Đỗ Thái Nhiên
(http://www.vietvusa.com)
Trọng pháp là nghĩa
vụ đòi hỏi mọi người phải triệt
đề tôn trọng luật pháp. Tuy nhiên, trước khi
tôn trọng luật pháp, con người cần có khả
năng nhận biết sự khác biệt giữa pháp
trị (Rule of law) và pháp quyền (Rule by law). Pháp tri(Rule of
law) là guồng máy pháp luật được ra đời
từ một quốc hội thực sự do dân bầu
theo đúng thể chế tự do dân chủ. Quyền
lợi của mỗi người dân và mọi
người dân là đối tượng phục vụ duy
nhất và tối cao của pháp trị. Ngựơc
lại, pháp quyền(Rule by law) là luật pháp do chế
độ độc tài tự ý tạo ra chỉ với
mục đích cứng rắn bảo vệ quyền
thống trị xã hôi của cá nhân hoặc phe nhóm
độc tài. Luật pháp của Tần Thủy Hoàng,
của Hitler, của Mao Trạch Đông là các loại pháp
quyền điển hình. Pháp trị là luật pháp chính danh.
Pháp quyền là luật pháp ngụy danh. Trong thực tế
tất cả nhà cầm quyền độc tài đều
thường xuyên nổ lực làm cho người dân
mất khả năng phân biệt được sự
khác nhau như nước với lửa giữa pháp
trị và pháp quyền. Từ đó người dân sẽ
ngoan ngoản tụân phục pháp quyến, pháp luật
độc tài. Nghĩa vụ trọng pháp cao cấp hàng
đầu chính là nghĩa vụ triệt tiêu pháp quyền,
đồng thời mở đường cho pháp trị
vươn mình lớn mạnh.
Ngày 15/10/2008, đài Á Châu Tự
Do ghi nhận: trong một phiên điều trần
trước quốc hội CSVN, ông Trịnh Ngọc
Dương, chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã trình bày quan
niệm về công lý của hệ thống tòa án Xã Hội
Chủ Nghĩa như sau: “Ở
nước ta, xử đúng cũng được, xử
sai cũng được, xử hòa cũng
được, xử thắng cũng được,
xử thua cũng được…” (Hết lời dẫn).
Như vậy, rõ ràng là đúng hay sai, không
cần biết, thắng hay thua, không cân biết, miễn là
quyền thống trị xã hội của đảng CSVN
được triệt để bảo vệ. Đó là tất
cả nội dung cốt lỏi của luật pháp
ngụy danh, gọi tắt là pháp quyền của chế
độ CSVN. Bây giờ chúng ta hãy khảo sát mối quan
hệ giữa pháp quyền Hà Nội và quyền tự do
báo chí của người dân thông qua vụ án
được dư luận gọi là “Vụ Án Chống
Những Người Chống Tham Nhũng”
Tháng 04/2006,
tại Việt Nam nổ ra vụ tham nhũng cực
kỳ nghiêm trọng, lúc bấy giờ nghe theo khấu
hiệu “Chống tham nhũng là cứu nước” của
CSVN báo chí trong nước hăng say lùng tin và đăng tin về tham
nhũng PMU18. Thế nhưng công cuộc diệt trừ
tham nhũng kéo dài chẳng bao lâu, gió lại đổi
chiều. Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến
bị can hàng đầu của PMU18 được ra
khỏi nhà tù, được trắng án, được
phục hồi đảng tịch. Thiếu tướng
Cao Ngọc Oánh liên can tội “chạy án” được xác
nhận vô tội, được vinh thăng trung
tướng. Sau cùng sự
việc sẽ đến đã đến: 4giờ
chiều, giờ Saigon, ngày 12/05/2008 nhà báo Nguyễn Văn
Hải, báo Tuổi Trẻ và nhà báo Nguyễn Việt
Chiến, báo Thanh Niên bị bắt giam. Kế đó ông
Đinh Văn Huynh, thượng tá công an, nguyên
trưởng phòng 9 thuộc C14 cũng bị tống giam.
Riêng ông Phạm Xuân Quắc thiếu tướng công an,
nguyên cục trưởng cục cảnh sát điều tra
tội phạm C14 tuy có tên trong danh sách bị can nhưng
đươc tại ngoại hậu tra. Sau đây là
những chỉ dấu bất bình thường của
vụ án báo chí 2008 trên chặng đường từ nhà tù
ra tới tòa án.
Thoạt
tiên, ngày 12/05/2008, lệnh bắt giam hai ông Nguyễn
Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải ghi tội danh là
“Lợi dụng chức vụ
và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tội này
qui định bởi điều 281 bộ luật hình
sự của CSVN. Tuy nhiên dưới qui chế báo chí
quốc doanh của Hà Nội, mỗi nhà báo bị buộc
phải thường xuyên đi bên lề phải
dưới sự kiểm soát chặt chẽ của vô
số cấp trên: ban biên tập và phê duyệt, thư ký tòa
soạn và tổng biên tập, công an văn hóa các loại,
nhân viên bộ thông tin các cấp…Nhìn chung chức vụ
của nhà báo là chức vụ nằm ở đáy guồng
máy thông tin tuyên truyền. Với chức vụ kia làm gì có
quyền và hạn. Vì vậy ngày 22/09/2008, Viện Kiểm
Sát Nhân Dân Tối Cao của CSVN đã đổi tội danh
hai nhà báo từ tội “lợi
dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” của điều 281 chuyển qua điều
258 qui định về tội “Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân”.
Sự việc thay đổi tội danh này mang lai cho
CSVN hai điều lợi. Một là tội “ lợi dung các
quyền tự do dân chủ” mơ hồ hơn, dễ truy
tố và dễ buộc tội hơn. Hai là tránh nhắc
tới nhóm chữ “chức vụ và quyền hạn”
của nhà báo nhằm làm cho dư luận bớt phần
chú ý tới thân phận ảm đạm của giới
làm báo tai Việt Nam. Đó là tất cả lý do thầm kín
khiến cho ngành công tố của CSVN không thể minh thị giải
thích tại sao họ đã thay đổi tội danh
đối với hai nhà báo.
Giống
như hai nhà báo, tội danh của thiếu tướng
Phạm Xuân Quắc và thượng tá Đinh Văn Huynh lúc
khởi đầu là điều 281 “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong
khi thi hành công vụ”. Sau đó, lại đổi thành
điều 286 tội “Cố ý
làm lộ bí mật công tác”.
Chính nhóm chữ “bí
mật công tác” đã giúp cho công luận hiểu
được mặt trái của vụ án báo chí 2008.
Vụ án này nhằm đánh vào hai nhà báo:
Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải.
Riêng Nguyễn Văn Hải
đã “Tích cực hợp tác với cơ quan điều
tra và tỏ ra hối lỗi”. Vì vậy bài viết này
chỉ bình luận về những đối thoại
giữa nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Hội
Đồng Xét Xử của phiên tòa các ngày 14 và 15 tháng
10/2008.
Trong phiên
xử báo chí, Hội Đồng Xét Xử hỏi Nguyễn
Việt Chiến:
“Bị cáo có thấy tất
cả những bài viết của bị cáo có đúng
với sự thực không?”
Dưới
chế độ độc tài và tham ô kiểu CSVN,
hiển nhiên chỉ có đảng CS mới biết
được đâu là sự thực trong một hồ
sơ tham nhũng. Vì vậy, thay vì xác nhận những bài
do Nguyễn Việt Chiến viết ra là đúng hay sai
sự thực, người ký giả này chỉ có thể
cho tòa án biết từ những nguồn tin nào,
đương sự đã viết thành bài.
Ông
Chiến nói:
“Thưa quý Tòa, tôi muốn nói
rằng ngày 5/5/2006 Tổng cục cảnh sát đã họp
báo, công khai công bố số tiền Bùi Tiến Dũng
đánh bạc là 2,600,000 Mỹ Kim và khẳng định
hoàn toàn số tiền này là tiền tham nhũng từ các
dự án của PMU18. Hôm ấy tướng Phạm Xuân
Quắc, đại diện Tổng cục cảnh sát
đã công bố toàn bộ các điều tra ban đầu.
Tất cả các báo chí đều đăng.”(Hết
lời dẫn)
Trình bày
như vừa kể Nguyễn Việt Chiến muốn nói
với tòa án rằng tất cả những tin tức do ông
Chiến chuyển tải trên mặt báo đều xuất
phát từ Tổng Cục Cảnh Sát. Vì vậy những tin
tức kia phải là tin đúng với sự thực.
Mặt khác đừng quên rằng cả tướng
Quắc lẩn thượng tá Đinh Văn Huynh
đều bị truy tố về tội “tiết lộ
bí mật”. Bí mật là gì? Bí mật chính là những sự
thật cần được dấu kin. Tiết lộ bí
mật có nghĩa là nói cho người khác biết sự
thưc. Điều oái ăm nằm ở sự thể
rằng: một mặt công an bị truy tố về
tội “tiết lộ sự
thực”. Mặt khác khi Nguyễn Việt Chiến
phổ biến lên mặt báo những sự thực do công
an tiết lộ thì ông Chiến lại bị truy tố
về tội viết sai
sự thực. Nói ngắn và gọn hội đồng
xét xử vụ án Nguyễn Việt Chiến cho rằng tai
và mắt của Nguyễn Việt Chiến đã tiếp
nhận sự thực do công an tiết lộ. Thế
nhưng khi những sự thực kia chạy xuống tay
của Nguyễn Việt Chiến để biến thành
chữ viết thì chúng lại biến thành sai sự
thực. Đoán biết những suy nghĩ bất bình
thường của hội đồng xét xử,
Nguyễn Việt Chiến đã phải tự biện
hộ trên giả sử rằng: nếu quả thực
những điều Nguyễn Việt Chiến viết là
sai sụ thực thì hậu
quả pháp lý sẽ ra sao?
Trước tòa Nguyễn Viêt Chiến nêu ý kiến:
“Thưa quý tòa, tôi là một nhà
báo. Tất cả những điều tôi viết chịu
sự xem xét và điều chỉnh của luật báo chí,
trong luật báo chí, điều 7 qui định rất rõ
ràng là nếu cơ quan báo chí mà đưa thông tin sai sự
thực, xuyên tạc, sau khi có đơn của cơ quan,
tổ chức, cá nhân bị xâm hại quyền lợi thì
báo chí phải đăng đính chính. Nếu không chịu
đăng đính chính, cơ quan báo chí phải chịu
trách nhiệm khi các đơn vị cá nhân đó khởi
kiện.” (Hết lời dẫn)
Thế
nhưng, trong thực tế tòa án CSVN không áp dụng
luật báo chí mà lại áp dụng điều 258 bộ hình
luật tổng quát đối với Nguyễn Việt
Chiến. Áp dụng luật hình như vừa kể có các
phi lý sau đây:
Phi lý
một: Trong hiện vụ, bi can chính là nhà báo. Vụ
việc chính là sự tranh luận tin tức đăng trên
báo có sai sự thực hay không? Tóm lại, Người là
báo, việc cũng là báo, tại sao không áp dụng luật
báo chí? Luật báo chí ban hành để làm gì?
Phi lý hai:
Nguyễn Việt Chiến bị truy tố tội “Lợi
dụng quyền tự do dân chủ...”. Thế nhưng
trong suốt thời gian thẩm vấn Nguyễn Việt
Chiến ngay tai phiên xử công khai, hội đồng xét
xử tuyệt nhiên không hề nhắc tới nhóm chữ
“Quyền tự do dân chủ”. Dưới sự cai trị
độc tài của CSVN, cá nhân công dân bi nghiêm cấm làm báo
qua mọi hình thức . Mỗi tờ báo là một xí
nghiệp quốc doanh, mỗi nhà báo là một công chức.
Tự do báo chí hoàn toàn bị triệt tiêu. Báo chí hiển
nhiên chỉ là công cụ tuyên truyền của nhà
nước. Sinh hoạt báo chí tuyệt đối không liên
hệ xa gần gì tới quyền tự do dân chủ
của người dân. Trong tình huống vừa mô tả,
làm gì nhà báo CSVN có điều kiện để “Lợi
dụng quyền tự do dân chủ”?
Mặc
dầu tội danh bị thay đổi không một lời
giải thích.
Mặc
dầu, công an bị truy tố tội “tiết lộ
sự thực”, nhưng Nguyễn Việt Chiến lại
bị truy tố tội viết sai sự thực. Đây
là một nghịch lý căn bản của vụ án.
Mặc
dầu, hồ sơ vụ án cho thấy ngừơi và
việc đều nằm trên địa bàn báo chí, nhưng
tòa án lại gạt bỏ luật báo chí ra ngoài công viêc xét
xử.
Mặc
dầu, Nguyễn Việt Chiến bị truy tố tội
“Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, nhưng
trong suốt quá trình xét xử, Tòa án không hề tranh luận
về tội danh vừa nêu. Hơn thế nữa, tự
thân mỗi nhà báo cũng như tự thân mỗi
người dân đều không có tự do dân chủ.
Nguyễn Việt Chiến tìm đâu ra tự do dân chủ
để lợi dụng?
Đối
diện với hàng loạt “mặc dầu” nêu trên, tòa án
CSVN vẫn nhắm mắt tuyên phạt Nguyễn Việt
Chiến hai năm tù giam. Xử án theo kiểu nhắm
mắt mà Nguyễn Việt Chiến là nạn nhân
điển hình đã nói lên toàn diện bộ mặt
thật của chế độ pháp quyền Hà Nội.
Thế giới đã đánh giá như thế nào về pháp
quyền Hà Nội? Thưa rằng: ngày 20/10/2008 trong
bảng xếp hạng tự do báo chí Tổ Chức Phóng
Viên Không Biên Giới đã cho điểm và xếp Việt
Nam vào hạng thứ 168 trên tổng số 173 quốc gia
“dự thi”. Vị thứ 168 của CSVN đã nói lên một
cách chính xác trình độ văn minh của chế
độ Hà Nội./.
Đỗ Thái Nhiên
|