Linh
Xếp hạng tự do báo chí của Việt Nam theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (điểm càng thấp càng tốt).
Năm 2002: 131/139: 81,25
Năm 2003: 159/166: 89,17
Năm 2004: 161/167: 86,88
Năm 2005: 158/167: 73,25.
Năm 2006: 155/168: 67,25
Năm 2007: 162/169: 79,25
Năm 2008: 168/173: 86,17
Như vậy, tính từ năm 2002, tự do báo chí Việt Nam tồi đi trong năm
2003, tiến bộ dần trong các năm 2004 tới 2006, nhưng lại tồi hẳn đi
trong hai năm 2007 và 2008. Năm 2006 là năm báo chí Việt Nam tự do hơn
cả, khi nền báo chí cách mạng được bọn tư bản thối tha cho là tự do hơn
13 nước trong tổng số 168 nước được khảo sát. Nhưng năm 2008, báo chí
Việt Nam chỉ còn được đánh giá là tự do hơn 5 nước (trong 173 nước).
Trong năm 2008, báo chí Việt Nam tự do hơn những nước nào: Cuba, Miến
Điện, Turkmenistan, Bắc Hàn và Eritrea. Ngoại trừ Việt Nam, tất cả các
nước trên đều dưới sự cai trị của độc tài hay quân phiệt (Miến Điện).
Ngoại trừ Miến Điện, những nước còn lại đều là những nước độc đảng
(Miến Điện tuy chính quyền nằm trong tay một đảng và không có bầu cử tự
do nhưng các đảng khác vẫn được phép hoạt động). Không ngoại trừ nước
nào, tất cả các nước này đều nằm dưới sự lãnh đạo của các đảng Cộng sản
hay XHCN, hoặc từng là Cộng sản hay XHCN.
Ở Turkmenistan chẳng hạn, khi Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản nước này
đổi tên thành Đảng Dân chủ Turkmenistan và cấm tất cả các đảng khác
hoạt động. Tổng thống nước này (mới chết cuối năm 2006), thành Tổng
thống suốt đời, và tất cả các đại biểu Quốc hội do Tổng thống chỉ định.
Ở Miến Điện, đảng lãnh đạo là đảng có khuynh hướng XHCN trong quá khứ,
ở Eritrea cũng tình trạng tương tự. Còn Cuba và Bắc Hàn thì tất nhiên
là Đảng Cộng sản lãnh đạo (giống Việt Nam).
Báo chí Việt Nam kém tự do hơn những nước nào: “người bạn lớn” Trung
Quốc, nhà nước Hồi giáo cực đoan Iran, nước láng giềng cùng theo chế độ
độc đảng Lào, các quốc gia độc tài Uzbekistan, Libya, Syria, Saudi
Arabia…Vâng, báo chí Việt Nam còn ít tự do hơn báo chí các nước đó.
Một điều có vẻ như là nghịch lý nếu nhìn vào xếp hạng này là tự do báo
chí của Việt Nam tồi hẳn đi trong hai năm 2007, 2008 là những năm mà
những lãnh đạo được coi là cấp tiến (Minh Triết, Tấn Dũng) lên nắm
quyền. Thậm chí cả TBT Nông Đức Mạnh cũng được coi là người trung dung
chứ không hẳn là bảo thủ. Và tự do báo chí ngày càng bị bóp nghẹt dù
giới lãnh đạo được coi là “cấp tiến”, trẻ trung, có học thức hơn trước.
Ngoài chỉ số tự do báo chí của Phóng viên không biên giới, còn có chỉ
số tự do báo chí của FreedomHouse. Theo chỉ số này thì năm 2007, Việt
Nam đứng thứ 170/195 về tự do báo chí, một kết quả cũng tương tự so với
chỉ số của Phóng viên ko biên giới.
Một chỉ số đáng quan tâm khác là chỉ số tham nhũng của Transparency.
Năm 2008, Việt Nam xếp thứ 121/178, với điểm 2,7/10 (càng cao, càng ít
tham nhũng). Từ năm 2004 tới 2007, chỉ số tham nhũng của VN giữ nguyên
là 2,6. Như vậy, có thể nói, bất chấp các quyết tâm (quyết tâm, quyết
tâm, quyết tâm!) chống tham nhũng của Chính phủ, tham nhũng ở Việt Nam
không hề giảm.
Một chỉ số liên quan khác là Economic Freedom của Heritage. Năm 2008,
Việt Nam đạt 49,8/100 (càng cao càng tự do kinh tế), xếp hạng 135/165
nước. Chỉ số này được xây dựng dựa trên các đánh giá về mức độ tự do
kinh doanh, tự do thương mại, ít tham nhũng…., tức là các chỉ số liên
quan tới độ tự do trong môi trường kinh doanh. Quan sát bảng dưới chúng
ta thấy, tự do kinh tế Việt Nam cũng thụt lùi trong hai năm 2007 và
2008 so với 2006.
|
2008
|
2007
|
2006
|
2005
|
2004
|
2003
|
2002
|
Điểm
|
49.8
|
49.4
|
50.1
|
47.6
|
46.1
|
46.2
|
45.6
|
Xếp hạng
|
135
|
140
|
137
|
141
|
141
|
142
|
140
|
Ngoài ra còn một số chỉ số khác như chỉ số chất lượng thể chế của WB.
Chỉ số này tập hợp các dữ liệu về quyền tự do ngôn luận và quyền đại
diện của người dân (voice and accountability), sự ổn định chính trị
(political stability), hiệu quả chính quyền (government effectiveness),
chất lượng chính sách (regulatory quality), hiệu lực pháp luật (rule of
law) và kiểm soát tham nhũng (control of corruption) của hơn 200 nước
và lãnh thổ trên thế giới. Trừ sự ổn định chính trị, tất cả các chỉ số
trên của Việt Nam đều thấp hơn mức trung bình của thế giới. Trong đó
nghiêm trọng nhất là quyền tự do ngôn luận và quyền đại diện của người
dân, có sự tồi tệ hẳn từ năm 2005 tới 2007, và hiện nay Việt Nam ở
trong số 7% tồi tệ nhất của thế giới về những quyền này. Cũng thụt lùi
từ năm 2005 tới 2007 là hiệu lực của pháp luật và chất lượng của bộ máy
chính quyền. Trong khi đó, theo đánh giá của WB thì Việt Nam có tiến bộ
đôi chút trong việc kiểm soát tham nhũng trong cùng thời gian (tuy vẫn
kém hơn 70% các nước về khả năng kiểm soát tham nhũng) và về chất lượng
của chính sách (kém hơn 64% các nước).
Và đó là vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhìn chung tính theo
mọi chỉ số (kể cả về thu nhập bình quân đầu người), Việt Nam thường
xuyên kém hơn 70% các nước khác trên thế giới. Riêng trong lĩnh vực
quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử và quyền tự do báo chí thì chúng ta
kém hơn ít nhất là 90% các nước trên thế giới. Nếu tính theo dân số, vì
Việt Nam là một nước đông dân nên chắc hẳn chúng ta sẽ nằm trong số 10%
nghèo nhất và 5% kém tự do, mất nhân quyền nhất trên thế giới.
Và đó là tính cả một tỷ người ở châu Phi nơi chịu sự hoành hành bởi
bệnh tật, nội chiến và các chính quyền độc tài ngu dốt. Nếu chỉ so với
các nước xung quanh ta thì vị thế còn tồi tệ hơn nhiều. Thử hỏi ở châu
Á này, ngoài Miến Điện và Bắc Hàn, còn có nước nào vừa nghèo hơn Việt
Nam, vừa ít tự do hơn Việt Nam không? Tôi nghĩ là không.
Chúng ta vẫn tự hào là người Việt thông minh, cần cù, hiếu học. Nhưng
tại sao thông minh, cần cù, hiếu học như thế mà chúng ta lại kém hơn
phần lớn nhân loại về mọi mặt, và ít tự do về mặt tinh thần hơn tuyệt
đại đa số nhân loại? Không phải vì “Chung quy là tại vua Hùng. Sinh ra
một lũ vừa khùng vừa điên”. 1000 năm trước, chúng ta đã áp dụng cách
tuyển chọn người tài lãnh đạo đất nước qua con đường học vấn, đã có
trường Quốc tử giám, trong khi ở phương Tây cùng thời gian, các vua
chúa, quý tộc đều thất học. Nhưng thôi, không nói chuyện quá khứ vì
lịch sử nhân loại luôn thăng trầm, những trung tâm văn minh nhân loại
như Ấn Độ, Ba Tư hay Ai Cập ngày nay đều là những quốc gia kém phát
triển trong khi con cháu bọn người ăn lông ở lỗ hồi cổ đại ở châu Âu
giờ lại chiếm hầu hết tài sản vật chất và tinh thần của nhân loại.
Gần hơn, 60 năm trước, 80% nhân loại cũng nghèo khổ, bần cùng, dốt nát
như chúng ta. Nhưng trong 60 năm vừa qua đó, hầu hết trong số 80% trên
đều đã vượt chúng ta và Việt Nam rớt lại trên con tàu phát triển, trong
khi vẫn ảo tưởng rằng mình là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân
tộc, của tiến bộ xã hội và dân chủ, của tư tưởng vô địch không thể nào
sai. Nghịch lý thay, chính cái lúc chúng ta tưởng mình đang ở “đỉnh cao
muôn trượng”, ở đỉnh cao của trí tuệ loài người ấy, thực ra chúng ta
lại đang ở dưới đáy và đang tụt xuống ngày càng sâu xuống vực. Để rồi
50 sau, tới cuối thế kỷ 20 mới ngỡ ngàng nhận ra mình đang về bét, nằm
trong số 10% nhân loại nghèo khổ nhất, trong số 5% nhân loại mất tự do
nhất. 50 năm cũng là 2 thế hệ, và còn ít hơn tuổi thọ trung bình của
một người. Cũng trong hai thế hệ ấy, người Hàn Quốc, người Đài Loan đã
kịp leo lên tới gần đỉnh trong lúc chúng ta rơi xuống đáy.
Đại hội Đảng lần thứ mấy có đặt ra mục tiêu năm 2020 đưa Việt Nam thành
một nước công nghiệp. Tôi không rõ định nghĩa nước công nghiệp theo
tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng như thế nào nhưng điều đó không quan
trọng. Ngay hiện nay, tỷ lệ đóng góp trong GDP của công nghiệp và dịch
vụ đều lớn hơn của nông nghiệp. Rất có thể năm 2020, tỷ lệ lao động
trong ngành nông nghiệp sẽ thấp hơn trong công nghiệp và dịch vụ. Nhưng
điều đó không giúp Việt Nam trở thành một nước công nghiệp thực sự, như
Hàn Quốc đã làm và đạt được.
Điều quan trọng hơn là làm sao để Việt Nam không nằm trong số 10% hay
20% kém cỏi nhất của loài người, và vươn lên thành một nước trung bình.
Đó cũng là làm sao để một công dân Việt Nam thực sự trở thành một công
dân trung bình của thế giới. Hiện nay, chúng ta đang là những công dân
hạng bét của thế giới. Và nếu như có ai đó trong chúng ta cảm thấy nhục
nhã vì mình là công dân hạng bét của thế giới thì nỗi nhục nhã đó hoàn
toàn có thể hiểu được. Nếu bạn là học sinh đội sổ trong lớp, bạn có thể
cảm thấy nhục nhã hay xấu hổ, hay bình thường, thản nhiên, hay thậm chí
còn vui vẻ sung sướng và tự hào. Cảm giác đó là quyền ở bạn, tùy quan
niệm của bạn, hệ thống giá trị của bạn và sự giáo dục của bạn. Tôi
không phán xét.
Chỉ có điều hãy bỏ đi những mặc cảm và sự ganh tị, những phỉnh phờ hay
ru ngủ lẫn nhau. Hãy nhận thức rằng chúng ta đang dưới đáy. Chúng ta đã
mất 2 thế hệ để cùng kéo nhau tụt xuống đáy (và trong cùng thời gian
ấy, 4 triệu người đồng bào chết bất đắc kỳ tử, 2 triệu người biệt xứ ly
hương). Liệu trong 2 thế hệ nữa, chúng ta có thể vươn ra khỏi đáy sâu
ấy để ít nhất cũng trở thành những công dân trung bình của thế giới hay
không?.
Hay một câu hỏi giản dị và dễ nhận thấy hơn, đến bao giờ chúng ta mới
đuổi kịp Thái Lan, một nước trung bình trên gần như trên tất cả mọi
khía cạnh (ngoại lệ có thể là về số lượng và chất lượng gái điếm) của
thế giới. Thay vì thắc mắc tại sao nước Việt không giàu, tại sao Việt
Nam chưa có giải Nobel…hãy thắc mắc tại sao Thái Lan lại giàu hơn Việt
Nam, tại sao trường đại học Chulalongkorn bên Thái lại có số bài báo
nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu quốc tế nhiều gấp hàng chục lần
trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, tại sao người dân Thái có thể
biểu tình phản đối chính phủ mà không bị đàn áp…
Tất nhiên, tôi hoàn toàn không cho rằng Thái Lan là một hình mẫu để
Việt Nam học tập. Trái lại, tôi nghĩ nước này trong quá khứ có quá
nhiều yếu kém trong cách điều hành đất nước cả về chính trị lẫn kinh
tế, khiến cho những nước có khả năng điều hành tốt như Đài Loan, Hàn
Quốc, hay Malaysia vượt xa. Nhưng một quốc gia trung bình của thế giới
như Thái Lan mà còn vượt xa Việt Nam đến thế thì trình độ phát triển
thực sự của chúng ta là gì? Hãy nhìn vào đấy.
Bao giờ trên báo chí Việt Nam, câu hỏi đặt ra không phải là tới khi nào
Việt Nam có giải Nobel hay đến khi nào người đẹp Việt Nam trở thành hoa
hậu thế giới mà là tại sao nông dân Thái sống tốt hơn nông dân Việt,
trường đại học Thái Lan lại có nhiều nghiên cứu tốt hơn đại học Việt
Nam, tại sao gái Việt Nam lại phải sang Thái làm điếm, sang Trung Quốc
lấy chồng chứ không phải là gái Thái sang Việt Nam làm điếm, gái Trung
Quốc sang Việt Nam lấy chồng… Lúc đó thì mới gọi là biết nhìn vào mình
hơn.
10 năm nữa, liệu có gái Tàu nào sang Nghệ An lấy chồng?
Nguồn: LINH
|