Thứ Ba, 2024-11-05, 8:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 23 » Tại sao Đảng CSVN đã có nhiều sai lầm mà vẫn không mất quyền lực?
10:17 AM
Tại sao Đảng CSVN đã có nhiều sai lầm mà vẫn không mất quyền lực?
Nguồn: www.x-cafevn.org
Thành viên yeuranchu
Kính các bác!

Xin được hỏi các bác một câu hỏi đã cũ và được lặp lại rất nhiều lần là: Tại sao Đảng Cộng Sản nắm quyền đã nhiều năm, đã đề ra và thực hiện rất nhiều chính sách sai lầm trong trong quá khứ lẫn hiện tại, gây ra cho nhân dân nhiều tức giận nhưng đến tận bây giờ mà Đảng CS vẫn không bị suy xuyển quyền lực một tí nào cả?

Vậy vấn đề này có phải do các chính sách của các đảng phái đối lập khác (trong nước và hải ngoại) quá yếu kém?

Vậy thì các yếu kém này như thế nào? Có phải hoàn toàn do những nguyên nhân khách quan hay do nguyên nhân chủ quan của các nhà hoạt động dân chủ như:

1. Không có một chủ thuyết đúng đắn, phù hợp với Việt Nam. Hay có đi nữa thì nó quá sơ sài, không viết thành một chính cương dù là chính cương vắn tắt để người dân (trước hết là giới trí thức) trong nước tiếp cận và hiểu nó và vì nó mà hành động.

2. Không có sách lược (dù chỉ là sách lược vắn tắt) bám sát với đời sống nhân dân trong nước nên không được nhân dân biết đến và ủng hộ?

3. Không chịu dấn thân vào hoạt động chính trị một cách sâu rộng và mạnh mẽ để thu hút thêm các thành viên cho đảng phái của mình. Qua đó mà thấu hiểu thêm tâm tư nguyện vọng của nhân dân và cũng từ đó mà đề ra những chính sách phù hợp với mình, với nhân dân?

4. Không đoàn kết các đảng phải khác để cùng nhau tạo nên một liên minh hoạt động vì dân chủ, dân sinh thực sự mạnh mẽ trong khi thì theo em biết thì rất nhiều đảng phái đã công khai tên tuổi của mình?

5. Có phải xuất thân các thành viên của các đảng phái đã biết đều là những người bị ảnh hưởng bởi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) nên trong tư tưởng của họ hình bóng VNCH luôn hiện diện và khi tham gia các diễn đàn hay viết chương trình đều nói tới VNCH, cùng với đó là khơi gợi lại việc chiến tranh đã qua? Liệu nó có giúp ích gì cho công cuộc dân chủ của VN hiện nay không?

6. Liệu các thành viên các đảng và cả ở X-cà này có phải thể hiện quá cực đoan hay không khi luôn dùng những từ ngữ hoặc bài viết không phù hợp với tâm lý nhân dân. Hay là những người này xem dân chủ là vấn đề để xả xì-trét. Các đảng viên của các đảng không mấy mặn mà với chính trị?

Và theo các bác thì các đảng phái dân chủ nên làm gì như:

Cương lĩnh của họ nên theo học thuyết nào? Chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa Cộng sản…?

Sách lược hành động của họ nên xây dựng ra sao cho thiết thực, phù hợp với tính hình trong nước: nên lật đổ Đảng Cộng Sản hay là hợp tác, đóng góp cùng với họ cùng nhau đề ra những chính sách cho đất nước? Nếu không lật đổ Đảng CS thì hợp tác, góp ‎ý xây dựng những chính sách nào trước: chính sách dân chủ là ưu tiên hay các chính sách kinh tế, ngoại giao, quân sự trước để nhân dân thấy mình xây dựng cứ không phá hoại.

Cần tập trung hành động thu hút thêm các đảng viên là những người như thế nào? Và giới nào (trí thức, công nhân, nông dân,sinh viên…) là nòng cốt, trọng tâm?

Riêng về phần em, em có suy nghĩ như sau (tất nhiên là chẳng có luận chứng, luận cứ gì hết):

1. Về các đảng phái đối lập trước tiên phải xây dựng cho đảng mình (hay khối, liên minh, tập hợp...) một cương lĩnh chính trị rõ ràng. Một Đảng phái chính trị cần có một cương lĩnh chính trị rõ ràng chứ không thể chung chung, không có định hướng được. Ví dụ như Đảng Cộng Sản có: Chủ Nghĩa Mác – Lênin, hay Đảng Cần Lao của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu có thuyết hay gì đó Cần Lao Nhân Vị v.v... Theo em thì một số đảng phái cần có cương lĩnh theo Chủ Nghĩa Tự Do, hay chủ nghĩa Dân Tộc (không biết có mấy cái chủ nghĩa này không nữa).

2. Về Sách lược hành động thì nên theo phương pháp đấu tranh ôn hoà (nhiều người nói rồi). Nhưng ôn hòa như thế nào? Theo em thì cần hợp tác với Đảng Cộng Sản đóng góp, phân tích các chính sách kinh tế, xã hội cùng với Đảng Cộng Sản. Theo ý của bác longvit: ”Đảng CS không bao giờ chấp nhận các đảng phái khác, họ chỉ luôn là độc tôn” thì cũng có lý. Nhưng các đảng vẫn nên gửi những đóng góp, phân tích của mình cho ĐCS. Nếu ĐCS tiếp thu và tực hiện thì tốt. Nếu không thì các đảng vẫn tạo được hình ảnh là xây dựng vì phát triển chứ không phải chỉ biết chửi suôn, phá hoại đất nước. Và xin nói thêm là các đảng và các đoàn thể nên nói ít tới quá khứ. Không nên chỉ bới móc quá khứ mà phải từ quá khứ rút ra được kinh nghiệm cho hiên tại như: các chính sách đó đã sai lầm về phương diện nào? Đã đạt được phương diên nào? Chính sách phù hợp hơn ra sao?.

3. Cần dấn thân thực sự trong công tác tuyên truyền để hiểu họ cần gì, thiếu gì mà rút ra kinh nghiệm. Không thể nào thành công được khi chỉ lâu lâu lên mạng viết vài chữ không đầu, không đuôi, nhân ngày gì đó để chửi người, chửi việc. Phải thu hút được giới trí thức, trước hết là giới trí thức đang du học ớ nước ngòai hay những người hay lên mạng tìm hiểu về dân chủ. Và chính giới tri thức này là những đảng viên tốt cho một đảng chính trị mạnh, sẽ giúp các đảng phái nhận ra nhiều sai lầm trong các chính sách của ĐCS, sữa chữa, bổ sung thêm. Và nó cũng cần thiết cho việc điều hành công việc của đất nước sau này không gặp nhiều khó khăn.

4. Cần xây dựng mối liên minh mạnh mẽ với các đảng phái đối lập với ĐCS, cùng hợp tác hành động theo một tiêu chí chung đề ra. Bởi vì em cùng cảm nhận như bac postmodernism là hiện nay không có đảng phái nào đủ để thực hiện các công việc nêu trên. Các đảng hiện nay rời rạc như nắm cát khô.

Trên đây chỉ là vài ý thô thiển của em. Mong các bác phân tích, chỉ điểm cho.

Kính!
Category: Chính trị | Views: 883 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0