Thứ Tư, 2024-12-04, 2:50 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 25 » Tôi có phải là vô ơn không?
10:00 AM
Tôi có phải là vô ơn không?

Thành viên X-cafevn.org  Le Cyclo

Trước đây tôi đã từng là HỒNG VỆ BINH (HVB) các bác ạ! Từ lúc nhỏ tới khi học xong đại học tôi luôn tôn sùng Đảng và bác Hồ Chí Minh. Vì sao ư? Vì tôi cũng như rất rất nhiều người sinh ra và lớn lên rồi học tập dưới mái trường XHCN tươi đẹp.

Chúng tôi đều được dạy rằng nhờ có Đảng và Bác chúng ta mới có cơm no áo ấm như ngày nay. Nhờ có Đảng và Bác chúng ta mới được đến trường. Nếu không có đảng thì bây giờ chúng ta phải làm nô lệ, cơm không có ăn, áo không có mặc, mù chữ...

Vậy mà tại sao bây giờ tôi lại "vô ơn" đòi DÂN CHỦ cho Việt Nam? Tôi lại "vô ơn" đòi loại bỏ quyền độc tôn độc tài cai trị của đảng?

Tôi có "vô ơn" không nhỉ các bác nhỉ?

Không tôi không hề "vô ơn", tôi xin khẳng định như vậy.

Đào Hiếu 60 tuổi mới biết mình "lạc đường". Nhà báo Xuân Bình 45 tuổi mới "đang tự đào tạo lại mình".

May quá khi tôi đang còn lúng túng giữa cái "ơn" mà tôi phải trả với những cái chướng tai gai mắt tôi thấy hàng ngày thì tôi đọc được Đào HiếuXuân Bình. Từ đó tôi nhận thấy rằng mình đừng hồ đồ nữa và cần phải tự đào tạo lại mình.
Bằng cách tự học - tự tìm hiểu, tôi nhận thấy việc tôi đòi thực thi DÂN CHỦ chẳng có chi là vô ơn. Nếu Việt Nam được thực thi DÂN CHỦ xóa bỏ độc tài thì người được hưởng lợi là tất cả hơn 80 triệu dân Việt Nam trong đó có tôi. Họ mới chính là những người làm ra cuộc Cách Mạng Tháng 8 để giải phóng dân tộc này chứ không phải là Đảng CS làm.

Còn ai đó nói tôi có cơm ăn áo mặc thì phải nhờ ơn Đảng thì lại phi lý hết mức. Bởi chúng tôi, những người dân hàng ngày đóng thuế để nuôi ai? Nếu tính như thế thì ai phải cảm ơn ai đây?

Việc của chúng tôi là lao động sản xuất, việc của lãnh đạo là phải tạo môi trường sống lành mạnh công bằng, và tạo cơ hội công ăn việc làm cho tất cả nhân dân. Nếu lãnh đạo không làm nổi việc đó thì lãnh đạo đáng bị phỉ nhổ và đáng bị thay thế. Việc của ai người đó làm, không ai xin của ai cái gì, do vậy không ai phải mang ơn Đảng và Chính phủ cả.

Vậy vì sao tôi lại đòi hỏi thực thi dân chủ? Phải chăng tôi là một con điếm chính trị định mượn chuyện dân chủ để đánh bóng mình? Có thể như thế lắm chứ?

Nếu không có dân chủ, Tòa án (cơ quan tư pháp) không phải do dân bầu lên thì biết đâu đó một ngày tôi sẽ bị xử bởi một tòa án bất công như thế này: Phiên xử hai nhà báo Hải và Chiến trong vụ chống tham nhũng PMU18.

Ở những nước dân chủ họ có thể đưa bất cứ ai ra tòa nếu người đó bị chứng minh là có tội, nhưng ở những nước độc tài thì khác.

Nếu không có dân chủ, Quốc hội không phải được bầu chọn một cách công khai minh bạch. Những dân biểu do tôi bỏ phiếu bầu lên liệu có đứng về phía quyền lợi người dân chúng tôi mà làm việc hay không?

Ví dụ như vụ Vedan, hay vụ khai thác quặng bô-xit, vụ ô nhiễm của Huyndai Vinashin... và rất rất nhiều vụ khác dải khắp đất nước.

Nếu không có dân chủ, mai mốt nhà tôi bị qui hoạch bồi thường không thỏa đáng thì tôi biết kêu ai?

Bởi vậy xã hội DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, CÔNG KHAI và MINH BẠCH là nhu cầu tất yếu của mọi người dân.

Tái bút: À... Tôi biết cái X-cà này từ lâu rồi, tôi đã đọc nhiều nhưng hồi đó tôi không thích vì tôi thấy quá nhiều những câu văng tục chửi thề, chửi cho sướng miệng mà chẳng có lý lẽ gì cả.

Hôm nay vô tình trở lại đây, đọc được cái "Phỉ báng đảng bạn được gì", tôi cảm thấy ban quản trị đang đi đúng hướng, nên tôi đã đăng ký thành viên.

Tôi chưa xem hết nội qui, nhưng tôi nghĩ Ban quản trị cần đưa ra nội qui xóa những bài dùng từ ngữ thô thiển, vô văn hóa phỉ báng lẫn nhau vô căn cứ, ăn không nói có, dù đó là phe Hồng Vệ Binh, hay phe Chống Cộng.

Chúng ta muốn có một Viêt Nam tươi đẹp, thì chúng ta cần tranh luận lịch sự và khoa học, chứ chửi bới lẫn nhau chỉ làm cho chúng ta càng ngu đi mà thôi.
Trích đoạn cuốn Khuyến học, cuốn sách có ảnh hưởng to lớn tới công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản cuối thế kỷ trước

Các lãnh chúa, quan chức chính quyền nghĩ ra đủ trò để tiêu xài, làm cạn kiệt nguồn tài chính. Và để tiếp tục có tiền tiêu xài, họ liền đặt ra đủ loại sắc thuế bắt chẹt dân, buộc dân phải đóng góp. Dân chúng kêu ca, họ ngụy biện bảo rằng đó là sự "đền ơn, báo đáp đất nước".

Cái mà họ gọi là "đền ơn, báo đáp đất nước" là gì? Chắc là họ muốn nói rằng nhờ có chính quyền này mà dân chúng mới được sống thanh bình, yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu. Thế nhưng lập ra luật pháp, bảo vệ dân chúng, giữ gìn an ninh... là công việc, là nghĩa vụ đương nhiên của chính quyền. Không thể coi đó là sự ban ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáp lại chính quyền. Nếu như chính quyền nghĩ như vậy, thì người dân sẽ nói rằng: "Chính quyền phải hàm ơn nhân dân và báo đáp cho nhân dân mới phải, vì chính quyền sống bằng tiền thuế, tiền thóc lúa do dân đóng, cớ sao lại có chuyện ngược đời như thế được?"

Thực ra bên nào cũng nhận "ơn" của bên kia. Đó là sự có đi, có lại.

Không có đạo lý nào buộc dân phải hàm ơn chính quyền, mà chính quyền lại không cần phải hàm ơn dân cả.

Vì sao tập quán xấu này vẫn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày? Đó là vì chính quyền miệng nói bình đẳng nhưng không hiểu bình đẳng, lợi dụng chênh lệnh giàu nghèo, mạnh yếu, sử dụng quyền lực chèn ép quyền lợi của dân lành.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 944 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0