Thứ Ba, 2024-11-05, 8:47 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 24 » TẤT CẢ MỌI CAN THIỆP NHÀ NƯỚC LÀM PHÁT SINH
12:48 PM
TẤT CẢ MỌI CAN THIỆP NHÀ NƯỚC LÀM PHÁT SINH

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

23.10.2008

Trong ít tuần nay, nhân cuộc khủng hoảng Tài chánh, các Chính quyền bỏ vốn ra để cứu vớt Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh. Có hai khuynh hướng thuộc giới Chính trị khi Nhà Nước bỏ ra những số tiền khổng lồ: 

1)           Chính trị khuynh hướng xã hội thì muốn sự can thiệp trực tiếp và lâu dài của Nhà Nước vào Lãnh vực Ngân Hàng/ Tài chánh.

2)           Chính trị khuynh hướng tự do thì muốn những Chương trình cứu vớt chỉ là trợ lực giai đoạn cho Lãnh vực Ngân Hàng/ Tài chánh trong lúc ốm bệnh, rồi sau đó Nhà Nước rút về vị trí của mình.

Dù là với khuynh hướng xã hội đi nữa, thì quyền lực của Nhà Nước cũng chỉ hạn định ở món tiền của mình bỏ vào, nghĩa là những quyền quyết định Tài chánh/ Kinh tế vẫn được đo lường bằng sức mạnh đồng vốn bỏ vào. Điều này khác với những quyết định hoàn toàn có tính cách Chính trị ở Việt Nam với thể chế độc tài độc đảng.

Can thiệp nắm mạch máu Kinh tế sản xuất tại Việt Nam

Trong hai ngày 17-18.10.2008, tại cuộc Hội thảo được tổ chức tại Đại học PRINCETON Hoa kỳ, vấn đề Tài chánh và Ngân Hàng tại Việt Nam trở thành đề tài chính. Diễn giả chính của buổi hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kinh Tế, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, nhận định, rằng “thị trường tài chánh Việt Nam đặt nền tảng trên hệ thống ngân hàng,” phát triển nhanh, nhưng phần vốn Nhà Nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Ông nói: “Hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp hơn 20% vốn cho toàn bộ lượng đầu tư xã hội trong nền kinh tế Việt Nam. Số lượng ngân hàng hoạt động tăng rất nhanh, từ 9 đơn vị trong năm 1991, tăng lên đến con số 80 trong năm 2008.”

Mặc dầu phát triển nhanh, tính chất của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn mang tính quốc doanh, vì tỷ lệ ngân hàng có vốn nhà nước hoặc do nhà nước làm chủ, vẫn chiếm đa số.

Cho đến nay, mặc dầu Nhà Nước Việt Nam chỉ làm chủ 6 ngân hàng, nhưng số vốn thuộc Nhà Nước trong toàn bộ hệ thống lại chiếm đến hơn 67%.

Nếu tính trong khu vực ngân hàng cổ phần, thì phần lớn trong số 34 ngân hàng loại này đều do Nhà Nước thành lập hoặc cung cấp vốn.

Tham gia đóng góp ý kiến tại buổi hội thảo, tiến sĩ Regina M. Abrami, giáo sư môn Khoa Học Chính Trị, Khoa Quản Trị Kinh Doanh thuộc đại học Harvard, nói rằng vai trò của Nhà Nước trong thị trường VN không được phân định rõ ràng.

Câu hỏi đặt ra, là Nhà Nước đóng vai trò giám sát hay vai trò cổ đông góp vốn? Từ câu hỏi này, người ta đặt lại vấn đề của tính minh bạch. Ví dụ cụ thể là Tổng Công Ty Đầu Tư Vốn Nhà Nước, SCIC. Trong khi SCIC có nhiệm vụ mua lại càng nhiều càng tốt các công ty quốc doanh, thì trong một nghĩa nào đó, Tổng Công Ty này đóng cả hai vai trò, vừa là người giám sát, vừa là người góp vốn.

Hiện nay, SCIC có trong danh mục của mình hơn 900 công ty con, thuộc Nhà Nước, và khoảng 200 tỷ đồng tài sản.

Giáo sư Abrami, một chuyên gia về Việt Nam và Trung Quốc, nhận xét, rằng: “Trong khi Việt Nam thúc đẩy tính minh bạch cùng quá trình giám sát các cơ chế tài chánh, thì Nhà Nước đã thực hiện nhiều cách thức làm phát sinh sự phức tạp.”

Theo thông tin mà tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn cho biết, thì hệ thống ngân hàng, vai trò “cột sống” của thị trường tài chánh Việt Nam, “phát triển nhanh” trong “môi trường thiếu tính cạnh tranh.”

Tổng quát những nhận định này cho thấy rằng Kinh tế VN định hướng XHCN có thể nói là nằm trong tay Nhà Nước. Mà Nhà Nước ở đây là đảng CSVN độc tài. Hệ thống Ngân Hàng/Tài chánh, mạch máu của Kinh tế có thể gọi là hệ thống Ngân Hàng/Tài chánh Mafia nhóm đảng, liên hệ gia đình của những người nắm quyền đảng. Tỉ dụ con gái của Nguyễn Tấn Dũng nắm một số vốn đầu tư khá lớn do Nhà Nước cung cấp.

Theo phân tích của Bà Frnacoise NICOLAS về cuộc Khủng hoảng Tài chánh Á châu năm 1997, thì một hệ thống Ngân Hàng/ Tài chánh như vậy là nguồn của Khủng hoảng.

Can thiệp trực tiếp Nhà Nước

Những Tổng Công ty Nhà Nước giữ những độc quyền Xuất Nhập cảng hoặc giữ những Quotas ưu đãi về những hàng hóa tiêu thụ lớn. Tình trạng này phát sinh ra việc nhường bán Quotas từ những Tổng Công ty Nhà Nước có đặc quyền. Đây là lý do làm mất sự sinh động và hiệu lực thương mại của Thị trường. Hã lấy hai tỉ dụ: Xuất cảng Gạo và Nhập cảng Dầu Lửa mà Dân chúng Việt Nam đang bị thiệt thòi hiện nay.

Những Tổng Công ty Nhà Nước có những đặc quyền lấy Gạo xuất cảng. Chúng tôi đã có dịp nói chuyện với Tổng Công ty TIGIFOOD Tiền Giang và được biết rằng Nhà Nước không có những Quỹ điều hợp Lúa Gạo tương xứng cho Nông dân, thiếu điều kiện Silo dự trữ khiến cho Thị trường dễ bị ếm giá cho đầu cơ. Hiện nay, nông dân được mùa, nhưng vấn đề là không bán được.

Ngày 19.10.2008, TS LÊ VĂN BẢNH - viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL tóm tắt tình hình ứ đọng lúa gạo như sau: “Lúa gạo đang tồn đọng trong thời gian dài và chưa biết khi nào giải phóng hết đang làm hàng triệu nông dân ĐBSCL điêu đứng. Trong chuyện này ngoài "lỗi" của giống lúa IR 50404 còn có trách nhiệm của DN xuất khẩu lúa gạo, của Nhà nước và cả người nông dân trồng lúa.“

Chúng tôi đã có dịp quan sát Thị trường tiêu thụ gạo ở Phi châu như Brazaville, Bénin, Lagos và thấy vắng bóng Gạo của Việt Nam, mặc dầu những xứ này chuộng ăn gạo của Việt Nam với 25% broken vì giá hạ thuộc tầm mua của họ.

Việc Nhập Cảng Dầu Lửa cũng nằm trong tay Nhà Nước. Hiện nay Giá Dầu Thế giới xuống mạnh, nhưng Nhà Nước độc quyền cũng không điều chỉnh giá xuống cho Dân.

Tóm lại khi Nhà Nước nắm độc quyền hay giữ Quotas, thì vấn đề Xuất Nhập cảng không có cạnh tranh và lưu hành sinh động.

Can thiệp trực tiếp Nhà Nước

Về Giá cả Thị trường tiêu thụ hàng ngàyï

Khuynh hướng của một Nhà Nước Xã hội dễ can thiệp trực tiếp vào giá cả tiêu thụ hàng ngay của Thị trường nhân danh bào vệ người nghèo.  Nhà Nước dễ ấn định Giá trần và Giá sàn cho hàng hóa, nhất là những hàng hóa tiêu thụ đại chúng.

=>          Đinh Giá trần (Prix plafond)

Khi giá một nhu yếu phẩm có đà tăng lên, nghĩa là phía Cầu tăng lên hơn phía Cung, Nhà Nước can thiệp trực tiếp vào Thị trường bằng cách định một Giá trần, nghĩa là giá bán không được tăng lên trên Giá trần đã do Nhà Nước ấn định. Nhà Nước lấy lý do là mình phải bênh đỡ cho người nghèo. Hâu quả của việc can thiệp này ra sao ?

*            Chính Nhà Nước đã tạo ra một tình trạng Cầu luôn luôn lớn hơn Cung và nhữ vậy trên Thị trường tiêu thụ, giá cả luôn luôn ở trong tình trạng phải cao hơn Giá trần.

*            Tình trạng này khiến cho con buôn tìm cách đầu cơ làm cho Cung càng khan hiếm hơn để họ bán chợ đen với giá cao hơn nữa.

*            Để có thể kiểm soát được đầu cơ và bán chợ đen của con buôn, Nhà Nước buộc lòng phải chi tiêu tốn kém cho hệ thống kiểm soát. Việc chi tiêu tốn kém xã hội này lại lấy từ tiền thuế của Dân. Nếu con cháu đảng làm đầu cơ, thì ai dám kiểm soát.

Như vậy vấn đề đặt ra là việc Nhà Nước định Giá trần có ích lợi cho Dân không hay lại làm cho Dân vẩn sống trong tình trạng tăng giá do đầu cơ và chợ đen, rồi phải đóng thuế chi tiêu xã hội cho hệ thống kiểm soát.

Trong thời YELSIN tại Nga, vì giữ Giá trần mà Moscou khan hiếm thịt, dân chúng nối đuôi đợi hàng dài trước cửa tiệm. YELSIN đã quyết định thả lòng giá. Giá thịt lên vọt, nhưng dần dần lại xuống và còn xuống thấp hơn Giá trần (Prix plafond) mà Nhà Nước đã định trước đây vì lượng Cung tràn vào Thị trường.

=>          Giá sàn (Prix plancher)

Đây là trường hợp giá cả của mặt hàng tụt xuống vì lý do ếm giá của phía mua chẳng hạn. Nhà Nước can thiệp vào để định giá sàn, nghĩa là không cho giá xuống thấp hơn với mục đích trợ lực cho phía Cung, nghĩa là cho phía sản xuất tiếp tục hoạt động. Nếu giá tiếp tục mang khuynh hướng xuống và để bảo vệ phía sản xuất Cung, Nhà Nước lại cũng phải lấy tiền thuế của Dân để bù trừ cho những thua lỗ của những Công ty sản xuất. Nếu đây là những Công ty quốc doanh, thì Nhà Nước phải trường kỳ hỗ trợ (Subventions) để những Công ty này khỏi chết.

Trong cả hai trường hợp Giá trần và Giá sàn, chính người Dân đóng thuế phải chịu cho những Chi tiêu xã hội. Vì vậy, không thể nói được rằng việc can thiệp trực tiếp của Nhà Nước là để bênh đỡ cho người nghèo.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Category: Kinh tế | Views: 798 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0