Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn.-
Đảng Cộng sản bao giờ cũng khoe có tự do Tôn giáo ở Việt Nam, nhưng khi hành
động chống người theo đạo thì họ lại bảo để bảo vệ Luật pháp quốc gia chống lại
những kẻ có âm mưu gây chia rẽ Tôn giáo, phá hoại đòan kết dân tộc và để bảo
vệ quyền lợi của Tổ quốc.
Bằng chứng đã được
chứng minh rõ nhất khi đảng CSVN ra tay chống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất (GHPGVNTN, Aán Quang) khi các Nhà Lãnh đạo của Giáo hội này không chịu
thuần phục để cho Nhà nước quản lý như Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam của
Nhà nước lập ra năm 1981.
Vì lập trường
cứng rắn này mà các Nhà Lãnh đạo GHPGVNTN, đứng đầu là Cố Tăng thống Thích Huyền
Quang và Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Qủang Độ đã phải vào tù, ra
khám nhiều năm và bi qủan thúc, cô lập, cắt điện thoại và nghe lén, canh chừng
ngày đêm. Hầu hết Tài sản của Giáo hội này cũøng chịu chung số phận bị Nhà nước
tịch thu như Tài sản của các Tôn giáo khác từ sau 1975.
Vụ bị cưỡng chiếm
tài sản của Giáo phận Công gíao Hà Nội tại khu đất 42 Nhà Chung và khu vực
178 Nguyễn Lương Bằng , Thành phốù Hà Nội là một bằng chứng khác của chính
sách co ép người theo đạo.
Nguyễn Tấn Dũng,
Thủ tướng CSVN giải thích việc làm này theo kiểu “lý sự cùn” trong buổi tiếp
đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 02-10-2008: “Theo Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý, không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai, đồng thời, theo Nghị
quyết 23 của Quốc hội khóa XI, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại cũng như
không xem xét lại chủ trương và thực hiện chính sách về nhà đất mà Nhà nước đã
ra quyết định quản lý, bố trí, sử dụng từ 1-7-1991 trở về trước.
Thủ tướng cũng tỏ thái độ nghiêm khắc
phê phán đối với những hành vi vi phạm pháp luật tập trung đông người cầu nguyện
đòi đất, dựng ảnh tượng, thánh giá, làm lều bạt, phá hoại tài sản công cộng,
chống người thi hành công vụ... xảy ra ở giáo xứ Thái Hà, 178 Nguyễn Lương Bằng
và 42 Nhà Chung, Hà Nội vừa qua. Thủ tướng đánh giá cao về thái độ của Hội đồng
Giám mục Việt Nam là không có chủ trương đó và yêu cầu Hội đồng Giám mục Việt
Nam có những quyết định để chấm dứt cũng như không lặp lại những việc làm sai
trái đó, vì
nếu cứ tiếp tục như vậy, sẽ ảnh hưởng không tốt tới phương châm sống tốt đời,
đẹp đạo, tới quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước và Giáo hội cũng như tới quan hệ giữa
Việt Nam và Vatican đang trên đà phát triển tích cực.” (Thông tấn xã Việt Nam,
TTXVN)
Nhưng vấn đề không
gỉan dị như Dũng nói vì khu đất này đã bị Nhà nước “treo” từ lâu.
Hãy nghe lời phát
biểu của Tổng Giám mục địa phận Hà Nội, Ngô Quang Kiệt trước Hội đồng Nhân dân
Thành phố Hà Nội ngày 20-9 (2008) : “ Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai thì nó
từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội Công Giáo thì lại
được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như
thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp. Và đến thời chính quyền
sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và
không ai có thể thay đổi được là làm sao?).
“Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi
chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó. Không có đi
vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng
không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thut trao cho cơ quan nào…
hoàn toàn không có. Thực ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa
có hợp pháp, trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp
vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh
chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! phải có giấy tờ,
cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề đất 42 chúng tôi
chưa hai lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì
phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thờùi chính quyền này có thể thay đổi,
chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi
thấy đất 42 chưa có cái văn bản đó…nhà nước.
Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch có nói
ra ngoài vấn đề pháp lý, chúng ta phải cư sử theo tình người, nguyện vọng của
người dân thì chúng tôi thấy vẫn chưa được: biết bao nguyện vọng chúng tôi nêu
lên, ít nhất là qua 15 lá đơn của Tòa Tổng Giám mục Hà nội và hội đồng Giám Mục
bao nhiêu lần nữa, nguyện vọng chúng tôi về cái đất đó gắn bó với chúng tôi nó
gần gũi với chúng tôi. Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được
giải quyết cả. Cho nên có thể nói đó cho chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên
tắc ông chủ tịch đưa ra rất hay nhưng chưa thực hiện được, nguyện vọng cũng
như pháp lý. nhà nước.” (ViệtCatholic News)
Như vậy rõ ràng
phía Giám mục Kiệt có xin giải quyết vu đất “bị treo” nhưng Chính quyền thành
phố Hà Nội, được lệnh của Trung ương, đã ì ra nhiều năm để chờ cơ hội cướp đất
không chịu giải quyết nên người dân phải đòi.
Vậy mà miệng lưỡi
Nguyễn Tấn Dũng lại bảo, theo bài tường thuật của TTXVN : “ Thủ tướng tỏ ý lấy
làm tiếc và thật sự không hài lòng về những việc làm sai trái của Tổng Giám mục
Hà Nội Ngô Quang Kiệt trong thời gian gần đây như: Chủ trương, tổ chức và ủng hộ
những hành vi vi phạm pháp luật của một số giáo sĩ, giáo dân tại 42 Nhà Chung và
khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội, thiếu tôn trọng và hợp tác với chính
quyền Hà Nội, trong đối thoại để tìm giải pháp thích hợp, có những lời lẽ thách
thức Nhà nước, có những phát ngôn dù trong ngữ cảnh nào cũng thể hiện sự xúc
phạm đối với đất nước, dân tộc, coi thường vị thế đất nước và tư cách công dân
Việt Nam trong mối tương quan với thế giới. Thủ tướng cho rằng những lời nói và
hành vi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã làm giảm sút lớn uy tín của ông
trong cộng đồng Công giáo Việt Nam và trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến quan
hệ tốt đẹp giữa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và chính quyền Hà Nội, giữa Nhà nước và
Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tự
xem xét lại những hành vi của mình để có cử chỉ sửa mình và hành động thiết thực
để khắc phục những sai trái vừa qua, mong muốn Hội đồng Giám mục Việt Nam với
tinh thần đồng đạo và vì lợi ích chung hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Giám mục Kiệt
nhiều hơn nữa, trước hết chấp hành pháp luật.”
Nhưng TGM Kiệt đã
nói những gì trong buổi họp với Hội đồng Thành phố Hà Nội hôm 20-9 (2008) mà đến
nỗi bị “mắng” ngang ngược như vậy ?
Hãy cùng đọc : “
…. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ
chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong
muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi
qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn
người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật
sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta
cũng được kính trọng.”
XUYÊN TẠC CÓ NÒI
Lời nói này có chỗ
nào gọi là “xúc phạm đối với đất nước” như cáo buộc của Dũng và của cả làng báo
“gia nô” không ?
Vậy mà, theo lệnh
của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các Báo và cơ quan
truyền thông của đảng đã được lệnh “cắt xén” lời nói ngay thẳng của TGM Kiệt để
đồng loạt dấy lên chiến dịch xuyên tạc và lên án ông “miệt thị dân tộc” hay
đã “lăng mạ dân tộc, bất trung với Tổ quốc…” ?
Thái độ “cả vú kấp
miệng em” thể hiện trên Báo Điện tử của Trung ương đảng ngày 22-29 (2008) : “
Ông Ngô Quang Kiệt nói công khai rằng: "Tôi đã đi nhiều nước, nhưng tôi thật
nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam". Phát ngôn của ông đã gây phẫn nộ trong nhân
dân Thủ đô và cả nước….”
“…. Tại sao là một công dân Việt Nam
ông Ngô Quang Kiệt lại “nhục nhã” khi cầm hộ chiếu của quốc gia mình, của dân
tộc mình? Việt Nam là nơi đã sinh ra ông và nuôi dưỡng ông đến trưởng thành,
nhưng ông đã miệt thị dân tộc mình, đất nước mình, xúc phạm đến lòng tự tôn dân
tộc và của tất cả mọi người Việt Nam.”
“… Là công dân
Việt Nam, ông Ngô Quang Kiệt phải tự hào được sinh ra và sống trong một đất nước
độc lập, tự do, hạnh phúc, được “sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Nhưng ngược
lại, ông Ngô Quang Kiệt lại miệt thị chính dân tộc mình, xúc phạm chính đất nước
đã sinh ra mình….”
Nhưng tại sao Nhà
nước CSVN phải sử dụng cả guồng máy thông tin-báo chí độc quyền khổng lồ để “bề
hội đồng” một Tu sỹ không có phương tiện nào để trả lời hay thanh minh cho người
dân trong nước biết rõ sự thật ?
Cách hành sử này
là độc tài, độc đoán và vi phạm quyền trả lời của người dân đã được quy định
trong Điều 9 sửa đổi của Luật Báo chí về quyền “Cải chính trên báo chí”.
Hai khỏan đầu của
Điều 9 viết :
1- Báo chí khi
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh
dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ
quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.
2- Tổ chức, cá
nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi
có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức,
cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình….”
TGM Ngô Quang
Kiệt và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã không được Nhà nước cho sử dụng quyền
này.
Nhưng đây không
phải là lần thứ nhất Báo, Đài nhà nước đã xuyên tạc sự thật. Việc này xẩy ra
gần như như cơm bữa mỗi ngày trên Báo, Đải ở trong nước nên không ai ngạc
nhiên.
Ngay cả Chủ tịch
Nước Nguyễn Minh Triết cũng còn bịa ra tin Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa
Thánh Vatican “đồng tình” với việc Nhà nước bắt giam Linh mục đấu tranh Nguyễn
Văn Lý.
Trong chuyến thăm
Hoa Kỳ từ ngày 18 đến 23-6-2007 Nguyễn Minh Triết được Hãng truyền hình CNN
phỏng vấn và các báo trong nước sau đó được lệnh đăng bài dịch đãï đăng trên
Báo Nhân Dân ngày 4-7-07.
Đọan đối đáp về
Cha Lý như sau :
Hỏi : Tổng thống
Mỹ đã có đưa ra những trường hợp cụ thể những ai bị xúc phạm nhân quyền không?
Đáp : “Tổng
thống thống nhất rằng chúng tôi chỉ bàn với nhau, không nên nói những vấn đề cụ
thể.”
Hỏi : Tôi đưa vấn
đề này ra vì trong hội nghị tháng năm, tháng sáu ở Pháp, Tổng thống Bush có đưa
ra việc Nguyễn Văn Lý bị vi phạm nhân quyền?
Đáp : “ Ông ta vi
phạm pháp luật VN. Đây hoàn toàn là vấn đề pháp luật, không phải là vấn đề tôn
giáo. Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng
đồng tình với chúng tôi.”
Ngay sau đó Chủ
tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa gửi thư thẳng
cho Văn phòng Chủ tịch Nước để phản đối lời tuyến bố bừa bãi của Triết.
Nguyên văn Bức
Thư như sau :
Kính thưa Cụ Chủ
Tịch Nước,
Thay mặt Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam, tôi kính gửi lời thăm Cụ và thưa Cụ việc sau đây :
Nhân đọc trong báo “ Tuổi Trẻ “, số ra
ngày 6 tháng 7 năm 2007, tại trang 3, liên quan đến vụ xét xử Linh mục Nguyễn
Văn Lý,
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định
như sau :
Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn
Minh Triết “ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với
chúng tôi “ là không đúng sự thật.
Kính chúc Cụ sức
khỏe.
TM. Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam
Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
……
Như vậy thì việc
Báo, Đài của Nhà nước được lệnh “cắt, xén” lời nói của TGM Kiệt để xuyên tạc,
mạ lỵ ông chỉ làm cho bộ mặt của Nhà nước xấu xa thêm.
Nhưng có phải vì
sợ sự thật mà Nhà nước phải “mồm loa, mép dải”, tìm cách đánh lận con đen để gỡ
danh dự trong vụ án cướp đất giữa ban ngày ở 42 Nhà Chung và khu vực 178 Nguyễn
Lương Bằng, Hà Nội ?
ĐE DỌA – VU OAN
Không những thế,
ngày 02-10-2008, Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng còn đưa
ra những lời hăm dọa hằn học đối với TGM Kiệt trong Cuộc phỏng vấn của Thông tấn
nhà nước, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) : “Một vài chức sắc của giáo phận Hà Nội
thể hiện qua vài vụ gây rối, tranh chấp đất đai gần đây đã đi ngược lại con
đường mà cả dân tộc đang vươn tới. Họ đã và sẽ nhận lãnh hậu quả từ những việc
làm trái đạo, ngược đời của họ.”
Hưởng còn lập lại
hoài nghi về khu đất có thể trước đây là của Phật giáo như một số thông tin do
công an chủ động tung ra mấy tháng trước ngày chính quyền Hà Nội chiếm giữ hòng
gây chia rẽ Tôn gíao, nhưng bất thành.
Hưởng nói : “Với
Việt Nam chúng ta, cũng như rất nhiều quốc gia lịch sử có chiến tranh khác trên
khắp thế giới, quyền sở hữu đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp. Thế kỷ
trước, dưới chế độ thực dân xâm lược, Pháp chiếm đất đai rồi cung cấp cho các
đối tượng từ những sở hữu gốc có thể là của Phật giáo, có thể là của các tổ
chức, cá nhân khác. Khi đất nước độc lập, Luật pháp Việt Nam qui định rõ đất đai
thuộc quyền sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý. Mọi đối tượng chỉ được
quyền sử dụng khi được Nhà nước cấp phép. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử,
đất đai cũng có sự thay đổi sở hữu với những lý do khác nhau, như trường hợp ở
178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung (Hà Nội) là một ví dụ…”
Nhưng Hưởng nói mà
không biết mình đã nói quàng nói xiên, vì quyền sở hữu bất hợp pháp của nhà
nước trên hai khu đất chưa hề được sang tên như TGM Kiệt đã nói với Hội đồng
Thành phố Hà Nội.
Như thế có phải
khi đã có súng trong tay thì Công an Nguyễn Văn Hưởng muốn nói sao thì nói ?
Hưởng còn chụp mũ
TGM Kiệt khi nói về nguyên nhân cuôc đòi đất : “Nguyên nhân đầu tiên tôi cho
rằng nhiều giáo dân chưa hiểu biết về luật pháp. Còn một nguyên nhân khác nữa là
một thiểu số lãnh đạo giáo phận Hà Nội lợi dụng chính sách tự do dân chủ, tự do
tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước để đòi quyền lợi không chính đáng, bất hợp pháp.
Họ hy vọng nơi này, nơi kia, thế lùc này, thế lực khác ủng hộ để gây mất ổn
định. ”
Cũng nên biết
Hưởng là cán bộ Công an cấp cao nhất được Nhà nước sử dụng làm công tác tranh
biện với Khách nước ngòai hay phản bác những quan điểm của các Tổ chức nhân
quyền và tôn giáo quốc tế mỗi khi họ lên án Việt Nam vi phạm các quyền này.
Để xen lấn sâu
hơn vào nội bộ Giáo hội Công giáo, hôm 15-10, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội (UBND TP) Nguyễn Thế Thảo còn đòi thuyên chuyển TGM Ngô Quang Kiệt
ra khỏi Giáo phận Hà Nội.
Thảo bịa đặt việc
làm này nhằm “thể hiện tâm nguyện chung của người dân cũng như giáo dân Thủ đô”
, và vì TGM Ngô Quang Kiệt “không còn đủ uy tín và tư cách để thực hiện chức
trách như trước nay”
Thảo nói : “ Việc
đề nghị này nằm trong chức trách của chính quyền Thành Phố đối với đời sống
người dân và phong trào xã hội nói chung.”
Đó là hành động
“Nhà nước hóa Tôn giáo” khi Thảo lấy quyền hành chính để xâm phạm Giáo quyền
của Tòa Thánh La Mã. Việc bổ nhiệm hay thuyên chuyển Giám mục là quyền của Đức
Giáo Hoàng, không phải là quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam và càng không
thuộc quyền của Hội đồng Nhân dân “tép riu” của Thành phố Hà Nội.
Trong vụ tranh
chấp đất ở hai khu 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng, chính quyền Hà Nội
và đảng Cộng sản Việt Nam có đối xử công bằng với người Công giáo như Hiến
pháp đã quy định trong Điều 70 hay phải đợi đến khi bị cấm đạo thì họ mới
biết quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình có còn hay không ? -/-
Phạm Trần
(10-08)