Dân chủ là
một lối sống, một thành tựu, không bao giờ là một “quà tặng” bất ngờ.
Đó là sự lớn lên của một cộng đồng người. Người dân đã chuẩn bị để thực
thi quyền của mình đến đâu? Hay dân vẫn không tham gia, không quan tâm?
Nếu người dân thờ ơ nhiều khi bầu cử chỉ là hình thức.
Đây
là thách thức rất lớn. Để thay đổi cần có thêm thời gian. Ở đây, chưa
nói tới ý thức tích cực chính trị mà các kỹ năng thực hiện quyền dân
chủ của người dân cũng phải được xây dựng và phát triển. Để
giáo dục cử tri, các hội đồng bầu cử đóng vai trò rất quan trọng. Trên
thế giới, nhiều nước có các hội đồng bầu cử chuyên nghiệp. Những người
tham gia tranh cử thì không thể tham gia các hội đồng này. Ngoài
chức năng tổ chức bầu cử, các hội đồng bầu cử còn tổ chức giáo dục và
đào tạo các kỹ năng cho cử tri, duy trì ý thức về dân chủ và kỹ năng
thực hành dân chủ. Ngoài ra, họ còn cho đăng ký cử tri, theo dõi những
người đến tuổi, lên danh sách. Hội đồng này hoạt động thường xuyên để
bảo tồn và vận hành hệ thống dân chủ. Đây
là thách thức rất lớn. Để thay đổi cần có thêm thời gian. Ở đây, chưa
nói tới ý thức tích cực chính trị mà các kỹ năng thực hiện quyền dân
chủ của người dân cũng phải được xây dựng và phát triển. Để
giáo dục cử tri, các hội đồng bầu cử đóng vai trò rất quan trọng. Trên
thế giới, nhiều nước có các hội đồng bầu cử chuyên nghiệp. Những người
tham gia tranh cử thì không thể tham gia các hội đồng này. Ngoài
chức năng tổ chức bầu cử, các hội đồng bầu cử còn tổ chức giáo dục và
đào tạo các kỹ năng cho cử tri, duy trì ý thức về dân chủ và kỹ năng
thực hành dân chủ. Ngoài ra, họ còn cho đăng ký cử tri, theo dõi những
người đến tuổi, lên danh sách. Hội đồng này hoạt động thường xuyên để
bảo tồn và vận hành hệ thống dân chủ. Nếu
không làm những điều này, rủi ro của tình trạng dân chủ hình thức là
rất lớn. Cần có thời gian và nỗ lực để giúp dân chúng có được nhận
thức, năng lực và kỹ năng để thực hành quyền bầu cử của mình. Tuy
nhiên, cũng cần tới một xã hội với nền kinh tế đủ mạnh để có điều kiện
cho việc thực hành dân chủ.Nếu không làm những điều này, rủi ro của
tình trạng dân chủ hình thức là rất lớn. Cần có thời gian và nỗ lực để
giúp dân chúng có được nhận thức, năng lực và kỹ năng để thực hành
quyền bầu cử của mình. Tuy nhiên, cũng cần tới một xã hội với nền kinh
tế đủ mạnh để có điều kiện cho việc thực hành dân chủ. Nếu
không làm những điều này, rủi ro của tình trạng dân chủ hình thức là
rất lớn. Cần có thời gian và nỗ lực để giúp dân chúng có được nhận
thức, năng lực và kỹ năng để thực hành quyền bầu cử của mình. Tuy
nhiên, cũng cần tới một xã hội với nền kinh tế đủ mạnh để có điều kiện
cho việc thực hành dân chủ. Trên đây là trả lời phỏng vấn của TS Nguyễn Sĩ Dũng trên Vietnamnet. Cá nhân mình cũng cho rằng: Dân chủ không phải là quà tặng bất ngờ.
Cứ nhìn các xã hội Âu Mỹ giờ thì biết. Người ta đã trải qua quá nhiều
đấu tranh, đổ máu để có dân chủ ngày hôm nay. Từ thời nô lệ cho đến
phong kiến... Đặc biệt nhất là thời trung cổ, người dân Âu Mỹ đã phải
trải qua những cuộc đấu tranh cam go, đổ máu rất nhiều thì mới có được
dân chủ hôm nay. Nhìn lại
đất nước mình, dân tộc mình, cũng có quá nhiều cuộc đấu tranh, nhưng
phần lớn là những cuộc chiến chống ngoại xâm. Còn những cuộc đấu tranh
cho một nền dân chủ thì còn ít quá. Cách mạng tháng 8-1945 đã mở đầu
cho một thời kỳ dân chủ. Mình đọc trên mạng thấy là hồi đó trong chính
phủ có nhiều đảng phái cùng tham gia, chia sẻ quyền lực. Nhưng các đảng
phái ấy đã không còn. Như lời của ông Đinh Xuân Lâm trả lời trên BBC thì "không
thể đặt vấn đề đa đảng đa nguyên với hoàn cảnh và đặc điểm Việt Nam, mà
quan trọng nhất là quán triệt tinh thần và nguyên tắc thống nhất, đoàn
kết dân tộc". Tớ không hiểu ý của bác Lâm ở đây, bác đứng về phía nào và bảo vệ quyền lợi cho ai. Trở
lại chuyện của bác Dũng, bác trả lời Vietnamnet trong bối cảnh sắp có
500 xã trực tiếp bầu chủ tịch xã. Tớ vẫn nghĩ là: nếu chỉ làm việc này
trong 500 xã thì chả có gì đáng bàn cả. Vì so với gần 10.000 xã trong
cả nước thì việc làm ở 500 xã chả thấm vào đâu. Tớ nghĩ là nếu đã làm,
thì mình làm ở tất cả các xã đi nhờ! Có nghĩa là toàn bộ cấp xã đều cho
dân bầu trực tiếp chủ tịch xã. Nhưng
lại có một nguy cơ thế này. Chẳng hạn khi các xã tiến hành bầu trực
tiếp chủ tịch xã, liệu chính quyền cấp huyện có chịu để yên không? Một
khi ở một xã nào đó bầu được chủ tịch của riêng mình, và "lỡ đâu" bác
này đứng về phía người dân, thì chính quyền huyện có "chỉ đạo" được cái
bác này không? Như thế, theo tớ, nguy cơ huyện nhúng tay vào các cuộc
bầu cử này là rất cao. Thế là sau đó, chuyện hiệu quả 500 xã bầu chủ
tịch sẽ được săm soi, và thấy là cũng chẳng mang lại hiệu quả mong
muốn, thế là chuyện để dân tự bầu sẽ bị khép lại, coi như dân mình chưa
đủ "dân trí" như ta vẫn thường nghe. Tớ
thì tớ vẫn thích chẳng cần trực tiếp bầu chủ tịch xã. Cứ bầu thẳng chủ
tịch nước, thủ tướng đi cho nó oách. Rồi để bác thủ tướng do dân bầu
lên trực tiếp kia tự mình thành lập chính phủ. Nếu bác í làm không tốt
thì xuống, để người khác lên thay. Thế có phải hay hơn không, nhờ! Tớ
nói điều này vì tớ nghĩ là: Thủ tướng chính phủ cũng như cái não của cơ
thể. Nếu bộ não ok thì mọi bộ phận khác cũng ok. Thậm chí nếu cụt chân
thì cũng làm được chân giả mà, nhờ! Chứ còn nếu cái bộ não nó có vấn
đề, thì chuyện chân tay và các cơ quan khác có khỏe cũng chịu. Các
bạn có thể lập luận rằng: hoàn toàn có thể dùng chân tay để tập cho bộ
não mạnh khỏe. Phải rồi, nhưng đó là của những người bị đột quỵ, hay bị
chấn thương sọ não. Nhưng khi đó lại phải dùng các dụng cụ tập vật lý
trị liệu. Nhưng vậy thì tốn tiền lắm!!! Vài thiển ý! Blogger TOBE
|