Năm 2008, Việt Nam đứng hàng thứ 168 trong tống số 173 quốc gia trên thế giới về tự do báo chí, sụt 6 hạng so với năm rồi.
AFP PHOTO
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả điều nằm trong vòng kiểm soát, chịu sự chi phối của Đảng và Nhà nước.
Reporters Sans Frontieres, tức
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, trụ sở tại Paris, Pháp vừa phổ biến danh
sách xếp hạng các quốc gia trên tòan cầu, về tự do báo chí, năm 2008.
Bảng xếp hạng căn cứ vào 49
tiêu chuẩn liên quan đến quyền tự do báo chí và ngôn luận tại mỗi nước và được
sự góp ý, phân tích của giới truyền thông, tổ chức nhân quyền, luật gia, nhà
nghiên cứu, và phân tích thời cuộc, khắp năm Châu.
Vì sao Việt Nam bị xếp gần
như cuối bảng? Xin mời qúy vị nghe giải thích của ông Vincent Brossel, đặc
trách khu vực Châu Á của RSF.
Bỏ tù nhà báo
Đỗ Hiếu:Kính
chào ông Vincent Brossel. Mở đầu câu chuyện, xin ông cho biết nhận xét của RSF
về sinh hoạt báo chí tại Việt Nam, hiện giờ? Và vì sao Việt Nam sụt 6 hạng so với
năm ngoái, thưa ông?
Sinh hoạt báo chí tại Việt Nam có nhiều dấu hiệu rất đáng ngại. Hà Nội đối xử mạnh tay, dùng luật pháp khắc khe,
đàn áp các nhà báo độc lập, các luật gia bênh vực dân chủ, những blogger, cùng
nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận.
Ông Vincent Brossel, RSF
Vincent Brossel:Theo bảng xếp hạng mà RSF phổ
biến mới đây thì sinh hoạt báo chí tại Việt Nam có nhiều dấu hiệu rất đáng ngại,
chính vì thế Hà Nội bị sụt xuống 6 hạng, Việt Nam đứng thứ 168 trên 173 quốc
gia, khắp 5 Châu, chỉ hơn được Cuba, Miến Điện, Turkmenistan, Bắc Hàn và
Eritrea.
Lý do chính dẫn tới sự tuột hạng
như chúng tôi vừa nói, là vì Hà Nội đối xử mạnh tay, dùng luật pháp khắc khe,
đàn áp các nhà báo độc lập, các luật gia bênh vực dân chủ, những blogger, cùng
nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đòi hỏi quyền làm người
phải được tôn trọng và rõ ràng hơn hết là việc nhà nước buộc tội “lạm dụng quyền
tự do, dân chủ” để xử phạt hai nhà báo, là các ông Nguyễn Văn Hải của tờ
Thanh Niên và Nguyễn Việt Chiến, báo Tuổi Trẻ.
Ai cũng biết rõ là bản án hai
năm tù dành cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến là vô lý, đó là những dữ kiện, bằng
chứng xác thực mà công luận đặc biệt quan tâm, đồng thời cho thấy là Hà Nội quyết
giới hạn quyền tự do báo chí, trái ngược với những lập luận mà họ thường quảng
bá và cổ xúy đối với thế giới bên ngoài.
Đỗ Hiếu:Ông vừa
nhắc đến trường hợp Hà Nội xử phạt các nhà báo, chỉ vì họ phanh phui tham
nhũng, đặc biệt là nhà báo Nguyễn Việt Chiến, bị kêu án 2 năm tù, RSF có cách
nào để can thiệp cho ông Chiến hay không?
Vụ án hai phóng viên gây phản ứng mạnh trong giới báo chí thế giới
Vincent Brossel: Việc Hà Nội xử phạt nhà báo Nguyễn
Việt Chiến, 2 năm tù giam, đã gây chấn động dư luận trong nước và hầu như cũng
lan rộng khắp nơi trên thế giới, sau đó.
Phải nói thêm rằng, giới ngoại
giao Tây Phương cùng với EU đã chăm chú theo dõi rất sát từng diễn tiến của vụ
án sôi nổi này, từ phiên toà xét xử hai nhà báo Hải và Chiến, vì đây là một trường
hợp điển hình trong việc Hà Nội bóp nghẹt quyền tự do báo chí tại Việt Nam, đồng
thời còn gây cản trở cho chiến dịch ngăn chống tham nhũng, mà Hà Nội đưa lên
hàng quốc sách và luôn hô hào phải triệt để bài trừ và xóa bỏ.
RSF rất lấy làm tiếc vì tất cả
những tiếng vang, lời phê phán, những phản ứng quyết liệt phát xuất từ
các diễn đàn ngôn luận quốc tế, bày tỏ những chỉ trích mạnh mẽ của công luận đối
với giới cầm bút chân chính, chỉ muốn bảo vệ công lý, tôn trọng sự thật, vinh
danh lẽ phải, đã không được nhà nước Việt Nam chú ý, lắng nghe.
Cung cách ứng xử của nhà nước Việt Nam mang tính cách tuyên
truyền về ý thức hệ, hoàn tòan không phù
hợp với thực tế, với trào lưu tiến hóa, xứng đáng được xem là một quốc gia tiến
bộ, có tầm vóc quốc tế.
Ông Vincent Brossel, RSF
Nghị quyết của Châu Âu
Đỗ Hiếu:Với kết
quả chung cuộc thường bị xếp vào cuối bảng trong những lần đánh giá mỗi năm,
theo ông thì Hà Nội có quan tâm gì đến sự việc tiêu cực này hay không, thưa
ông?
Vincent Brossel:Nghị viện Châu Âu vừa thông qua
với gần như tuyệt đại đa số, bản nghị quyết về quan hệ với Việt Nam, với nội
dung yêu cầu Hà Nội cải tiến dân chủ, tôn trọng nhân quyền, trước khi đôi bên
ký kết hiệp ước đẩy mạnh thế hợp tác song phương, có thể vào cuối năm nay hay đầu
năm tới.
Mặt khác, Liên hiệp Châu Âu
cũng đang trông chờ vào thiện chí từ phía Hà Nội và mong rằng họ nhận thức rõ rằng,
việc xử phạt tù nhà báo Nguyễn Việt Chiến là một sự sai lầm trong ngành tư
pháp, và cần phải sớm trả tự do vô điều kiện cho ông Chiến, vì đương sự chỉ đơn
thuần làm đầy đủ nhiệm vụ thông tin của mình, hầu cung cấp cho người dân những
tin tức trung thực, bằng chứng chính xác, về một vụ án tham nhũng khổng lồ, mà
chính Hà Nội luôn hô hào là phải tích cực tận diệt tham nhũng ở mọi cấp chánh
quyền, mọi ngành trong xã hội.
Hơn nữa, theo RSF chúng tôi
thì những cung cách ứng xử, đối đáp của nhà nước Việt Nam mang tính cách tuyên
truyền về ý thức hệ, nặng về hình thức, bị xem là chiếu lệ, hoàn tòan không phù
hợp với thực tế, với trào lưu tiến hóa, xứng đáng được xem là một quốc gia tiến
bộ, có tầm vóc quốc tế.
Đúng lý ra, Việt Nam nên lắng
nghe, ghi nhận những lời phê bình, góp ý, xây dựng từ phía công luận thế giới.
Bạn nghĩ gì về sinh hoạt báo chí tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý
kiến của Bạn. email: vietweb@rfa.org
Nghị quyết của Châu Âu vừa mới
thông qua, chính là sự tổng hợp, phân tích, đúc kết những dữ kiện, chứng tích
có thật, chính xác, liên quan đến tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam, vấn
đề tự do tôn giáo, tự do báo chí , cho nên qua những góp ý đó thiết thực đó, Hà
Nội nên biết phục thiện, thức tỉnh và sớm thay đổi chủ trương, đường lối, chính
sách cứng rắn của mình.
Đỗ Hiếu:Xin cám ơn ông Vincent Brossel, đã dành cho
đài chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.