Mới
đây Bộ Y Tế ban hành nhiều tiêu chuẩn mới mà theo Bộ này sẽ giúp bảo vệ
hữu hiệu hơn cho những người lái xe gắn máy. Tuy vậy, nhóm tiêu chuẩn
đó này bị báo chí và dư luận chống đối trong suốt nhiều ngày qua vì
không phù hợp với đại đa số người lái xe và còn có dấu hiệu kỳ thị
người khuyết tật.
Bảng tiêu chuẩn về sức khỏe của
người dân khi lái xe gắn máy được Bộ Y Tế đưa ra gồm sáu điểm chính và hơn 70
điểm phụ. Trong đó người ta nhận thấy có những tiêu chuẩn đáng để ý như chiều
cao phải trên 1 mét 45, cân nặng phải hơn 40kg. Vòng ngực phải trên 72cm. Về lực
bóp tay cũng như kéo thân mình phải đạt tiêu chuẩn đưa ra. Ngoài ra trong bảng quy định này
còn đưa ra 77 tiêu chí khác quy định các chức năng bệnh tật rất chi tiết và những
người nào mắc phải những chứng bệnh này sẽ không được cấp phép lái xe.
Người dân ngỡ ngàng với những tiêu chí mà Bộ Y Tế
đưa ra và gửi thư đến các cơ quan báo chí phản ánh những bức xúc của họ.
Những căn bệnh như tiểu đường,
cao máu, viêm loét tá tràng, hẹp thực quản, sa trực tràng, trĩ, viêm gan mãn
tính, to gan, teo gan, và những bệnh da liễu, vân vân...đều hiện diện
trong bảng tiêu chuẩn này. Người dân ngỡ ngàng với những tiêu chí mà Bộ Y Tế
đưa ra và gửi thư đến các cơ quan báo chí phản ánh những bức xúc của họ. Ngay
sau đó, Thứ Trưởng Bộ Y Tế là bà Nguyễn Thị Kim Tiến lên tiếng cho là những quy
định mà Bộ này đưa ra căn cứ trên những nghiên cứu của các nhà nhân trắc học,
xã hội học, chuyên gia pháp luật, các giáo sư và những vị có uy tín trong ngành
y tế dựa trên hằng số sinh học của người Việt Nam, theo chuẩn quốc tế với xu hướng
hội nhập và do đó không có chuyện nhầm lẫn.
Nhiều tiêu chuẩn đưa ra trái với khoa học
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện
Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam đặt câu hỏi, liệu những người này là ai,
và bằng cấp cùng học vị của họ có khả tín hay không, ông nói:
GS Tương
Lai : Xin cái bà thứ trưởng này,
bà công khai hoá cho những danh tính của những nhà khoa học mà bà đã nêu đấy,
nhà khoa học về nhân trắc học, nhà khoa học về xã hội học, nhà khoa học về
pháp luật để người ta có thể chất vấn những nhà khoa học này. Họ căn cứ vào đâu
để họ tư vấn cho bà Thứ Trưởng Bộ Y Tế đưa đến những quyết định theo kiểu
như thế?
Những quy định khó hiểu dành
cho người muốn lái xe này trái với các quy định hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới. Ngay cả Thái Lan là nước kế cận với Việt Nam cũng không hề có những
quy định khó hiểu như vây, mặc dù tại Thái số lượng người dân sử dụng xe gắn
máy trên 50 phân khối rất cao. Giáo sư TS Nguyễn Văn Tuấn đang công tác tại viện
Garvan (Australia) chứng minh rằng việc giới hạn chiều cao của người lái xe
không hề là nguyên nhân chính khiến tai nạn giao thông tăng cao và ông cũng đồng
ý với Giáo sư-Bác sĩ Trần Đông A rằng quy định vòng ngực cụ thể
là một quy định trái với khoa học.
Giới hạn chiều cao của người lái xe
không hề là nguyên nhân chính khiến tai nạn giao thông tăng cao và ông cũng đồng
ý với Giáo sư-Bác sĩ Trần Đông A rằng quy định vòng ngực cụ thể
là một quy định trái với khoa học.
GS.Tương Lai V/T. Viện Khoa Học Xã Hội
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài
Phương, giảng viên Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh cho rằng xét về mặt pháp
lý, hiến pháp và Luật dân sự của VN cũng như các nước trên thế giới không có điều
nào cấm người có vòng ngực dưới 72cm sở hữu xe trên 50 phân khối, vì vậy muốn
đưa ra quy định hạn chế quyền sử dụng phải dựa trên căn cứ pháp lý cụ thể. Bộ Y
Tế đã tự mình ban hành quy định rồi lấy đó làm cơ sở cho việc ban hành quy định
tiếp theo thì hoàn toàn không đảm bảo tính pháp lý.
Nhiều quy định không đúng với pháp luật
Nhìn vấn đề dưới góc cạnh
pháp luật thì quy định này nói lên điều gì? Luật sư Cù Huy Hà Vũ cho biết quan
điểm của ông:
LS Cù Huy
Hà Vũ : Những cái quyền tham gia
giao thông là cái quyền áp dụng cho mọi công dân Việt Nam đủ độ tuổi, được quy
định theo pháp luật, những người đó phải thi lấy bằng mà sử dụng phương tiện
tham gia giao thông, thì đấy là điều đã được pháp luật quy định. Thế còn nếu
như Bộ Y Tế đưa ra tám mươi mấy quy định sức khoẻ của người tham gia giao thông
và nếu bảo đảm được tất cả những điều đó, ví dụ không được mắc số bệnh, hoặc
là không đáp ứng được những tiêu chuẩn về thể xác mà không được tham gia
giao thông, thì tôi thấy điều đó là hoàn toàn không đúng pháp luật. Những người
mà không đủ sức khoẻ thì một là người ta sẽ phải tự tăng cường sức khoẻ của
mình trước khi tham gia giao thông, bởi vì không ai có thể quý cái sinh mạng
của bản thân mình hơn chính mình. Cái việc Bộ Y Tế đưa ra những quy định
như thế là xâm phạm cái quyền hợp pháp của công dân, trong đó có cái quyền
tham gia giao thông.
Cái việc Bộ Y Tế đưa ra những quy định
như thế là xâm phạm cái quyền hợp pháp của công dân, trong đó có cái quyền
tham gia giao thông.
LS Cù Huy
Hà Vũ
Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện
nay khi mà số người mắc những chứng bệnh thông thường như tiểu đường, cao máu,
loét tá tràng, trĩ là những căn bệnh thông thường trong xã hội nếu bị ngăn cấm
không được cấp bằng lái thì hậu quả kinh tế sẽ ra sao? Nhìn dưới góc nhìn nhân
văn thì những quy định này có kỳ thị người mắc bệnh hay không, đặc biệt là những
người mang các chứng bệnh nhạy cảm như da liễu hay những người khuyết tật không
đủ năm ngón tay để điều khiển xe theo như quy định? Giáo sư Tương Lai cho biết
những băn khoăn của ông:
GS Tương
Lai : Một cái quyết định không
căn cứ vào một nghiên cứu nghiêm túc thì không thể nói là cái quyết định tốt.
Ra một cái văn bản pháp lý mà như vậy là thiếu cơ sở khoa học, và trong một chừng
mực nào đó thì theo tôi, không phải chỉ thiếu cơ sở khoa học mà còn có vẻ kém về
cái tính nhân bản, vì nó xúc phạm đến con người. Người khuyết tật thì sao?
Đối với nguồn dư luận tiêu cực
thì cho rằng đây là một cách làm khó dân, góp phần tạo điều kiện cho các cơ
quan kiểm tra sức khỏe làm tiền người dân một cách hợp pháp. Tuy nhiên, đối với
những người có ý kiến tích cực thì cho rằng Bộ Y Tế đưa ra những tiêu chí
này là vượt quá điều kiện thực tế của Việt Nam và cần phải điều chỉnh lại cho
phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia hơn là cố chứng tỏ những chính sách này là
khoa học và kinh điển mà không đem lại một kết quả cụ thể nào.