Thứ Sáu, 2024-04-26, 5:12 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 23 » Phổ cập Tinh hoa văn hoá thế giới: “Xoá đói tri thức” cho nhân dân
10:07 AM
Phổ cập Tinh hoa văn hoá thế giới: “Xoá đói tri thức” cho nhân dân
http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/diendan/2008/10/53225.cand

 

 

 

(Phỏng vấn Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó chủ tịch Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh)

-Đầu tiên, xin giáo sư có thể nói đôi chút về sự cần thiết phải phổ cập các tinh hoa tri thức nhân loại ở nước ta trong tình hình hiện nay?

+ Thực tế ở nước ta nhiều năm qua người dân chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận những cuốn sách kinh điển có khả năng ảnh hưởng đến đời sống của nhân loại từ xưa đến nay, những cuốn sách thậm chí là có khả năng làm thay đổi thế giới. Thế hệ "già" như chúng tôi được lĩnh hội nhiều cuốn sách như vậy hơn so với lớp trẻ sau này. Nhưng sự tiếp cận ấy cũng không mang tính hệ thống.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã đưa ra mục tiêu toàn dân diệt giặc đói, diệt giặc dốt, là cơ hội lớn để nước ta mở mang, truyền bá tri thức mới của nhân loại. Nhưng không may, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khiến toàn dân phải tập trung vào mục tiêu lớn nhất là cứu nước.

Nhưng từ năm 1975 đến nay, không có lý do gì để chúng ta không quan tâm bồi dưỡng tri thức tinh hoa nhân loại cho người dân. Sự thiếu hụt kiến thức lý luận thể hiện rõ nhất trong giáo dục, ở chỗ các môn học từ tiểu học đến trung học, đại học có nhiều cái thừa và nhiều cái thiếu. Mà cái thiếu lại là những cái cơ bản nhất.

- Nhiều thế hệ đang bị thiếu hụt kiến thức cơ bản về các ngành văn hóa nói chung, là thực tế đáng buồn ở nước ta. Xét về khía cạnh văn hóa đọc, giáo sư có suy ngẫm gì?

+Ngay từ lúc cắp sách đến trường, trẻ em đã không được dạy về văn hóa đọc. Những kỹ năng gì tạo ra cái gọi là văn hóa đọc? Theo tôi, có 3 kỹ năng cơ bản cần được dạy để tạo ra văn hóa đọc, đó là thói quen đọc sách, cách đọc sách như thế nào và cách chọn sách ra sao. Nhà trường không dạy điều đó.

Đối Thoại: Cái này hơi khó, thưa Giáo sư Chu Hảo : Đề nghị cuả Giáo Sư thật hay nhưng chúng tôi e rằng những người theo đề nghịcuảGiáo Sư cóbị ghép vào tội phản động không? Việc đảng CSVN cưỡng bức nhân dân để độc quyền lãnh đạo là một điều phản tiến bộ và chống lại tiến bộ cuả nhân dân, thưa Giao sư.

Điều 4 (Hiến pháp 1992)

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Trong gia đình, ông bà, bố mẹ không có thói quen đọc sách thì con cái cũng không yêu sách, không đọc sách là tất yếu. Mà kiến thức rộng lớn muốn có được, ngoài kinh nghiệm bản thân, không có cách gì hơn là phải lĩnh hội từ sách.

Theo tôi, chúng ta cần phải tạo mọi cơ hội bình đẳng cho các gia đình có điều kiện để xây dựng các giá trị truyền thống của riêng mình. Vì xét đến cùng, giáo dục gia đình, nề nếp của mỗi gia đình là rất quan trọng đối với từng thành viên. Nhìn từ góc độ xã hội học, gia đình cũng chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa dân tộc.

Tôi hình dung nếu mỗi gia đình Việt Nam có một tủ sách, trong đó bên cạnh những sách văn học kinh điển, sách ứng dụng, sẽ là những cuốn tinh hoa văn hóa nhân loại thì cho dù thế hệ ông bà, cha mẹ không quan tâm nhiều, nhưng các thế hệ con cháu sau này chắc chắn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu...

- Là người đi nhiều, đọc nhiều, quan sát nhiều, ông có thể cho những ví dụ về tầm quan trọng của việc phổ cập sách kiến thức kinh điển của một vài quốc gia đã tạo ra được những hiệu quả khả quan trọng  việc thúc đẩy tiến bộ xã hội và tăng trưởng kinh tế?

+ Một ví dụ mà rất nhiều người nhìn thấy là câu chuyện ở nước Nhật. Từ những năm 1860, các nhà trí thức Nhật Bản đã có ý thức dịch toàn bộ những cuốn sách lý luận quan trọng của Hà Lan. Lúc đó người Nhật coi Hà Lan là mô hình kiểu mẫu. Sau đó họ chọn mô hình của các nước tiên tiến khác.

Đã từ lâu, tất cả những sách tri thức tinh hoa, kinh điển của thế giới đều được dịch sang tiếng Nhật. Không thể phủ nhận rằng, những thành tựu mà họ đã đạt được một phần quan trọng là do họ biết học tập, chiếm lĩnh những kiến thức tinh hoa nhân loại và áp dụng vào thực tiễn của mình.

Nhìn lại lịch sử nước ta, tôi có niềm tin rằng, nếu như sau ngày thống nhất đất nước chúng ta quan tâm đến việc phổ cập tri thức tinh hoa nhân loại cho nhân dân hơn nữa thì hôm nay chúng ta đã có được những thế hệ giỏi giang hơn, có nền tảng cơ bản, kỹ năng chuyên nghiệp và đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp tốt hơn. Và đất nước ta có thể đã có một vị trí cao hơn trên bản đồ phát triển của thế giới.

- Vậy có thể hiểu thói quen làm việc, sáng tạo không trên nền tảng lý luận, không đọc sách lý luận của phần nhiều trí thức nước ta là do họ đánh giá thấp tầm quan trọng của lý luận hay họ không có sách lý luận bổ ích để đọc, thưa giáo sư?

+ Tôi nghĩ là cả hai. Chính vì đã từ lâu, chúng ta không quan tâm đến sách lý luận nên không đầu tư vào việc đưa các tác phẩm tinh hoa thế giới vào trong nước, dẫn đến không có sách hay để tiếp cận.

- Tủ sách tinh hoa văn hóa thế giới do giáo sư thành lập đến nay đã xuất bản được bao nhiêu cuốn? Trong số lượng đồ sộ những cuốn sách tri thức quan trọng trên thế giới, hội đồng thẩm định làm việc trên nguyên tắc nào để có thể chuyển ngữ ra tiếng Việt những cuốn sách phù hợp nhất với thực tiễn Việt Nam hôm nay?

+ Chúng tôi đã chuyển ngữ gần 100 cuốn sách tinh hoa thế giới gồm 3 mảng chính là tác phẩm kinh điển, sách dẫn nhập và sách tri thức mới. Hội đồng tuyển chọn gồm những giáo sư, tiến sĩ hàng đầu và các dịch giả có uy tín.

Chúng tôi ưu tiên chuyển ngữ những cuốn sách mà hội đồng thẩm định nhất trí thấy rằng, nó có thể giúp ích tốt nhất cho thực tế nước ta hiện nay. Hiện đã có gần 100 dịch giả trong và ngoài nước cộng tác với chúng tôi để thực hiện dự án 500 cuốn sách.

Rất mừng là không chỉ những dịch giả lớn tuổi mà cả những độc giả trẻ cũng tham gia vào dự án này. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của chúng tôi vẫn là kinh phí. Chúng tôi phải tự đi vận động, nhờ sự trợ giúp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để làm sách.

Thực tế thì không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc này. Không có tiền thì khó có sách chất lượng tốt, và cũng khó để đào tạo đội ngũ dịch giả có thể đáp ứng tốt cho công việc chuyển ngữ những cuốn sách tinh hoa có lợi lâu dài cho nhân dân.

-Xin cảm ơn Giáo sư Chu Hảo

  Binh Nguyên Trang (thực hiện)

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 828 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 9
Khách: 9
Thành Viên: 0