§ Đỗ Đức Thống Có
thể ngọn lửa đấu tranh đòi Công lý, Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại
Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1976, sau khi Việt Cộng chiếm trọn miền Nam.
Có lúc ngọn lửa liu riu, có lúc tỏa sáng tại một số vùng và ngày nay
thì bừng sáng đến khắp năm châu bốn biển.
Biến cố Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đòi trả lại Tòa Khâm Sứ và Giáo
xứ Thái Hà đòi khu đất bị Việt Cộng cưỡng chiếm là đích điểm đấu tranh
đòi lại quyền tư hữu của người Công Giáo trong năm 2008. Cuộc đấu tranh
này cũng giống các cuộc đấu tranh tại Đông Âu kể từ khi các chế độ Cộng
sản lần lượt sụp đổ. Đặc điểm đáng ca tụng là các chính quyền sau cộng
sản tại Đông Âu đã hân hoan trả lại các tài sản thuộc quyền tư hữu của
Giáo Hội Công Giáo. Đây là một hành động văn minh, công bằng và hợp lý.
Đây là một quan trọng trong lịch sử đấu tranh của người Công Giáo
dưới chế độ độc tài, vô thần Cộng sản; một biến cố tranh đấu cho công
lý được cả thế giới biết đến; một biến cố thắt chặt tình thân hữu giữa
những người con của Thiên Chúa còn đang bị kìm kẹp tại quê nhà, và
những người đã thoát nạn cộng sản đang được sống tự do ở các quốc gia
Tây phương và Hoa Kỳ.
Đây là một điểm son trong lịch sử đấu tranh của người Công Giáo nói riêng và những người dân bị đàn áp tại Việt Nam nói chung.
Một trong các cuộc đấu tranh đòi trả lại tài sản của các Giáo Hội và
dân nghèo bị Việt Cộng cướp đoạt ở trong nước cũng như ở ngoại quốc,
phải kể buổi cầu nguyện và cuộc diễn hành tại thành phố Århus do Cộng
đoàn Công giáo Việt Nam chủ động cùng với sự tham gia của Chi hội Phật
Giáo, các hội đoàn và tổ chức của người Việt tại thành phố lớn và đông
dân thứ hai của Đan Mạch. Chương trình đã được sự đồng ý và ủng hộ của
Hội Đồng Giáo Xứ Công Giáo Tại Århus gồm các Linh Mục: Herbert,
Meister, Bernardo, Thầy Davide De Nigris; Ban Chấp Hành Hội Đồng Giáo
Xứ và Các Thành Viên Trong HĐGX Århus; Cha Tuyên Úy Nguyễn Minh Quang
và Thượng Tọa Thích Giác Thanh.
Có thể nói cuộc đấu tranh chiều ngày 24.10.2008 tại Århus đã đóng
góp thêm vào việc tô thắm trang sử đấu tranh sẵn có và còn tiếp diễn
của các giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà, cũng như
các Giáo phận, Giáo xứ khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nhìn vào tinh thần hoạt động hăng say vì lý tưởng của mọi giới, đặc
biệt các bạn trẻ, chúng tôi cảm thấy hãnh diện, vì thế hệ trẻ đã đọc và
hiểu lịch sử, đã trải qua kinh nghiệm thực tế về các chính sách của chế
độ Cộng sản Việt Nam. Từ đó, tuổi trẻ đã vạch ra cho mình một hướng đi
đúng, đứng về phía những người bị đàn áp và đấu tranh cho quyền lợi hợp
lý và thiết thực của người dân Việt.
Công lý, Tự do, Dân chủ và Nhân quyền mà chúng ta có được ngày nay không phải là món quà tự nhiên từ trời rơi xuống.
Nó là kết quả của hàng chục ngàn cuộc đấu tranh liên tiếp trong nhiều thế kỷ của mọi lớp người trên thế giới.
Nó là kết quả của hàng vạn người đã đổ máu ra để tranh đấu cho quyền
lợi căn bản của con người trước và sau khi Hiến chương Liên Hiệp Quốc
về Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo
Nghị quyết số 217 (III), ngày 10 tháng 12 năm 1948.
- Cố Mục sư Martin Luther King, người tranh đấu đòi dân quyền cho
dân Mỹ da đen vào những năm đầu của thập niên 1960 đã nói một câu bất
hủ: ``Im lặng là phản bội!’’ (Silence is betrayal!’’
- Trong bài ``Chia Tay Ý Thức Hệ’’, Hà Sỹ Phu, nhà đối kháng chế độ Cộng sản Việt Nam có viết:
``…Người dân không có thông tin ắt không hiểu vì sao giữa lúc bộ mặt
đất nước đang rạng rỡ chưa từng có, (như vẫn hiện ra trên mọi phương
tiện truyền thông nhà nước) thì Ông Cộng sản Ba-son Nguyễn Hộ, cả nhà
và cả đời làm Cộng sản, đã từng sát cánh với các ông Nguyễn văn Linh,
Võ văn Kiệt, lại quyết ly khai Đảng vì đã "chọn nhầm lý tưởng"; không
hiểu vì sao ông Cộng sản trí thức Ba-Lê Nguyễn Khắc Viện, người đã rời
nước Pháp hoa lệ để theo cụ Hồ về nước kháng chiến, bỗng dưng lại kêu
lên "Hãy bước vào cuộc kháng chiến mới"! Tiếng kêu chìm nghỉm như tiếng
sỏi rơi xuống ao tù lạnh tanh !’’
Sự thật là thế!
Sự nhập cuộc của các bạn trẻ Công giáo, Phật giáo, các hội đoàn, tổ
chức và mọi lứa tuổi qua hành động đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp của
tôn giáo và dân tộc đã nói lên giá trị lịch sử.
Sự nhập cuộc của các bạn trẻ Công Giáo, Phật Giáo, các hội đoàn, tổ
chức và mọi lứa tuổi qua hành động đấu tranh vi lý tưởng cao đẹp của
tôn giáo và dân tộc, tự nó có thể giảm bớt sự hận thù giữa các tôn
giáo, giải tỏa những bất đồng quan điểm chính trị, thông cảm những khác
biệt về văn hóa và xã hội.
Các bạn đã phá tan sự im lặng bằng đọc lên những lời cầu nguyện trong Thánh đường.
Các bạn không phản bội các giáo hữu đang tranh đấu tại quê nhà qua
những bước chân không mệt mỏi trên đường phố, những khẩu hiệu đòi Dân
chủ và Tự do; những tiếng thét đòi Công lý và Nhân quyền.
Thánh đường Thánh Knud và khuôn viên Tòa Thị Chính Århus đã được
thắp sang bởi hàng trăm ngọn nến lung linh. Các con đường và hè phố:
Ryesgade, Søndergade, Skt. Clemens Torv, Store Torv, Lille Torv,
Immervad, Åboulevarden nordside, Christiansgade, J. M. Mørks Gade,
Frederiksgade, Rådhuspladsen đã in dấu chân của hàng trăm giáo dân đến
từ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, các Cộng Đoàn Công Giáo tại bán đảo
Jylland, Fyn và Thủ đô København của Đan Mạch; của Hội Dòng Ba Đa Minh,
Hội Legio, Hội Các Bà Mẹ Cầu Nguyện, Hội Văn Hoá Công Giáo VN, Cộng
Đoàn Đức Mẹ La Vang, Uỷ Ban Yểm Trở Phong Trào Tự Do Dân Chủ; Nhóm
Mentor Việt Nam Århus, Hội Văn Hóa VN, Nhóm ``TNT-VietMedia’’ Tiếng Nói
Người Việt Nam Århus (www.vn.radio.com), và đặc biệt Chi Hội Phật Giáo
và đồng bào Phật tử VN tại thành phố Århus.
Cuộc diễn hành ngày 24.10.2008 đánh dấu khúc quanh lịch sử của người
Công Giáo cũng như không Công Giáo Việt Nam tại thành phố Århus và đáng
được ghi vào lịch sử đấu tranh cho Công lý và Nhân quyền Việt Nam.
Người dân trong nước và khắp nơi trên thế giới, khi nhìn hình ảnh
hàng trăm người, đủ mọi tôn giáo, đủ mọi thành phần xã hội cầu nguyện
và cầm đèn diễn hành là một điều khích lệ tinh thần rất cần thiết cho
giai đọan đấu tranh cho một Viêt Nam Tự Do.
Các tên gọi quen thuộc đầy nhiệt huyết của người lớn, thanh niên và
thiếu nữ như: Kim Hương, Nguyễn Long, Quang Tuấn, Thanh Minh, Công
Trình, Khánh Hải, Khắc Hiếu, Văn Trí, Đình Nghĩa, Viết Khoái, Mạnh Hà,
Ngọc Khánh, Nguyễn Khanh, Vương Nhi và nhiều người nữa mà chúng tôi
không thể kể hết được đã in sâu vào tâm trí tôi. Đây là một kỷ niệm khó
quên.
Những tiếng cầu nguyện cho Công lý, Tự do, Dân chủ và Nhân quyền của
hàng trăm người vang vọng trong Thánh đường và trên các con đường dẫn
tới Tòa Thị chính Århus vào một chiều Thu giá lạnh làm cho tôi hãnh
diện đến ứa lệ.
Tôi tin rằng, nhiều người Đan Mạch bản xứ đã quan sát cuộc diễn hành
với những thắc mắc được giải tỏa; những hiểu lầm được xóa tan và sự
đồng tình yểm trợ được diễn tả trên các căp môi tươi cười thân thiết và
những cái gật đầu đầy ý nghĩa.
Tôi thầm phục các bạn, tôi quí mến những người trẻ đã hy sinh đứng
ra tổ chức, những người đóng góp công sức và tiền của, những người tham
dự buổi cầu nguyện và diễn hành trên đường phố Đan Mạch để bày tỏ sự
ủng hộ cuộc đấu tranh của người Công Giáo tại quê nhà.
Viết những dòng chữ này tôi muốn đồng hành với các bạn diễn hành đòi
Công lý không chỉ trên đường phố Århus, mà đồng hành với tất cả các
cuộc đấu tranh khác tại quê nhà và trên thế giới.
Viết những dòng chữ này tôi muốn cùng các bạn gào to, thét lên lời
công đạo thay cho những người bị bịt miệng và bị đàn áp tại quê cha đất
tổ.
Ước mong ánh sáng công lý sẽ chiếu rọi trên quê hương Việt Nam.
Đảng Cộng sản hãy nhìn vào thực tế khách quan để chấp nhận sự thật
là Chủ nghĩa Cộng sản chỉ đem lại hận thù, chậm tiến, tham nhũng, chia
rẽ và tang tóc cho dân tộc Việt Nam.
Đảng Cộng sản hãy vứt bỏ cái nhãn hiệu Xã hội Chủ nghĩa, vứt bỏ chế
độ độc tài áp bức đã lỗi thời từ thập niên 1990 và thay đổi chế độ hợp
với lòng dân là Dân chủ, Tự do và Nhân quyền.
Bốn tiếng ``Việt Nam Cộng Sản’’ nghe chói tai quá rồi, không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới!
København chiều Thu 24/10/2008
Đỗ Đức Thống
|