Đỗ Văn Phúc
(Sóng Thần (VA) và KBC Hải Ngoại (CA))
Có lần, một người bạn Mỹ, tưởng tôi là người Tàu, đã chào tôi bằng câu
chào tiếng Tàu học lóm đâu đó. Tôi bỗng thấy bất mãn, lên tiếng đính
chính: Tôi là người Việt Nam, Miền Nam Việt Nam!
Bốn chữ Miền Nam Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi là người Việt
của một nước Việt Nam Cộng Hoà, chứ không dính dấp gì đến nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đương thời.
Dù rằng trong thời gian chiến tranh, bọn phản chiến, báo chí truyền
thông khuynh tả tại Mỹ đã gán cho chế độ miền Nam những điều xấu xa
nhất, chúng ta vẫn mang niềm tự hào của một dân tộc có văn hiến, có sức
sống vươn lên và có khả năng thành đạt. Những năm sau chiến tranh, với
sự trưởng thành của người Việt hải ngoại, và sự lộ diện bản chất của
chế độ Cộng sản Việt Nam; người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, đã
thay đổi rất nhiều trong cách nhìn về chế độ Cộng Hoà trước đây và chế
độ Cộng sản hiện nay.
Do đó, khi
Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu rằng ông cảm thấy nhục nhã khi
ra nước ngoài mà cầm trong tay tấm thông hành của nước CHXHCN; đó là ông đã can đảm nói lên tâm tư tình cảm chung của những người Việt biết tự trọng, có nhân cách.
Thế sự có lúc thăng, lúc trầm. Quốc gia có lúc thịnh, lúc suy. Thời
hưng thịnh là thời có các vị minh quân, các nhà lãnh đạo các cấp có tài
đức, biết chăm lo cho an sinh của toàn dân., phát triển kinh tế, củng
cố quốc phòng. Nhờ đó, bên ngoài thì yên, bên trong thì ấm. Thời suy
vong là thời mà các cấp lãnh đạo u mê, ích kỷ, tham tàn chỉ lo phục vụ
quyền lợi cá nhân bè đảng; mà người dân lại yếu hèn không dám phản
kháng đấu tranh quyết liệt. Hậu quả là bị ngoại bang chèn ép, khinh
khi; đất nước bị tụt hậu nghèo đói. Người công dân phải biết ý thức
từng hoàn cảnh mà có những phản ứng thích nghi cũng như quyết tâm để
phục hồi.
Đã biết ngẩng cao đầu khi đất nước vinh quang; thì cũng biết cúi đầu
nhục nhã khi đất nước suy vi. Cúi đầu nhục nhã không phải là chấp nhận
nó, mà phải làm sao cho thoát nỗi nhục này.
Những thời kỳ nước ta bị Tàu, Pháp đô hộ, nhục nhã trăm điều. Nhưng cha
ông ta đã thấm thía nỗi nhục mà chấp nhận chiến đấu hy sinh để đất nước
thoát vòng nô lệ; phục hồi quyền độc lập tự quyết, vươn lên trong cộng
đồng thế giới.
Trong bài Hịch Tướng Sĩ của Đức Trần Hưng Đạo, và Bình Ngô Đại Cáo của
Quân sư Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng đã nêu lên nỗi nhục nhã của quan
dân Việt trước sự hống hách tàn bạo của sứ nhà Nguyên (Thế kỷ 12) và
nhà Minh (Thế kỷ 15) để khích động tinh thần dân tộc trong hai cuộc
kháng chiến thần kỳ đánh đuổi quân Tàu xâm lăng.
Dưới sự cai trị của một tập đoàn gồm những con người kém cỏi về tri
thức, khả năng; thấp kém về tư cách đạo đức, nước Việt mấy chục năm nay
đã suy thoái một cách nghiêm trọng về mọi mặt. Trong
tất cả các bảng xếp hạng về phát triển, văn minh, tự do dân chủ… do các
cơ quan quốc tế thực hiện, thì hai chữ Việt Nam lúc nào cũng đứng ở
những vị trí áp chót của hơn 170 quốc gia.
Trong nước thì toàn những tin về tham nhũng, hối lộ, truy đồi về đạo
đức, sa sút về giáo dục. Nhà nước Cộng Sản mấy chục năm qua chỉ biết
đàn áp, cướp bóc và sa đoạ. Quốc phòng thì yếu kém, chính trị thì độc
tài, dựa dẫm vào quan thầy Trung Hoa, nên càng ngày càng bị bắt bí, mất
đất, mất biển.
Khi các lãnh đạo nhà nước ra ngoại quốc, thì chỉ một luận điệu ăn xin
rất hèn hạ. Đi đến đâu cũng thì bị đồng bào mình la ó, tẩy chay, lên
án, xua đuổi.
Ngoài nước, qua các cơ quan truyền thông quốc tế, chỉ nghe đến hai chữ
Việt Nam với những tin tức phóng sự đáng buồn – nói rõ hơn, ô nhục.
Ngoại trừ những người Việt định cư tại hải ngoại, con dân từ trong nước
Việt Nam đi ra ngoài thì bị nhà nước bán làm là lao nô, làm gái điếm,
buôn lậu, trộm cắp, mánh mung… Đã có những bản tin từ Malaysia về những
đoàn du khách Việt Nam (mà hầu hết là cán bộ Cộng Sản hay vợ con họ)
khi đến các siêu thị đã ăn cắp nhiều món hàng từ nhỏ đến lớn. Lao nô ở
các nước hậu Cộng Sản thì mánh mung, đĩ điếm, băng đảng. Dân lao nô
trốn ở lại qua các nước tư bản thì trồng, chế biến, mua bán ma túy ngay
trong nhà. Phần lớn du học sinh là con cái cán bộ thì chỉ biết ăn chơi
phung phí do có đồng tiền bóc lột mà cha anh họ tuồn qua.
Ngay chính người Việt hải ngoại cũng thấy xấu hổ lây.
Vậy trách chi người ngoại quốc có cái nhìn nghi ngờ, bất thiện (có
thể nói là khinh khi) đối với những người đến nước họ bằng tấm thông
hành của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Chỉ có những người Cộng Sản là không biết thấm thía nỗi nhục này, nên
vẫn cứ vênh váo, khoác lác, phô trương. Giống như hình ảnh các cán binh
Việt Cộng vào các thành phố miền Nam sau ngày 30 tháng Tư, 1975. Chúng
tôi không muốn nhắc ra đây chuyện đã xảy ra từ hơn ba mươi năm trước.
Nhưng có lẽ không ai có thể quên được cái nhìn vừa thương hại vừa coi
rẻ của nhân dân miền Nam trước các cán binh khoác lác, ngông nghênh, tự
đắc của những người tự cho là “chiến thắng” mà thực chất thì quá thấp
kém mọi mặt so với đồng bào miền Nam.
Không, người dân không xấu hổ, nhục nhã nếu
chỉ vì nghèo đói, lạc hậu, kém tri thức. Vì đó là nỗi nhục của nhà cầm
quyền, là hệ quả của chính sách phản động của họ. Không phải lỗi người
dân.
Chỉ xấu khi không biết đó là nhục mà vẫn cứ huyênh hoang. Đây là trường hợp bọn cầm quyền.
Chỉ xấu khi biết đó là nhục mà cúi đầu chấp nhận, không một ý hướng
phản kháng để đạt đến điều vinh. Đây là trường hợp của những người dân
thiếu ý thức dân tộc, thiếu lòng tự trọng. Qua
rất nhiều bài báo gửi ra từ trong nước hay các buổi tham luận trên các
diễn đàn online; chúng tôi đã nghe rất nhiều thanh niên, trí thức Việt
Nam trong nước đã tỏ ra vô cùng ray rứt trước hiện trạng nước nhà.
Và đây là lần đầu tiên, một người Việt Nam yêu nuớc có lòng tự trọng,
Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, đã chính thức nói ra sự thật trước mặt
nhà cầm quyền Cộng Sản tại Hà Nội: “Tôi cảm thấy nhục nhã khi mang tấm hộ chiếu Việt Nam” (phải được hiểu là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).
Nỗi nhục nhã này, hoàn toàn do tội lỗi của Hồ Chí Minh và tập đoàn đảng Cộng Sản Việt Nam.
|