|
|
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Dũng tới Trung Quốc |
Bắc Kinh và Hà Nội ra thông cáo chung, nhấn mạnh hai bên sẽ cùng tìm một giải pháp 'cơ bản và lâu dài' cho vấn đề tranh cãi
lãnh hải 'trong thời gian sớm nhất'.
Tân Hoa Xã hôm 25/10 trích tuyên bố cho hay, hai bên cũng đồng ý khởi động việc thăm dò chung tại khu vực lãnh hải ngoài vịnh
Bắc Bộ trong thời gian sớm nhất.
“Hai quốc gia đồng ý hợp tác toàn diện về phân định lãnh hải; hợp tác đánh bắt hải sản; thăm dò chung dầu và gas trên vịnh
Bắc Bộ”.
Tuyên bố này được đưa ra nhân chuyến thăm Trung Quốc chính thức đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (từ 20 – 23/10).
Thông cáo chung nhấn mạnh hai nước cùng bảo đảm sự ổn định của vùng biển Đông, mà Trung Quốc gọi biển Nam Trung Hoa, cũng
như không tiến hành bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình.
Trung Quốc và Việt Nam cũng sẽ “trao đổi thông tin giữa quân đội hai nước” xung quanh khu vực tranh chấp ở vịnh Bắc Bộ.
Về
vấn cắm mốc biên giới trên đất liền, hãng tin nhà nước Trung Quốc cho
hay: “Hai bên sẽ cùng hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề còn tồn
tại, nhằm bảo đảm việc hoàn thành phân định và cắm mốc biên giới trên
bộ vào cuối năm nay”.
|
Hai quốc gia đồng ý hợp tác toàn diện về phân định lãnh hải; hợp tác đánh bắt hải sản; thăm dò chung dầu và gas trên vịnh
Bắc Bộ
Tuyên bố Việt - Trung
|
Các nhà quan sát cho rằng dù thiếu chi tiết và thời gian biểu cụ thể, thỏa thuận song phương trên cho thấy tiến triển trong
mối quan hệ Việt - Trung.
‘Còn kéo dài’
Trước khi rời Trung Quốc, hôm 24/10 tại Bắc Kinh, Thủ tướng Dũng cũng đã dự Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu 7, trong đó các nhà
lãnh đạo châu Á và châu Âu đã kêu gọi cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong chuyến công du lần này, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết tám hiệp định và thỏa thuận, trong đó có hiệp
định về việc thiết lập đường dây điện thoại bảo mật nối thẳng giữa các nhà lãnh đạo hai nước.
Hà Nội cũng khẳng định ủng hộ chính sách ‘một Trung Quốc’, và phản đối bất kỳ ‘động thái ly khai nào của Đài Loan’.
Trả lời BBC, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Dương Danh Di từng cho rằng biên giới trên biển là “vấn
đề lịch sử để lại và rất phức tạp”.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, người nghiên cứu về vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa, cũng nhận định rằng tranh chấp biển “sẽ còn kéo dài”.
Gần đây, căng thẳng có xu hướng tăng lên trong khu vực thềm lục địa biển Đông mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều
tuyên bố chủ quyền.
Mới nhất, hồi tháng Bảy, Trung Quốc lên tiếng yêu cầu Exxon Mobil rút khỏi một thỏa thuận thăm dò dầu khí với Việt Nam vì
cho rằng vi phạm lãnh hải Trung Hoa.
Khu vực Trường Sa có sáu nước tuyên bố chủ quyền, là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài
Loan.
|