền đã làm thế nào để dân biết mà chấp hành? Nếu phát
hiện vi phạm, chính quyền thu giữ gánh hàng rong của người dân thì quy
định xử lý tài sản này ra sao? v.v
|