Khuyến
khích thúc đẩy nông dân sản xuất, nhưng kế hoạch tiêu thụ ra sao? Lúa
gạo bị ứ đọng người nông dân không có khả năng tồn trữ hoang mang lo sợ
cho vụ lúa Đông xuân tới.
Tìm bạn hàng mới
Mới đây, trả lời
phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, Một viên chức của Tổng Công Ty Lương Thực Việt
Nam cho biết là đã thu mua đủ lúa gạo để thực hiện những hợp đồng được ký kết
và Tổng Công Ty đang tìm kiếm những hợp đồng mới: "Hiện
nay thì vẫn là tìm đầu ra đó, đang tìm khách hàng để xuất khẩu, còn các hợp đồng
thì đã xuất xong rồi.
"
Trên thực tế, nếu
không tích cực, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ không dễ dàng tìm được những hợp
đồng mới, vì theo như lời phát biểu của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển
Nông Thôn - Cao Đức Phát bên lề cuộc họp quốc hội Ngày 21 Tháng Mười vừa qua, mức
cầu về gạo trên thế giới không còn dồi dào như trước nữa.
Trên thực tế, nếu
không tích cực, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ không dễ dàng tìm được những hợp
đồng mới.
Bộ trưởng Cao Đức Phát
Giáo sư-Tiến sĩ
Võ Tòng Xuân, trong chuyến viếng thăm Philippines hồi đầu Tháng Chín
vừa qua cũng nhận được tin từ bộ nông nghiệp nước này là trong năm tới
Philippines không còn nhập khẩu gạo nữa vì Philippines đã có kế hoạch tăng
cường sản xuất gạo trong năm nay.
Ngoài ra, các nước
khác trong ASEAN như Indonesia và Malaysia cũng đã có những cố gắng
tăng cường sản xuất gạo tương tự để có thể tự túc về lương thực, tránh việc nhập
khẩu gạo như những năm trước.
Với khuynh hướng đó, việc xuất khẩu gạo của Việt
Nam trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn nếu các công ty xuất khẩu lương thực
Việt Nam không tích cực đi ra nước ngoài tìm kiếm thị trường.
GSTS Võ Tòng
Xuân, hiện là cố vấn Ban Giám Hiệu - Trường Đại Học An Giang, cho biết :
"Các nước
như là Philippines và Indonesia vì họ cũng ráng họ moi đất chỗ này họ
moi đất chỗ kia để mà họ trồng lúa. Trước đó thì họ không cần, họ trồng
mấy thứ khác có nhiều tiền hơn. Khi mà giá gạo nó lên như thế thì họ trồng thêm
lúa, rồi chính phủ cũng đẩy mạnh thêm việc phát động nông dân nên trồng
lúa, đầu tư thêm, đo đó mà Ìndonesia, Philippines, và cả Malaysia thì họ
cũng gia tăng sản lượng lúa của họ.
Trong khi đó thì Việt Nam cũng gia
tăng diện tích trồng lúa, tưởng đâu là giá cả như thế thì sẽ bán đựơc hơn.
Rổi thực sự ra bây giờ các nước đều tăng lượng sản xuất của
mình cho nên bây giờ hàng của người ta, người ta đủ ăn,
không cần nhập nhiều, còn hàng của mình thì quá nhiều."
Thực sự ra bây giờ các nước đều tăng lượng sản xuất của
mình cho nên bây giờ hàng của người ta, người ta đủ ăn,
không cần nhập nhiều, còn hàng của mình thì quá nhiều.
GS Võ
Tòng Xuân
Đổi phương cách lảm ăn
Giáo sư Võ
Tòng Xuân có nhận xét về hoạt động xuất khẩu của các công ty lương thực
Việt Nam:
"Phần lớn các
công ty của Việt Nam thì rất là thụ động, chỉ ở một chỗ thôi, chờ
người ta tới mua chớ không có chịu đi qua nước này, qua nước kia,
qua nước nọ để mà tìm thị trường, mặc dù thế giới bây giờ người
ta đang thiếu gạo.
Thí dụ bây giờ bên Phi Châu, bên
Trung Đông, hay bên Bắc Triều Tiên hiện giờ người ta đang thiếu gạo
nhưng mà người ta không có tiền để người ta qua đây người ta mua thì mình
phải qua bên kia bán, nhưng mà tập quán các công ty Việt Nam không có làm vậy.
Nhu cầu nhập khẩu
gạo của các nước tuy có suốt trong thời gian tới nhưng điều đó không
có nghĩa xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ không gặp khó khăn, không giải quyết được.
Theo Gíáo sư Võ Tòng Xuân, các quốc gia ở Châu Phi và đặc biệt
là Bắc Hàn vẫn thiếu lương thực trầm trọng.
Giáo sư Xuân cho biết
thêm là tổ chức Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liện HIệp Quốc vừa mới
công bố là tổ chức này đang cần 1 tỷ đôla để mua gạo cung cấp cho người dân Bắc
Hàn đang thiếu đói
"Tôi thấy
trên Internet cũng nói là ông Giám Đốc Chương Trình Lương Thực Thế giới ổng đi
qua Bắc Triều Tiên thấy ở đó đang đói mà bây giờ đang cần thêm tiền các nơi để
mà mua gạo cho nó. Tôi cũng không theo dõi và hổm rày tôi chưa rảnh.
Gạo mình
không có thiếu, chỉ có cái là mình không có tìm thêm được trị trường và người
mua thì họ cũng kẹt tiền nên họ không qua để mua của mình. Tôi biết, ví dụ bền
Phi Châu người ta thiếu gạo nhiều lắm mà không qua mua.
Ví dụ bây giờ mình bán
thiếu cho nó thì nó chịu liền, mình không có khả năng bán thiếu cho nó do đó
mình phải thấy giống như Thái Lan, Thái Lan người ta đem gạo nguyên liệu
qua bên Pháp để họ chế biến trở lại, họ lau bóng gạo, họ vô bao rồi họ phân phối
bán ra ở Châu Âu.
Phần lớn các
công ty của Việt Nam thì rất là thụ động, chỉ ở một chỗ thôi, chờ
người ta tới mua chớ không có chịu đi qua nước này, qua nước kia,
qua nước nọ để mà tìm thị trường, mặc dù thế giới bây giờ người
ta đang thiếu gạo.
GS Võ
Tòng Xuân
Việt Nam mình thì chưa có chính sách, chưa có cho
phép làm kiểu như vậy, thành ra mình cũng thua luôn người ta, thua Thái Lan."
Tin của báo Lao Động
số ra Ngày 8 Tháng Chín - 2008 cho biết là Giáo sư Võ Tòng Xuân đã tiếp xúc với
Tiến sĩ Andrew Speedy, đại
diện Tổ Chức Nông Lương LHQ (FAO) tại Hà Nội vào sáng Ngày 5 Tháng Chín
vừa qua để đề nghị Chương Trình Lương Thực Thế Giới mua gạo dư thừa ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long để cứu đói cho Bắc Hàn và các quốc gia Châu Phi.
Đề cập đến
kết quả việc này, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết: "Tôi
cũng chưa gọi điện thoại lại cho ảnh nhưng ảnh biết là mình có dư và cái World
Food Program hiện nay họ cũng đang huy động cái tiền của nước giàu để mà cho tiền
họ. Có lẽ là họ cũng đang lo chuẩn bị họp mua gạo."
Mới đây
trên báo Tuổi Trẻ số ra Ngày 23 Tháng Mười, một đại diện của nông dân
Việt Nam đã lên tiếng đề nghị là Vịêt Nam cần phải học Thái Lan
trong chính sách xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo lợi ích cho nông dân.
Ngoải
ra, bài báo cũng đề nghị là chính phủ Việt Nam nên trực tiếp xuất khẩu gạo để
phân phối lợi nhuận một cách công bằng cho nông dân và Hiệp Hội
Lương Thực Việt Nam.