Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2008-10-28
Các
vụ kỷ luật báo chí mang tính cách răn đe liên tục diễn ra ở Việt Nam
trong năm nay. Hai lãnh đạo cao nhất của Báo Đại Đoàn Kết vừa bị sa
thải vì đã đưa những thông tin trái chiều lên mặt báo.
Tiếng nói của Mặt
Trận Tổ Quốc
Đại Đoàn Kết, tờ báo của Mặt
Trận Tổ Quốc VN, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản. Mặt Trận tổ Quốc về lý
thuyết được lập ra như một nơi tập hợp các nhân sĩ trí thức, đại diện tôn
giáo các thành phần trong xã hội bên ngoài đảng cộng sản.
Trong thời gian dài dư luận
ít quan tâm tới sự hiện diện của Mặt Trận Tổ Quốc vì tổ chức này chỉ
có tính cách tượng trưng, không có vai trò quan trọng trong đời sống
chính trị một đảng ở VN.
Những năm gần đây trong xu thế
mới, vị thế của Quốc Hội cũng được nâng cấp và nhiều tiếng nói phê
bình đã được công luận chú ý hơn.
Mặt Trận Tổ
Quốc VN với tờ báo chính thức Đại Đoàn Kết, đôi lúc đã có những bài báo những
thông tin không làm vừa lòng Đảng, chính xác hơn không đẹp lòng Ban Tuyên Giáo
Trung Ương
Trong hoàn cảnh tương tự Mặt Trận Tổ
Quốc VN với tờ báo chính thức Đại Đoàn Kết, đôi lúc đã có những bài báo những
thông tin không làm vừa lòng Đảng, chính xác hơn không đẹp lòng Ban Tuyên Giáo
Trung Ương, trước kia mang tên Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương, cơ quan chỉ
đạo chính trị của báo chí truyền thông.
Cách chức Tổng biên tập
Thông tin từ VN cho biết, ngày
27/10 vừa qua Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc VN, đã công
bố kỷ luật hai người đứng đầu Báo Đại Đoàn Kết với lý do vi phạm
luật báo chí.
Ông Lý Tiến Dũng Tổng Biên Tập và người phó của mình là ông
Đặng Ngọc đã bị cảnh cáo và chuyển công tác, nói cách khác bị cách chức sa
thải.
Hai vị trí này sẽ do người khác đảm
nhiệm ngay từ đầu tháng 11.
Một nhà báo lâu năm ở TP.HCM ông
Nguyễn Quốc Thái đã nhận định sự việc với chúng tôi:
“Anh Lý Tiến Dũng là con trai của GS Lý Chánh Trung là thầy dậy và
cũng là bạn vong niên của tôi. Tôi rất quí mến anh Lý Tiến Dũng bởi vì anh là
người rất khẳng khái, trong cách cư xử của anh ấy về báo chí, anh là người rất
thẳng thắn.
Tôi mới hay tin anh
Lý Tiến Dũng bị cách chức Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn Kết thì tôi cũng hơi bàng
hoàng một chút. Bởi vì tôi vẫn tin là anh sẽ làm được một điều gì trong lãnh
vực báo chí.
Việc anh Lý Tiến Dũng bị cách chức Tổng Biên Tập thực sự tôi không
rõ nguyên nhân. Việc sa thải một người cách chức một người trong toà báo thì
theo tổ chức báo chí VN, họ đều là công chức cả.
Ông Lý Tiến Dũng Tổng Biên Tập và người phó của mình là ông
Đặng Ngọc đã bị cảnh cáo và chuyển công tác, nói cách khác bị cách chức sa
thải.
Bởi vì VN không có
báo chí tư nhân, trong guồng máy Nhà nước họ đều ăn lương là công chức, quyền
cách chức sa thải đều thuộc về Nhà nướ . Riêng tôi thấy việc cách chức anh Lý
Tiến Dũng là điều rất đáng tiếc, tôi rất quí mến anh ấy.”
Lá thư của tướng Giáp
Các thông tin chúng tôi ghi nhận
không nói rõ ban lãnh đạo Báo Đại Đoàn Kết vi phạm luật báo chí về vấn đề
gì.
Nhưng giới làm báo và những người theo
dõi thời cuộc bàn tán nhiều về một số bài báo đăng trên Đại Đoàn Kết, có thể
coi như nguyên nhân sâu xa của sự việc.
Đầu tháng 11 năm ngoái, tờ báo đã
làm một việc mà các báo khác không dám làm, đó là đăng tải lá thư của Đại Tướng
Võ Nguyên Giáp gởi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trình bày quan điểm
ngược lại về chủ trương phá bỏ Hội Trường Ba Đình và xây dựng trụ sở Quốc
Hội trên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Dư luận lúc bấy giờ cho rằng việc
đại tướng Giáp viết lá thư ấy đã là lạ, mà Đại Đòan Kết dám đăng trong khi các
báo khác mà ông Giáp gửi bài đến đều không dám nói đến còn là một việc lạ hơn.
Cựu Đại Tá Bùi Tín, nguyên là
một nhà báo cộng sản lâu năm nay đang sống ở Pháp đã nhận định về lá thư
của ông Võ Nguyên Giáp, một khai quốc công thần của Nhà nước cộng sản:
“Bức thư hay bài báo đăng ngày 1/11
hay bức thư của ông Giáp gởi cho Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, lời lẽ rất mạnh mẽ.
Nói rõ trách nhiệm của Tổng bí thư,
yêu cầu phải có trách nhiệm với việc trọng đại này, để xét lại nghiên cứu lại,
bàn lại và đưa ra công luận thảo luận lại, vấn đề này không nên vội vã dù quốc
hội đã thông qua.”
Đại Tướng
Võ Nguyên Giáp gởi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trình bày quan điểm
ngược lại về chủ trương phá bỏ Hội Trường Ba Đình và xây dựng trụ sở Quốc
Hội trên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Quan điểm trái chiều?
Ngược dòng thời gian, Đại Đoàn
Kết báo in và mạng điện tử trong năm 2008 đã đăng nhiều bài
báo được mô tả là trái chiều với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Như bài tham luận của linh mục
Nguyễn Thiện Cẩm, Uỷ Viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc VN, phó chủ nhiệm Uỷ Ban
đoàn kết công giáo, bài tham luận này được Báo Đại Đoàn Kết chạy
tít khá nhạy cảm ‘Cần phải xoá bỏ bao cấp về chính trị’.
Ngoài ra còn có một số bài của
nhà báo Thái Duy và Hữu Nguyên đưa nhiều ý kiến về tình trạng chính
trị bức xúc ở VN.
Nhiều người tỏ ra không ngạc nhiên
khi làng báo VN gần đây bị nhiều hoạn nạn với những vụ cách chức, sa thải,
thuyên chuyển, rút thẻ hành nghề và cả tù tội nữa;
Có vụ liên quan tới nhà báo vi phạm
đạo đức, nhưng cũng có những vụ khó lý giải như vụ án hai nhà báo
Tuổi Trẻ và Thanh Niên mới đây.
Thực tế khó chối cãi là làm
báo ở VN hoàn toàn không khác gì làm cán bộ công chức, theo những qui
định rõ ràng mà nhà báo phải tuân thủ.
Tuy nhiên nghề làm báo mang những đặc
thù của nó, độc giả vẫn yêu thích quí trọng những cây bút nghiệp vụ giỏi
và trung thực. Nhà báo dù là cán bộ công chức vẫn được xã hội nhìn nhận
là nhà báo và trong một số trường hợp họ sống và chết với thiên
chức của mình.
|