Việt Long, phóng viên đài RFA
2008-10-24
Tạp
chí Kinh Tế Viễn Đông mới đây đã đăng tải một bài báo trình bày những
nghịch lý trong chính sách kinh tế của Việt Nam, dẫn đến các hịêu quả
yếu kém cho nền kinh tế.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam/Hà Nội 1.10.2008
Thời
buổi kinh tế khó khăn, nhiều gia đình có thu nhập thấp chọn mua than tổ
ong về đun nấu, thay cho các loại bếp gas, bếp điện.
Theo bài viết của Giáo sư Lê
Sĩ Long, giám đốc chương trình Sáng kiến quốc tế về Nghiên cứu toàn cầu thuộc đại
học Houston, Texas; Việt Nam hiện không giải quyết được những vấn đề kinh tế của
mình trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đề cao ổn định chính trị
Tình hình kinh tế của Việt
Nam đang ảm đạm, không như những lời trấn an do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa
ra gần đây.
Nạn lạm phát và giá sinh hoạt
tăng cao rõ ràng đang phá bỏ những thành tựu mới đây trong lĩnh vực xoá giảm
nghèo đói. Hệ thống bảo hiểm xã hội chỉ đáp ứng được cho 11% lực lượng
lao động. Tỉ lệ dân số sống với thu nhập dứơi 1 đô la một ngày là
khoảng 20%, gấp đôi tỉ lệ này cách đây một năm.
Vì lạm phát nên lương tiền mất
giá, công nhân các xí nghiệp do nước ngoài đầu tư đã đình công với mức độ gấp
tăng gấp hơn 4 lần trong hai năm qua.
Số liệu của chính phủ
Vì lạm phát nên lương tiền mất
giá, công nhân các xí nghiệp do nước ngoài đầu tư đã đình công với mức độ gấp
tăng gấp hơn 4 lần trong hai năm qua, theo số liệu chính thức của chính phủ.
Bài báo của GS Lê Sĩ Long viết
tiếp: nhưng chính phủ của Thủ tướng Dũng đặt nặng vấn đề ổn định chính trị và
tính chính đáng của chính quyền, cho đó là vận xui thay vì là do chính sách
không hay.
Trong hội nghị thảo luận với
môt số chuyên gia kinh tế trong nước hôm 13 tháng 9 năm nay, ông Nguyễn Tấn
Dũng nhấn mạnh yếu tố kinh tế toàn cầu rối loạn như một trong các nguyên nhân
đưa đến tình trạng kinh tế tệ hại ở Việt Nam.
Cùng lúc, ông cho rằng các kế
hoạch của chính phủ đang có hiệu quả tốt, với những tỉ lệ giảm mức lạm phát, giảm
đà tăng giá tiêu dùng tính theo từng tháng, thặng dư mậu dịch cu4ng giảm nhiều.
Ông Dũng còn khẳng định là
quyết định tăng giá xăng 31% vào tháng 7 đã không làm tăng mức lạm phát hay đà
tăng giá tiêu dùng như dự kiến.
Lạm phát, giá cả liên tục tăng cao khiến đồng lương không đủ sống, là
một trong những nguyên nhân của tình trạng đình công của người lao động
tại Việt Nam.
Một số chuyên gia của các tổ
chức nghiên cứu kinh tế tương đối có đầu óc độc lập hơn trong hội nghị này nêu
câu hỏi về những yếu tố gây hại cho kinh tế, như thiếu biện pháp bảo đảm phẩm
chất phát triển, thiếu nền quản trị tốt, thiếu công nhân lành nghề.
Vị Thủ tướng tránh trả lời thẳng,
nói rằng những nỗ lực giải quyết những vấn đề đó không phải là ưu tiên, lại khó
thực hiện trong lúc này. Theo ông thì vấn đề ưu tiên là phải khuyến khích
các địa phưong và khu vực kinh tế đạt cho được đà tăng trửơng GDP 7% trong năm
nay!
Tấn đề ưu tiên là phải khuyến khích
các địa phưong và khu vực kinh tế đạt cho được đà tăng trửơng GDP 7% trong năm
nay.
TT Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Việt Nam sau đó còn
trình bày quan điểm ấy trong hội nghị với các tổ chức quốc tế chính yếu đối với
Việt Nam, hôm 20 tháng 9. Ông ngỏ ý tin tưởng lạm phát sẽ giảm
trong vòng 16 tháng tới, và sự theo đuổi mục tiêu tăng trửơng cao để đem lại sự
ổn định kinh tế vĩ mô là điều hợp lý!
Dân chúng bất mãn
Trong công chúng, có vẻ như
càng ngày sự bất mãn về kinh tế của xứ sở càng tăng, đưa đến những cuộc thảo luận
riêng tư về hiệu quả của các giải pháp của Nhà nước cùng khả năng của lãnh đạo.
Cũng có người tin rằng lạm
phát đã tới đỉnh điểm và nền kinh tế không còn đối mặt với suy thoái nặng nề.
Những người này thấy nhẹ nhõm
khi giá xăng dầu giảm hai lần trong tháng 8, dù vẫn cao hơn 25% so với đầu năm.
Tuy nhiên nhiều nhà đã phải âu lo cho tình hình kinh tế gia đình chưa từng
tệ hại như vậy trong cả chục năm nay.
Giáo sư Lê Sĩ Long của đại học
Texas viết tiếp: Chính sách của Thủ tướng Dũng đầy nghịch lý, khi vừa chống
lạm phát vừa đẩy mạnh đà tăng trưởng. Đối với giới chuyên môn thì phải mất
cái nọ mới được cái kia.
Giám đốc ADB tại Việt Nam,
ông Ayumi Konishi, nói rằng trong lịch sử chưa có nước nào thành công trong cả
hai mục tiêu ấy cùng một lúc.
Cơ quan Ecomnomist
Intelligence Unit dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm xuống 4,9% năm nay
và 4,l6% sang năm, trong khi tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm từ 25% còn 15,2%
sang năm.
Tương tự, ADB cho rằng Việt
Nam muốn vượt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% thì cái giá phải trả là gia tăng lạm
phát và thặng dư mậu dịch, theo lời giám đốc Konishi.
Ảnh hưởng khủng hoảng
Nếu cho rằng yếu tố quốc tế
là căn nguyên của các khó khăn kinh tế của Việt Nam, thì trận bão ấy cũng còn
lâu mới hết. Giá thực phẩm và giá dầu thế giới giảm chỉ giúp lạm phát và
giá tiêu dùng đỡ tăng nhanh như dự kiến, không chựng lại.
Ngược lại cơn khủng hoảng tài
chính Hoa Kỳ sẽ tác động mạnh đến các định chế kinh tế và nền thương mại của Việt
Nam. Việt Nam dễ bị thiệt hại vì cần hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ.
Các ngân hàng và tập đoàn
công ty Nhà nước khó tìm vốn liếng và đối tác từ bên ngoài. Mức xuất khẩu
và đầu tư nước ngoài yếu đi, giữa lúc đang tăng mạnh so với năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu truyền
thống của Việt Nam đều bị trì trệ kinh tế hay lạm phát, như Mỹ, châu Âu,
Phi-Líp-Pin, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan.
Tổng quát, dường như các lãnh
tụ đảng Cộng sản Việt Nam không muốn nhìn thẳng vào sự thật.
Họ vẫn cho các vấn đề là do từ
bên ngoài, và sử dụng các biện pháp hành chính để bù vào những hao hụt thua lỗ.
Họ muốn trở lại đà phát triển kinh tế cao mà không chịu nhìn nhận rằng tình trạng
kinh tế trì trệ hiện nay chính là vì đà tăng trưởng quá nhanh.
Nhất là các cơ chế, hạ tầng
cơ sở cũng như nhân lực đều kém khả năng để chuyển đà tăng trưởng nhanh thành
ra tăng trửơng có phẩm chất.
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng
trưởng hằng năm bình quân 7,5% trong thập niên qua. Bình quân GDP trên đầu
người tăng từ 100 đô la năm 1990 lên tới 833 mỹ kim năm 2007. Tăng
trưởng kinh tế và thành tích xoá đói giảm nghèo lại kèm thêm sự thành công về
thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên tăng trưởng kỳ diệu
là nhờ vào chính sách cương quyết chuyển sang kinh tế thị trường, chính sách đã
chuyển đổi tận gốc một nền kinh tế khởi đi từ mức quá thấp.
Chính sách này đưa lao động
nông thôn vào công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, và đầu tư mạnh vào kinh tế,
tức là những “đầu vào” đem lại tăng trưởng.
Tăng trửơng kỳ diệu đã không
đi đôi với tiến bộ về hiệu năng và sức sản xuất, màchỉ là kết quả của luồng vốn
và sức lao động ở đầu vào.
Ở đầu ra, sức sản xuất công
nghiệp đo lường bằng tỉ lệ giữa các yếu tố hiệu năng, vốn và lao động, đã giảm
sút nặng nề. Điều này có nghĩa là Việt Nam không sử dụng hữu hịêu
những tài nguyên hiếm quý, đã quản trị yếu kém làm gia tăng chi phí sản xuất,
và giá lao động rẻ không đủ bù cho hiệu năng sản xuất quá thấp.
Vai trò của chính quyền?
Việt Nam vẫn còn có thể trở lại
đà tăng trưởng mạnh như xưa, nếu giới lãnh đạo tạo được môi trừơng kinh tế xã hội
và chính trị thuận lợi cho phát triển.
Hiện nay khu vực tư nhân tạo
ra 90% công vịêc và 70% sản phẩm, nhưng khu vực quốc doanh được nhận lãnh phần
lớn vốn liếng và tín dụng của Nhà nước. Một công ty quốc doanh chi
phí gấp 8 lần công ty tư doanh để tạo ra 1 công việc.
Chỉ cần tạo sân chơi bằng phẳng,
Việt Nam sẽ dễ dàng tạo thêm công ăn việc làm để thu hút lao động dư dôi và
tăng sức sản xuất, tiến tới đà tăng trửơng 11% như Trung Quốc.
World Bank
Theo Ngân hàng Thế Giới tính
toán, loại bỏ hệ thống quốc doanh thì có thể tiết kiệm được 30% chi phí chuyển
vận và kỹ thuật.
Chỉ cần tạo sân chơi bằng phẳng,
Việt Nam sẽ dễ dàng tạo thêm công ăn việc làm để thu hút lao động dư dôi và
tăng sức sản xuất, tiến tới đà tăng trửơng 11% như Trung Quốc.
Nhưng chính phủ chỉ chịu đổi
mới toàn diện chính sách kinh tế khi rơi vào khủng hoảng vì không chịu đổi mới.
Lạm phát gia tăng, xuất khẩu giảm sút cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới, Việt Nam phải hạ giảm chỉ tiêu tăng trưởng
kinh tế của năm 2008.
Từ 1979 khủng hoảng đã là chất
xúc tác khiến Việt Nam trên thực tế phải bỏ chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa
cổ hủ, nhưng kinh tế vẫn có nhiều phần kém hịêu quả. Ngày nay khó
có cơ hội lãnh đạo Đảng lại cho phép cởi mở chính trị để đối phó viễn ảnh khủng
hoảng kinh tế.
Cần một chính sách mạnh tay
Chuyên gia Johnathan Pincus của
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho rằng Việt Nam không thiếu
người hiểu ra nguyên do bất ổn kinh tế hiện nay và phương cách chống lạm phát để
hồi phục và ổn định thị trường. Nhưng họ lại không ở những vị trí để được
quyền hành động.
Vì vậy, ông Pincus cho rằng
chính lãnh đạo Đảng và chính phủ phải chịu trách nhiệm về tình hình kinh tế hiện
nay.
Chương trình Việt Nam của đại
học Harvard theo yêu cầu của Thủ tướng Dũng, đệ nạp một bản phân tích chiến lược
kinh tế của Việt Nam. Bản phân tích kết luận rằng các định chế chính trị,
hành chính, cả học thuật của Việt Nam đã bị những nhóm quyền lợi lũng đoạn để
đem lại lợi riêng và bành trướng.
Mối đe doạ lớn nhất cho Nhà nước Việt Nam
chính là sự bất cập của chính quyền ấy.
Chuyên gia của Harvard
Các chuyên gia hàng đầu thế
giới của Harvard quy trách, rằng mối đe doạ lớn nhất cho Nhà nước Việt Nam
chính là sự bất cập của chính quyền ấy.
Văn bản của Harvard còn cảnh
báo rằng hiện tượng lạm phát tại Việt Nam là do chính phủ gây ra, phần lớn là hậu
quả của sự kém cỏi trong cách điều hành nền kinh tế vĩ mô, cùng với những quyết
định đầu tư sai trái.
Để sửa chữa người ta cần tới
một sự đồng tâm nhất trí mới để phát triển, để đổi mới. Đó không phải là
chuyện dễ, khi Việt Nam còn chưa bị khủng hoảng kinh tế tệ hại và sự đồng tâm hồi
năm 1986 đã không còn nữa.
Trong trường hợp tình hình
suy sụp mãi, giả dụ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh được giao cho nhiệm vụ làm lại từ
đầu, thì ông Mạnh hẳn sẽ quay lại chính sách tiền tệ gọi là cơ bản hơn, theo đó
thì lạm phát không phải là một hiện tượng tiền tệ, mà là vì đầu tư từ ngoài vào
ồ ạt và tín dụng nội địa gia tăng mạnh mẽ.
Sự nhất trí về một chính sách
như vậy tất nhiên sẽ giúp quốc gia độc đảng Việt Nam tiến mạnh trên con đường ấy,
nhưng Việt Nam sẽ không thể nào đạt được hiệu quả kinh tế hay nền phát triển
kinh tế vững bền.
(Việt Long lược dịch từ bài viết của Gíao sư Lê Sĩ
Long đăng trên tạp chí Far Eastern Economic Review, số tháng 10-2008)
|