|
Sản phẩm sữa có chứa melamine là một trong những lỗ hổng trong quản lý thực phẩm của Việt Nam. Ảnh VNN |
Qua
vụ bắt quả tang công ty Hào Dương xả nước thải qua sông, cộng với
chuyện tày trời gần đây ầm ĩ dư luận gần đây phát hiện Vedan đầu độc
sông Thị Vải 14 năm, công ty Tân Đức Thảo ( Bình Chánh), công ty dệt
nhuộm Hà Tiên (KCN Tân Tạo), công ty Hoàng Quỳnh (KCN Vĩnh Lộc.)… xả
nước thải. Nhiều tờ báo đã lên tiếng bức xúc về lỗ hổng quá lớn trong
quản lý môi trường.
Thật ra không chỉ quản
lý môi trường mới có lỗ hổng, còn có quản lý thực phẩm (sản phẩm sữa có
melamine), xây dựng, giao thông, tài chính, doanh nghiệp… đều tương tự
não trạng như vậy.
Nhớ lại chuyện “lỗ
thủng” trên cầu chui Văn Thánh 2 cách đây mấy năm... những chuyện đáng
buồn xung quanh cây cầu đã tốn khá nhiều giấy mực, công sức... đã trở
thành tiêu điểm minh chứng cho cung cách làm ăn khuất tất, thiếu minh
bạch, trí trá của ngành giao thông vận tải đã bày ra trước mắt bàn dân
thiện hạ. Công chúng, công luận gần như đã cạn lòng kiên nhẫn về sự chờ đợi một phương thức khắc phục khả dĩ chấp nhận được. Thế nhưng...
Cũng qua lỗ thủng này,
khiến chúng ta không khỏi nghĩ đến những điều sâu xa hơn về “lỗ hổng,
lỗ thủng” trong hệ thống bảo đảm cho sự vận hành xã hội một cách bình
thường! Đó không chỉ là “lỗ thủng” cụ thể ở tầm thấp trong vòng khép
kín nội bộ Bộ Giao thông vận tải từ thiết kế, tư vấn, giám sát, đấu
thầu, thi công khép kín một nhà mà còn có “lỗ thủng” ở tầm cao hơn. Có
lẽ đó là “lỗ hổng - lỗ thủng” trong hệ thống các thiết chế bảo đảm dân
chủ hoá đời sống xã hội được thể hiện qua nguyên tắc dân biết dân bàn
dân kiểm tra.
|
Lỗ thủng trên cầu chui Văn Thánh 2. Ảnh VNN |
Được
biết tại diễn đàn của nhiều kỳ họp HĐND Thành phố kể cả báo chí, chuyện
Hầm chui Văn Thánh 2 đã được đem ra chất vấn, mổ xẻ, quy trách nhiệm...
Nhưng rồi mọi chuyện lại rơi vào im lặng. Việc ai nói cứ nói, việc ai
làm cứ làm! Đúng là ở đây còn thiếu một cơ chế chế tài hữu hiệu.
Và có lẽ đó cũng là “lỗ
thủng”, "lỗ hổng "lớn về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ công
chức do một hệ thống đề bạt, bổ nhiệm cũng có những “lỗ thủng” khá trầm
trọng.
Như mọi người đều biết, chỉ xét trong phạm vi Bộ Giao
thông vận tải sau nhiều vụ bê bối, đặc biệt là vụ ở PMU-18. Các con bạc
triệu đô, ăn chơi trác táng, sở hữu tài sản bất minh kếch xù... dư luận
ai cũng biết, như các vị này trước khi bị bắt, bị thẩm vấn đều là Đảng
viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (loại A1), cán bộ có phẩm chất năng
lực, cán bộ nguồn...
Và điều đáng sợ nhất là “lỗ hổng", "lỗ
thủng” trong lòng tin của những người dân đối với một bộ phận cán bộ,
công chức, cơ quan công quyền đang hành xử công việc theo kiểu vụng về,
như đùa. Có một câu ngạn ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Có phải đây
là một lời cảnh báo không? Câu trả lời dành cho những nhà nghiên cứu dư
luận xã hội, cơ quan thu thập dư luận xã hội...
Trong mối dây liên hệ
gắn bó lâu nay giữa Dân - Đảng - Chính quyền nếu xuất hiện những “lỗ
hổng,lỗ thủng” thì thật đáng lo ngại, rất cần có những hành động cụ thể
quyết liệt khắc phục, hàn gắn. Biện pháp duy nhất khả dĩ là lập lại
trật tự, xây dựng một xã hội dân sự dân chủ, một nhà nước pháp quyền.
Không một ai, một tổ chức nào đứng ngoài, đứng trên pháp luật.
Thực hiện nguyên tắc bất
di bất dịch “Công dân có thể làm bất cứ việc gì pháp luật không cấm -
quan chức, tổ chức công quyền chỉ làm những việc gì pháp luật cho
phép”. “Xã hội lớn - nhà nước nhỏ”. Hy vọng và mong muốn sao Pháp luật
không có những “lỗ hổng,lỗ thủng”!