Lê Trung Thành
“Trên một miếng vải màu vàng người ta vẽ lên 3 sọc đỏ, đó là lá cờ
ba que xỏ lá của bọn ngụy quân, ngụy quyền đã bại trận, và hiện nay nó
là cờ của bè lũ phản động Hải Ngoại toàn là những kẻ bỏ nước ra đi, giờ
vẫn ôm hận thù. Không biết sống ở nước ngoài thì yêu Việt Nam cỡ nào mà
đấu với chả tranh, chỉ luôn nuôi hận thù đòi lật đổ chế độ, một chế độ
ổn định không có các cuộc biểu tình bạo loạn, và không bị đánh bom
khủng bố như các nước phương tây...”
Đó là tất cả những gì tôi được nghe, được tuyên truyền, và được quyền
biết đến trong suốt quảng đời tuổi trẻ sống và học tập theo gương bác
Hồ vĩ đại, và đó cũng là những luận điệu được lặp đi lặp lại na ná nhau
của phần đông thế hệ thanh niên quốc nội sinh sau năm 1975 khi được hỏi
“bạn biết gì về cờ vàng ba sọc đỏ”. Và không biết nên vui hay buồn khi
phải cho mọi người biết một sự thật rằng trong thời gian ở Đài Loan tôi
có thăm dò cộng đồng người việt cũng bằng câu hỏi đó thì cứ khoảng 10
người Việt Nam sang du học, lao động hoặc kết hôn thì đến 6 người trả
lời “cờ vàng ba sọc đỏ? tôi chưa nghe đến bao giờ, là cờ của nước nào
vậy?” 3,9 người còn lại sẽ trả lời như ở đầu bài (1).
Đấy! nói như thế để những ai may mắn có điều kiện tiếp xúc với internet
và đang đọc những dòng này biết được sự quan tâm đến hiện tình đất nước
và hiểu biết về lịch sử của đa phần người dân đang ở mức độ nào. Và
chính tôi một thời gian trước đây khi còn ngồi dưới mái trường xã hội
chủ nghĩa cũng không hơn gì họ, thậm chí còn ngờ nghệch ảo tưởng hơn
nhiều, và tôi cảm thấy “thằng tôi” của ngày hôm qua đáng thương hơn
đáng giận.
Vì tôi được sinh ra tại Việt Nam sau năm 1975- khi đất nước đã được được những người Cộng Sản “thống nhất”.
Vì ông bà cha mẹ họ hàng gia đình tôi là những người từng đổ máu chiến đấu cho lí tưởng Cộng Sản.
Vì tôi đã được học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa 12 năm với những trang sử đánh Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc.
Vì cứ vào thứ hai đầu tuần phải nghiêm trang trong tư thế chào cờ mắt
nhìn lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đầy vẻ tự hào và miệng hát “đường
vinh quang xây xác quân thù, thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, vì
nhân dân chiến đấu không ngừng ...”.
Vì tôi đã từng là đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, và với 1
lý lịch tốt như gia đình tôi thì nếu cố gắng phấn đấu tôi sẽ được kết
nạp vào đảng với nhiều cơ hội tiến thân .
Vì tôi đã từng yêu bác Hồ hơn bất kỳ thiếu niên nhi đồng nào trên đất
nước việt nam này, từ khi còn bé tôi đã nằm lòng những bài thơ của Tố
Hữu, đã đọc nhàu nát những cuốn sách kể chuyện về bác Hồ, và còn cẩn
thận ép tấm ảnh bác trong cuốn tập nhỏ và xếp ngay ngắn trong cặp sách
với niềm tin ánh sáng của bác sẽ soi đường khi mình lạc lối.
Vì thế tôi dám chắc nếu mọi người từ khi lọt lòng đều phải sống trong
hoàn cảnh ấy thì cũng không khá gì hơn tôi và những bạn trẻ trong nước
hiện nay, vậy nên xin mọi người đừng mỉa mai chúng tôi, đừng thù ghét
mỗi khi chúng tôi phỉ báng lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà xin hãy rộng lòng
yêu thương , vì chúng tôi là sản phẩm của mái trường xã hội chủ nghĩa ,
vì chúng tôi là những tờ giấy trắng như biết bao trẻ em trên khắp hành
tinh này nhưng “họ” đã bôi trét lên đó những gì tai hại nhất. Chỉ có
lòng bao dung với ánh sáng của tình thương dẫn đường mới có thể giúp
chúng tôi thoát khỏi những ảo tưởng để trải lòng tiếp nhận những thông
tin mới.
Tôi yêu quê hương xứ sở vô cùng, tôi nhớ những nón lá những đôi vai gầy
một nắng hai sương, nhưng sao những ngọn núi những dòng sông giờ đây đã
điêu tàn tan hoang đến vậy, nhưng sao những người tôi yêu dù chăm chỉ
làm ăn, chịu thương chịu khó mà phải sống một cuộc sống cơ cực và mất
tự do đến thế. Vậy nên tôi đã quyết tâm truy tìm và kiểm chứng lại tất
cả những gì tôi đã được học , và mỗi lần những sự thật trần trụi được
phơi bày là những lần lòng tôi lại mang thêm nhiều những vết thương .
Chính vì thế nên mặc dù biết rõ sẽ gặp nhiều rắc rồi từ phía chính
quyền cộng sản nhưng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải nói cho thế
hệ trẻ hôm nay và mai sau biết được nguồn gốc và ý nghĩa của 2 lá cờ:
đỏ sao vàng và vàng ba sọc đỏ cùng những trải nghiệm trên con đường
thay đổi nhận thức của mình . Để từ đó những chủ nhân tương lai của đất
nước quyết định đâu là sinh lộ cho quê hương.
Cờ vàng ba sọc đỏ :
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi biết đến lá cờ vàng ba sọc là vào khoảng
thời gian tôi học cấp 2, khi tôi nghe các anh lớn bàn chuyện với nhau
về hát nhạc vàng nhạc đỏ, tôi đã thắc mắc tại sao lại có sự phân biệt
này, còn hỏi “làm răng để khi nghe biết được cái mô là nhạc vàng cái mô
là nhạc đỏ”. Tất nhiên tôi bị mấy anh gỏ to đầu nói “mi ngu lắm nhạc
vàng là nhạc phản động mi đã nghe ai nói cờ vàng ba que xỏ lá của bọn
ngụy chưa , mi cứ thấy ai hát lè nhè như Duy Khánh, Chế Linh là nhạc
vàng, mi cứ thấy mấy cái video có cảnh trai gái hở hang nhảy nhót quấn
lấy nhau trên sân khấu có mấy thằng lính cầm cờ ba que chạy lui chạy
tới là nhạc vàng...”
Nể phục trước những kiến giải sâu xa của các anh lớn ,thế là từ đó tôi
có thêm hiểu biết quý báu về cái gọi là nhạc vàng, cờ vàng, và thỉnh
thoảng để ra vẻ hiểu biết với tụi bạn cùng trang lứa tôi dạy lại chúng
nó cụm từ “cờ vàng ba que xỏ lá” một cách đầy tâm đắc với kiến thức của
mình.
Và hiện nay khi nhìn lại thế hệ các em tôi, tôi thấy các em cũng không
hiểu biết hơn tôi ngày trước là bao, nhưng điều đáng buồn hơn là ngay
cả các anh tiến sỹ (2) cũng không biết hay cố tình không biết, làm sao
có thể giải thích cho mọi người hiểu được vấn đề 1 cách trọn vẹn, khi
để hiểu được nguồn gốc và tính dân tộc của 2 lá cờ thì phải lội ngược
dòng lịch sử để tìm rõ căn nguyên, lại càng khó hơn khi nhiều trang web
ở Hải Ngoại bị đặt tường lửa, phương tiện truyền thông trong nước thì
đều là công cụ của đảng, và toàn bộ sử liệu từ đầu thế kỷ 20 cho đến
nay trong các thư viện và nhà sách Việt Nam đều là sách của đảng được
nhào nặn bởi những “sử nô” danh tiếng thường xuyên xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông, thế nên chỉ nghe tên thôi bọn trẻ cũng có thể
hoàn toàn tin là sự thật, trong mắt trẻ thơ những gì được đăng tải trên
truyền hình, sách vở và báo chí đều là sự thật, thế nên hỡi ôi các nhà
báo các nhà làm phim các nhà giáo dục quí vị có thấy day dứt lương tâm
khi đã đánh lừa niềm tin của con em chúng ta hay không?
Chính vì thế nên thỉnh thoảng ở các diễn đàn tiếng nói tự do của người
dân Việt Nam trên yahoo, paltalk, và gần đây là phong trào viết blog
không tránh khỏi có nhiều lời lẽ miệt thị hay tẩy chay cờ vàng.
Nay tôi xin được lược trích lại một số tư liệu (3) để lần nữa xác định
rằng lá cờ vàng đã có từ trước khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời.
1. Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn
Đối chiếu với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong
thời nhà Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là "Long Tinh Kỳ". (Ghi
chú cho tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ.
Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh
dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi
Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là
màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành.
Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân
tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)
2. Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890)
Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.
3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 - 1920
Nền vàng.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - gọi tắt là "Cờ Vàng" - là lá "quốc kỳ"
đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc
lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của
thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo
hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư
thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của
dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự
liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều
cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc
Gia". Như vậy, từ ngữ "quốc gia" có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với
"thuộc địa", chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ "cộng
sản" xuất hiện.
4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp
Long Tinh Kỳ (1920 - 10 Mar, 1945).
Nền vàng. Một sọc đỏ lớn.
Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi.
10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ "Long Tinh", vì nó biến thể
từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền
vàng có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm
đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là
lá cờ biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc
quyền bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại
trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau
khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết
quyền cho "Hội Đồng Phụ Chính" với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi
trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ
Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc
bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ
của Pháp.
5. Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp)
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (1923 - Mar 10, 1945)
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
6. Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3, 1945 - Aug 1945
Long Tinh Đế Kỳ (11 Mar - 30 Aug, 1945)
Nền vàng,
Sọc đỏ bằng 1/3 cờ.
11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ
30-8-45: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.
Một ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào
ngày 11-3-45, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884,
Việt Nam thống nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một
số quốc gia Tây Phương, và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành
lập chính phủ. Sau đó, vua Bảo Đại phân định cho Long Tinh Kỳ trở lại
cương vị của Đế Kỳ, chỉ treo nơi Hoàng Thành Huế hoặc mang theo những
nơi vua tuần du. Long Tinh Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ
trong thời Pháp bảo hộ, nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại
bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ
Trần Trọng Kim.
6. Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương
Cờ Quẻ Ly thời Nhật (11 Mar - 5 Sep, 1945)
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly
Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Để biểu trưng cho Quốc Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo Đại ký sắc lệnh
chấp thuận đề nghị của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, lấy lại quốc hiệu Việt
Nam mà nhà Thanh đã chấp thuận trong thời vua Gia Long, và sáng tạo ra
một quốc kỳ mới. Đó là lá cờ có nền vàng tương tự như Long Tinh Đế Kỳ
nhưng vạch đỏ được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng vạch giữa thì
đứt khoảng, tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.
(còn tiếp)
|