Nhã Trân phóng viên RFA
2008-10-24
Sau
các đợt tăng giá theo với giá xăng dầu trên thế giới thời gian gần đây,
giá xăng dầu tại Việt Nam đã giảm liên tiếp trong mấy tuần qua theo đà
tăng giảm của giá dầu quốc tế.
Photo courtesy Vietnamnet
Giá xăng giảm chẳng bao nhiêu
"Tăng
phi mã, giảm nhỏ giọt"
Sau khi phương án đăng ký giảm giá xăng dầu bán lẻ của
các doanh nghiệp đầu mối được tổ giám sát về giá xăng dầu Liên Bộ Tài
Chính-Công Thương chấp thuận hồi tuần trước, giá xăng và dầu hỏa được hạ thêm
500 đồng/lít kể từ trưa ngày 18. Cùng ngày, sau khi Cục Quản lý Giá ký
công văn liên quan vấn đề giá xăng dầu, dầu diezen cũng giảm được 700 đồng/lít.
Ngay hôm trước đó vào ngày 17
các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đã giảm xuống trong mức 300-500 đồng/lít.
Sáng sớm hôm đó Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) giảm giá xăng dầu lần
thứ ba trong vòng 1 tháng. Ngay sau đó tất cả các cây xăng thuộc Công Ty
Xăng Dầu Quân Đội cũng hạ giá xăng A92 xuống còn 16 ngàn đồng/lít và dầu diesel
xuống còn hơn 15 ngàn đồng.
Em thấy xăng dầu
không giảm nhiều tại vì lúc trước 18 ngàn mà bây giờ nó hạ xuống có một ngàn là
17 ngàn. Lên thì nó lên nhiều chớ giảm thì nó giảm không bao nhiêu hết.
Cô Ly
Sự kiện xăng dầu giảm giá
liên tiếp trong vòng 2 ngày dường như vẫn chưa làm hài lòng người tiêu
dùng. Báo chí nêu lên một lọat phản ánh của công chúng, phê phán rằng đây
là tình trạng "tăng phi mã, giảm nhỏ giọt", "tăng nhiều, giảm
ít" hay "tăng mạnh, giảm nhẹ". Nhiều người lý
giải rằng xăng dầu tại Việt Nam đã tăng vọt, chỉ một lần đã lên đến cả vài ngàn
đồng/lít, nhưng nay chỉ giảm đôi ba lần và mỗi lần chỉ vài trăm.
Cô Ly, một người đi xe
máy khác ở Sài Gòn, có ý kiến : Em thấy xăng dầu
không giảm nhiều tại vì lúc trước 18 ngàn mà bây giờ nó hạ xuống có một ngàn là
17 ngàn. Lên thì nó lên nhiều chớ giảm thì nó giảm không bao nhiêu hết.
Yếu tố hành
chánh
Một điều khác mà dư luận phê
phán là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam đã có động thái giảm giá
quá chậm thay vì theo sát biến chuyển của thị truờng. Giá dầu thế giới đã liên
tiếp giảm mạnh kể từ tuần cuối Tháng Chín còn giá dầu trong nước mãi đến
tuần thứ nhì Tháng Mười mới giảm.
Cụ thể là hôm 29 Tháng Chín giá dầu thế
giới giảm còn hơn 103 đôla/thùng. Hai ngày sau tức 1 Tháng Mười giá này
xuống còn gần 102 đôla, và 5 ngày sau đó chỉ còn hơn 89 đôla. Ngược lại
giá xăng dầu trong nước mãi đến hôm mùng 8 tức gần 10 ngày sau mới bắt đầu giảm
được 500 đồng/lít nghĩa là chỉ có 30 cent (xu Mỹ) .
Trước những lời chỉ trích, Thứ
Trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú hôm 21 tháng này giải thích với báo giới
rằng đó là bởi doanh nghiệp còn chờ quyết định của Bộ Tài Chính ưu tiên áp thuế
nhập khẩu xăng dầu.
Hôm 17 tại cuộc họp của chính phủ, Thủ Tướng Việt Nam
có quyết định chưa áp thuế, được nói là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xăng
dầu tiếp tục giảm giá. Với chủ truơng này, Bộ Tài chính đến nay vẫn kềm
giá thuế,. Và bên lề phiên họp quốc hội ngày 18, Bộ Trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định
các doanh nghiệp phải hạ giá tiếp vì Bộ hiện vẫn chỉ đánh thuế 5% trên xăng và
10% trên dầu hỏa, trong khi khung thuế nhập khẩu hai mặt hàng này lẽ ra phải là
40%.
Thứ
Trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú hôm 21 tháng này giải thích với báo giới
rằng đó là bởi doanh nghiệp còn chờ quyết định của Bộ Tài Chính ưu tiên áp thuế
nhập khẩu xăng dầu.
Ông xác nhận là nhà nước đã tạm không tăng thuế nhập khẩu xăng dầu để bảo
đảm ưu tiên lợi ích cho người dân và ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Doanh
nghiệp sẽ chủ động về việc quyết định giá xang dầu
Ông Nguyễn Văn Mịch, Thạc sĩ
ngành Luật Kinh Tế hiện làm việc tại Viện Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội, thì cho
biết suy nghĩ của nhiều người về lý do chậm hạ giá xăng dầu của các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam:
- Xăng
hôm nay giảm 500, xăng dầu giảm thì đương nhiên người dân, người sử dụng sẽ được
hưởng lợi tực tiếp. Tuy nhiên, người dân vẫn mường tượng đấy không phải là cái
kết quả trực tiếp của cung cầu thị trường mà đấy nó dường như bị ảnh hưởng
bởi quyết định hành chính hoá.
Việt Nam là một nước nhập khẩu xăng dầu. Có thể
nói tất cả một số ngành công nghiệp sử dụng xăng dầu là cái đầu vào, nếu mà
xăng dầu thế giới giảm thì hiển nhiên là các đầu vào của sản xuất sẽ giảm,
đương nhiên là đầu ra và các dịch vụ thì nó giảm theo. Tôi nghĩ rằng nó ảnh
hưởng đến cả cái hệ thống của nền kinh tế, nhiều ngành chứ không phải chỉ
mỗi tiêu dùng.
Khi tín hiệu của thế giới nó giảm thì thị trường Việt nam
nó sẽ phản ứng tức thì, tuy nhiên thị trường Việt Nam nó mới mở cửa thì
tôi cũng chưa kỳ vọng rằng nó có thể theo kịp thị trường trên thế giới và
một số nước phát triển trước. Tôi cảm nhận rằng sự giảm giá như vậy là
tương đối muộn, bởi sao, bởi vì nó không hẳn phản ánh đúng theo quy
luật thị trường, mà nó dường như bị tác động bởi yếu tố hành chính.
Tôi cảm nhận rằng sự giảm giá như vậy là
tương đối muộn, bởi sao, bởi vì nó không hẳn phản ánh đúng theo quy
luật thị trường, mà nó dường như bị tác động bởi yếu tố hành chính.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Mịch
Chính phủ
Việt Nam cũng quy định rằng giá xăng dầu trong tương lai, bắt đầu từ hôm 1
Tháng Mười, thì các doanh nghiệp có thể chủ động về việc quyết định giá xang dầu.
Đến hôm 22 Tháng Mười, giá
xăng dầu ở Việt Nam chưa giảm thêm.
Dân chúng hiện vẫn mong giá
tiếp tục xuống để cuộc sống đỡ khó khăn phần nào, nhất là trong thời buổi lạm
phát này.
Người phụ nữ ở Sài Gòn
mong mỏi :
- Dĩ nhiên
dân tất cả ai ở đây người ta cũng mong hết chị. Người
ta mong là xăng dầu hay bất cứ hàng hoa hay bất cứ cái gì cũng đều giảm
thì cái lương của người ta mới sống nổi. Nếu mà hàng hoá cái gì cũng lên thì
người ta chả đủ sống.
Số lượng người xử dụng xe máy ngày càng tăng.
Photo Vietnamnet
Xăng dầu ở Việt Nam hiện do giới nào chủ động quyết
giá? Trong công văn về giá xăng dầu do Cục Trưởng Cục Quản Lý Giá - Nguyễn Tiến
Thỏa ký hôm 18, Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương nêu rõ là các doanh nghiệp đầu mối
tự chịu trách nhiệm về điều hành kinh doanh theo cơ chế thị truờng.
Viên chức ngành Luật Kinh Tế ở
Viện Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội đồng ý với chủ trương này:
Doanh
nghiệp được quyền tự quyết định giá xăng dầu, nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò
thanh tra, giám sát, kiểm tóan đối với các doanh nghiệp.
Bộ Truởng Tài Chính - Vũ Văn Ninh
- Có thể nói
rằng bây giờ chính phủ Việt Nam đang thực hiện cái cơ chế thị trường. Tuy
nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, cái đấy vẫn chưa được cụ thể, bởi nó vẫn
có sự can thiệp từ bàn tay của chính phủ, cụ thể là bàn tay của Bộ Tài Chính.
Tôi nghĩ rằng trong một tương lai gần thì chắc chắn tất cả hoạt động xuất nhập
khẩu xăng dầu hay là một số các lãnh vực về điện thì sắp đến cũng phải tư nhân
hoá. Có như vậy thì nó mới đảm bảo được hoạt động mang tính chất thuần tuý của
thị trường.
Bên lề phiên họp thứ 4 quốc hội
khóa XII mới đây Bộ Truởng Tài Chính - Vũ Văn Ninh cũng nói doanh
nghiệp được quyền tự quyết định giá xăng dầu, nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò
thanh tra, giám sát, kiểm tóan đối với các doanh nghiệp, còn việc giám sát giá
xăng lên hay xuống là của toàn dân.
|