Thứ Ba, 2024-11-05, 8:56 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 25 » Vụ xử các nhà báo là hệ quả tranh chấp nội bộ giữa phe bảo thủ và phe cải tổ trong đảng cộng sản
9:08 PM
Vụ xử các nhà báo là hệ quả tranh chấp nội bộ giữa phe bảo thủ và phe cải tổ trong đảng cộng sản


Bảo Thạch,  Đức Tâm

Bài đăng ngày 24/10/2008 Cập nhật lần cuối ngày 24/10/2008 18:29 TU

« Đằng sau vụ xét xử các nhà báo ». Đây là tựa đề bài viết của báo trên mạng asiasentinel.com, ngày hôm nay. Điều trớ trêu là hai nhà báo, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, những người viết bài về vụ tham nhũng ở PMU 18 thuộc bộ Giao thông và hai sĩ quan cao cấp trong ngành công an phụ trách điều tra vụ này là tướng Phạm Xuân Quắc, thượng tá Đinh Văn Huynh, lại phải ra tòa.
Nguyen_viet_chienNhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên), trước phiên tòa ngày 15/10/2008, tại Hà Nội

Ảnh : Reuters

Theo tờ báo, đây là dấu hiệu cho thấy có sự đấu đá quyết liệt bên trong đảng cộng sản và phe bảo thủ đã thắng phe cải cách.

Đại diện cho phe cải cách là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhóm các nhà kỹ trị, có đấu óc cải tổ, mở cửa. Đa số xuât thân từ miền Nam hoặc được đạo tạo trong các trường đại học phương Tây. Phe này tập trung vào việc phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Còn bên kia là phe bảo thủ trong đó nhiều người có gốc gác miền Bắc hoặc miền Trung. Nhóm này đặt vấn đề ổn định đất nưóc lên trên hết. Họ giám sát chặt chẽ mọi cải cách kinh tế, chính trị nhằm ngăn ngừa mối đe dọa nhắm vào sự độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản.

Theo asiasentinel, đảng cộng sản đã đề ra « luật chơi » trong cái gọi là cuộc chiến chống tham nhũng : không một bộ trưỏng hay ủy viên Trung Ương nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bị tố cáo hoặc đưa ra xét xử về tội tham nhũng, nếu không có sự chấp thuận của bộ Chính Trị. Thế nhưng, việc phát giác vụ tham nhũng PMU 18 đã không tuân thủ « luật chơi » này. Nó xẩy ra trong giai đoạn chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng lần thứ 10, năm 2006. Ông Đào Đình Bình, ủy viên Trung Ương đảng, bộ trưởng giao thông vận tải, người có triển vọng vào bộ Chính Trị, đã phải từ chức. Thứ trưởng bộ Giao thông Nguyễn Việt Tiến, có thể vào ủy viên Trung Ương thì bị băt. Thiếu tưóng cảnh sát Cao Ngọc Oánh bị điều tra về tội chạy án và đã lỡ chuyến tàu vào ban chấp hành Trung Ương.

Vấn đề chính ở đây, là hai sĩ quan cảnh sát điều tra đã cung cấp thông tin về tham nhũng cho báo chí trong khi chưa được lãnh đạo đảng bật đèn xanh. Tuy nhiên, theo nhận định của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc đại học George Masson, Virginia, Hoa Kỳ thì trong bộ Công an cũng có đấu đá. Nhìn rộng ra, chính quyền lo ngại là nếu công an tự tiện cung cấp thông tin về tham nhũng cho báo chí thì hầu như toàn bộ các đảng viên sẽ lâm nguy.

Phản ứng của phe bảo thủ rất mạnh mẽ. Cách nay vài tháng, khi hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị tạm gia, nhiều tờ báo lên tiếng phản đối. Ngay lập tức, một số lãnh đạo của tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã bị rút thẻ nhà báo. Tại phiên toà, thẩm phán tòa án nói thẳng rằng thông tin do bộ Công an cung cấp là bất hợp pháp và các thông tin này đã làm tổn hại uy tín của một số cán bộ cấp cao, thúc đẩy người dân có cái nhìn tiêu cực về các lãnh đạo của chính phủ. Nói một cách khác, từ nay trở đi, các nhà báo bị cấm tiếp nhận các thông tin liên quan đến tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ đảng viên, đặc biệt là các lãnh đạo.

Trong vụ trấn áp báo chí, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể làm được gì, thậm chí vai trò của ông bị lu mờ, vị trị của ông bị đe dọa bởi sự vươn lên của ông Trương Tấn Sang, ủy viên bộ Chính Trị, thường vụ ban Bí Thư Trung Ương đảng. Chính ông Sang là người chỉ đạo, thúc giục xét xử các nhà báo và các nhà ly khai, với lý do là cần phải nhanh chóng ổn định chính trị trong thời điểm có khó khăn về kinh tế.

Tuy nhiên, một chuyên gia về Việt Nam được tờ báo trích dẫn, nhận định là rất khó phân biệt phe bảo thủ và cải tổ và những ai thuộc phe nào. Cuộc đấu đá nội bộ không phải vì sự khác biệt trong hệ tư tưởng mà vì quyền lực và bổng lộc kinh tế mà quyền lực đem lại. Về phần mình, giáo sư Carlyle Thayer nhấn mạnh, đảng cộng sản Việt Nam khai tác những thành tích kinh tế để biện minh cho sự độc tôn lãnh đạo. Sự lãnh đạo này không bị đe doạ nếu kinh tế tiếp tục tăng trưởng và thành quả này được chia sẽ rộng rãi trong xã hội.

Tại Đông Nam Á, bà Aung San Suu Kyi còn phải cần thời gian. Miến Điện đang bế tắc

Cuộc đấu tranh dài hơi cho Aung San Suu Kyi, đó là tựa đề xã luận báo Thái Lan, The Nation. Bài báo này, hôm nay nhắc nhở rằng ngày 24/10/2008 đánh dấu thời gian 13 năm tù, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, bị liên tục mất tự do. Càng thêm nhiều tiếng nói đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, cho dù từ Liên Hiệp Quốc, từ ASEAN hay từ các lãnh đạo khác trên thế giới, tập đoàn quân phiệt Rangoon càng quyết tâm cầm tù bằng được Aung San Suu Kyi.

Câu hỏi là tại sao ? The Nation trả lời : Đáng thương cho dân tộc Miến Điện và cho bà Aung San Suu Kyi. Cứ mỗi lần cộng đồng thế giới đoàn kết được thì một biến cố lại xẩy ra để đánh lạc hướng dư luận đối với Miến Điện. Đó là điều diễn ra vào tháng 5 vừa qua. Khi cơn bão Nargis đổ vào đây, cộng đồng quốc tế ngay tức khắc biẻu lộ sự đồng cảm với Miến Điện qua việc trợ giúp người dân bị nạn. Bất chợt, hành vi dã man của lực lượng vũ trang Miến Điện đối với các nhà sư và thường dân đã bị dẹp sang một bên.

Tất nhiên, tập đoàn quân phiệt đã được hưởng các nguồn trợ cấp tài chính dồi dào như chưa bao giờ thấy, nhưng họ chẳng mảy may thay đổi và cũng chẳng cần thay đổi. Rõ rệt như ban ngày là khủng hoảng Miến Điện đã tạo cơ hội cho các tổ chức nhân đạo quốc tế khôi phục uy tín. Ngày nay, không ai còn bàn đến cải tổ hay nhắc đến cuộc đàn áp chính trị vẫn tiếp diễn.

The Nation kết luận : Thật đau lòng khi nhìn về tương lai Miến Điện, một khi đã nhận thức được hết sự đạo đức giả của các nhà chính trị và sự hợm hĩnh của họ. Ta chỉ còn hy vọng là bà Aung San Suu Kyi sẽ luôn luôn mạnh khoẻ, kiên định và lạc quan. Bởi vì đây là cuộc chiến dài hơi.

Hồ Giai, nhà ly khai Trung Quốc vừa được châu Âu tặng giải thưỏng Nhân Quyền Sakharov

Gương mặt châu Á nổi bật ngày hôm nay trên các nhật báo Pháp : Đó là ông Hồ Giai, người đoạt giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu. Báo Libération, cánh tả khai phóng, nhận định, châu Âu thách thức Trung Quốc, khi trao tặng giải thưởng Sakharov cho một nhà ly khai hiện đang ngồi tù. Vào tháng 7, ông Hồ Giai, 35 tuổi, đã bị tuyên án 3 năm rưỡi tù vì tội âm mưu khuynh đảo chế độ. Ngày hôm qua, chủ tịch Nghị viện châu Âu đã vinh danh nhà ly khai, xem ông là tiếng nói của tất cả những con người bị cướp quyền phát biểu tại Trung Quốc và Tây Tạng.

Báo công giáo La Croix cũng nhắc lại, mấy ngày qua, Bắc Kinh đã liên tiếp gây áp lực lên châu Âu, một khi tên tuổi ông Hồ Giai được đề cử tranh giải Sakharov. Đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liện Hiệp Châu Âu đã gởi một lá thư đến chủ tịch Nghị viện châu Âu, giải thích rằng việc bắt giam ông Hồ Giai là hợp pháp, bởi vì ông là một tên tội phạm và một kẻ say rượu. Lá thư này đe dọa việc trao giải thưởng Nhân Quyền cho Hồ Giai sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc.

La Croix nhắc lại tiểu sử của nhà ly khai trẻ tuổi. Cách nay khoảng 10 năm, Hồ Giai được biết đến như người hoạt động bảo vệ môi trường. Sau đó ông đã bênh vực cho các nạn nhân Sida, đặc biệt là các nông dân nghèo, chẳng may đã mắc phải căn bệnh nghiệt ngã này qua đường truyền máu. Trong thời gian qua, ông Hồ Giai, trước khi bị bắt giam, tham gia phong trào « các luật gia chân đất » nhằm quảng bá thể chế pháp trị, trên cơ sở luật pháp hiện hành tại Trung Quốc.

Khủng hoảng tài chính cũng là chủ đề trung tâm làng báo Pháp

Nhân hội nghị thượng đỉnh Á- Âu ngày hôm nay tại Bắc Kinh, nhật báo cộng sản l'Humanité nhận định : « Châu Âu ngấp nghé dự trữ ngoại tệ dồi dào của châu Á ». Theo tờ báo, ngày hôm nay châu Âu muốn các cường quốc châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng các nguồn tài chính dư thừa để kích thích trở lại nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ đình đốn. Dự trữ ngoại tệ của châu Á được ước định lên đến 4 ngàn tỳ đôla, trong đó một nửa nằm trong tay Trung Quốc, đang làm cho mọi người thèm thuồng, nhất là trong bối cảnh hiện nay tiền mặt ngày càng khan hiếm.

Cũng liên quan đến cơn sống thần tài chính thế giới. Hầu hết các nhà báo Pháp đều đưa lên trang nhất quyết định của tổng thống Nicolas Sarkozy thành lậ một ngân quỹ của nhà nước với 1 tỷ euros, để cưú nguy cho các doanh nghiệp cơ bản của nhà nước Pháp. Nhật báo Les Echos cho rằng, với ngân quỹ này, nhà nước Pháp từ vị trí người bảo đảm, đã biến chuyển sang tư thế nhà quản trị. Liberation đánh giá lãnh tụ phái hữu ông Sarkozy đang chiếm hữu dần tất cả những quan niệm kinh tế của phái tả. Còn le Figaro nhân xét, thông điệp của ông Sarkozy có nhiều triển vọng được đông đảo người Pháp cảm thấy bùi tai.

Thái lan lại rộ lên tin đồn đảo chính

Trở về với tình hình đối nội Thái Lan, nhật báo Bangkok Post hôm nay phân tích, kể từ khi viên tướng Anupong đã công khai tuyên bố ủng hộ giải pháp thủ tướng Somchai nên từ chức, thì nguy cơ một cuộc đảo chính đang rõ nét. Hiện nay câu hỏi là vào thời điểm nào, chứ không còn là có hay không ? Vẫn theo báo Bangkok Post, quân đội Thái lan đang kiên nhẫn chờ đợi cuộc phỏng vấn sắp tới vào ngày 01/ 11/2008 của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Còn đối với các nhật báo Thái Lan khác như The nation thì « vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm ». Trong khi thủ tướng Somchai Wongsawat bay sang Bắc Kinh, tham dự hội nghị thượng đỉnh Á-Âu, thì ở trong nước, người ta đang đánh cuộc, nội các này sẽ trụ lại được trong bao nhiêu ngày sắp tới.

Nhật bản rất lo ngại bị đẩy ra ngaòi lề trong vụ đàm phán vớI Bắc Triều Tiên

Quả như vậy. Đã hai tuần trôi qua, kể từ khi Hoa Kỳ rút tên Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước yểm trợ khủng bố, nhưng Tokyo vẫn chưa tiêu hoá được sự thất vọng. Theo nhật báo Daily Yomiuri thuộc cánh bảo thủ, nội các vẫn chia rẽ trên vấn đề có trợ giúp Bình Nhưỡng hay không.

Trong thoả thuận đã được ký kết với Bắc Triều Tiên, đáng lý ra, Tokyo phải đóng góp 200 000 tấn dầu thô, trên tổng số 950 000 tấn mà 5 quốc gia cam kết sẽ cung cấp cho Bình Nhưỡng. Nhưng Tokyo đã quyết định trì hoãn cho đến khi Bắc Triều Tiên làm sáng tỏ số phận người Nhật bị bắt cóc trong những thập niên 70 và 80. Trước thái độ của Tokyo, Washington đang ngoảnh nhìn sang nơi khác để tìm giải pháp thay thế. Úc có thể sẵn sàng ứng cho Bình Nhưỡng số lượng dầu thô mà Tokyo không chiụ giao nộp.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 793 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 544
Khách: 544
Thành Viên: 0