Thứ Bảy, 2024-11-23, 5:56 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 23 » Nghị viện châu Âu ra quyết nghị về VN
8:54 PM
Nghị viện châu Âu ra quyết nghị về VN
 
Cờ treo bên ngòai Nghị viện châu Âu
Nghị quyết đã được thông qua với đa số phiếu
Nghị viện châu Âu vừa thông qua nghị quyết về quan hệ với Việt Nam, kêu gọi gia tăng áp lực nhân quyền và tự do tôn giáo.

"Nghị quyết về Hiệp định mới về Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam và về Nhân quyền" đã được thông qua với đa số phiếu 479/21 trong phiên họp ngày 22/10/2008 tại Strasbourg.

Bản nghị quyết kêu gọi thiết lập cơ chế hữu hiệu cho các điều khoản về nhân quyền và dân chủ trong Hiệp định về Đối tác và Hợp tác mới mà hai bên đang thương lượng vòng hai.

Hiệp định này được trông đợi sẽ thay thế cho Hiệp định hợp tác EU-Việt Nam ký từ năm 1995.

Thông cáo của Nghị viện châu Âu nhận định quyền tự do tụ họp, tự do báo chí và tiếp cận internet vẫn còn bị hạn chế ở Việt Nam, trong khi một vài nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số vẫn bị phân biệt đối xử và trấn áp.

Nghị quyết mới ra nhấn mạnh rằng đối thoại nhân quyền giữa Liên hiệp châu Âu và Việt Nam "cần phải đưa ra được các cải thiện rõ rệt".

Thỏa thuận mới

Các dân biểu châu Âu thống nhất yêu cầu Ủy hội châu Âu đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam "dựa trên tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và quyền cơ bản"; cũng như có cơ chế đánh giá rõ ràng đối với các dự án phát triển ở Việt Nam để bảo đảm các tiêu chuẩn về nhân quyền.

Nghị quyết mới ra cũng khuyến cáo không ký hiệp định mới với Hà Nội chừng nào các vi phạm chưa được chấm dứt.

MỘT SỐ YÊU CẦU
Đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam
Đưa ra cơ chế đánh giá rõ ràng đối với các dự án phát triển ở Việt Nam để bảo đảm các tiêu chuẩn về nhân quyền
Không ký hiệp định hợp tác mới với Hà Nội chừng nào các vi phạm chưa được chấm dứt
Nghị quyết của Nghị viện châu Âu 22/10

Quốc hội châu Âu đóng vai trò tham vấn trong quá trình soạn thảo hiệp định hợp tác mới giữa châu Âu và Việt Nam, mà quá trình đàm phán được hy vọng sẽ kết thúc vào 2009.

Quyết nghị của Nghị viện yêu cầu Việt Nam phải có một số hành động cải thiện dân chủ nhân quyền, trong đó có việc chấm dứt kiểm duyệt nhà nước và kiểm soát đối với báo chí.

Đây không phải lần đầu Nghị viện châu Âu ra nghị quyết chỉ trích Việt Nam về nhân quyền.

Về phần mình, Việt Nam luôn luôn bác bỏ các chỉ trích này, mà Hà Nội cho là "dựa trên thông tin sai lệch" và "không phù hợp với tiến triển tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu".



VN chỉ trích Nghị viện Châu Âu

 
Bộ Ngoại giao Việt Nam
Việt Nam nói Nghị viện Châu Âu đã có nghị quyết 'không thể chấp nhận được'
Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã mạnh mẽ chỉ trích nghị quyết mà Nghị viện Châu Âu vừa thông qua yêu cầu Ủy hội Châu Âu gây sức ép mạnh hơn với Việt Nam về nhân quyền.

Trả lời câu hỏi của BBC Việt Ngữ ngày 23/10/2008, phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố:

''... Việc Nghị viện Châu Âu đã thông qua một Nghị quyết không phản ánh đúng tình hình Việt Nam, đặt ra những điều kiện không có căn cứ làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu là không thể chấp nhận được.''

Nghị quyết, vốn được thông qua với đa số phiếu của Nghị viện Châu Âu kêu gọi thiết lập cơ chế hữu hiệu cho các điều khoản về nhân quyền và dân chủ trong Hiệp định về Đối tác và Hợp tác mới mà hai bên đang thương lượng.

'Đối thoại'

Trưởng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu ở Việt Nam Sean Doyle nói nghị quyết gửi thông điệp tới các bộ ở cả Việt Nam và Brussels rằng vấn đề thương mại, công ăn việc làm và nhân quyền gắn liền nhau.

Trong khi đó trong email trả lời BBC, ông Lê Dũng nói quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ''tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.''

Ông nói hai bên đang đàm một hiệp định về quan hệ đối tác và hợp tác để ''đưa quan hệ giữa hai bên lên tầm cao mới.''

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tiếp:

''Đảm bảo và phát huy các quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

''Những nỗ lực của Việt Nam đã đem lại nhiều thành quả được cộng đồng quốc tế công nhận.

''Chúng tôi cho rằng, hai bên (Việt Nam và EU) cần tiếp tục các cuộc tiếp xúc, thông qua đối thoại để giải quyết các khác biệt, thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau.''


 
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 1069 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 23
Khách: 23
Thành Viên: 0