Thứ Tư, 2024-12-18, 9:21 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 29 » Tham luận của Đảng Vì Dân trong cuộc hội luận "Vai trò của Truyền thông trong việc Chống tham nhũng"
7:08 AM
Tham luận của Đảng Vì Dân trong cuộc hội luận "Vai trò của Truyền thông trong việc Chống tham nhũng"
Nguyễn Công Bằng
Tổng thư ký đảng Vì Dân
Thưa anh Nguyễn Thương Dân, quý Anh Chị và các bạn trên Diễn Đàn
(X-Cafevn.org)

Chúng tôi rất hân hạnh được chia sẻ một số quan điểm về các vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội nước ta và học hỏi từ những người có tâm huyết ở môi trường này.

Về Đảng Vì Dân, chúng tôi xin phép được giới thiệu vắn tắt như sau:

Đảng Vì Dân (ĐVD) là một chính đảng tân lập được thành hình vào tháng 1/2006 bởi sự kết hợp của các nhóm sinh hoạt ở trong nước và hải ngoại. Đảng Vì Dân chủ trương vận động thành hình một giải pháp chính trị khả thi cho Việt Nam, với mục tiêu cụ thể là một cuộc Tổng Tuyển Cử Tự do.

• ĐƯỜNG LỐI: Đảng Vì Dân chủ trương chuyển thể chế độ chuyên chính độc tài thành một chính thể dân chủ đa đảng, bằng các sách lược đấu tranh ôn hoà – không sử dụng bạo lực hay khích động hận thù. Đảng Vì Dân ủng hộ việc đối thoại giữa Nhà Nước Việt Nam với các đoàn thể đối lập ở trong nước, nhằm tìm kiếm giải pháp khả thi cho các vấn đề Việt Nam.

• NHÂN SỰ: Toàn bộ nhân sự của Đảng Vì Dân là thành phần trẻ và trung niên, phần lớn ở trong nước. Tâm nguyện chung của anh chị em Đảng Vì Dân là góp phần đấu tranh cho Dân chủ Tự do, Công bằng Xã hội và Quyền lợi của Dân nghèo; để một ngày không xa mọi người Việt Nam, dù ở đâu và từ xuất xứ nào, cũng đều có thể hãnh diện mình là công dân của nước Việt Nam. Ba mục tiêu đấu tranh cụ thể của Đảng Vì Dân là: "Cơm no áo ấm được bảo đảm, công bằng xã hội được nêu cao, và nhân phẩm con người được tôn trọng".

• HOẠT ĐỘNG: Bốn hoạt động chính của Đảng Vì Dân hiện nay là:

1. Phát triển cơ sở ở trong nước;
2. Thực hiện chương trình Radio Hoa-Mai phát thanh về Việt Nam trên làn sóng ngắn;
3. Phát hành Tập san Hoa-Mai hằng tháng; và
4. Thực hiện chương trình thiện nguyện để an ủi một số đồng bào kém may mắn.

Chúng tôi hân hạnh mời quý Anh Chị và các bạn trên Diễn Đàn tham khảo về chủ trương, đường lối của Đảng Vì Dân, sẵn sàng nhận các ý kiến đóng góp và trả lời các thắc mắc liên hệ.


Thưa quý Anh Chị và các bạn!

Trong bối cảnh một xã hội còn nhiều giới hạn trong lãnh vực thông tin như nước ta hiện nay, Truyền Thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng sâu xa vào toàn bộ các lãnh vực sinh hoạt của xã hội.

Trong việc phòng chống tham nhũng, truyền thông không những là phương tiện cung ứng thông tin mà còn có thể đóng vai trò “giám sát” trong tiến trình nhận diện và xử lý các trường hợp nghiêm trọng. Truyền Thông, Báo chí sẽ vừa tạo yếu tố thúc đẩy việc điều tra khách quan, vừa có trách nhiệm giám sát thái độ và sự thi hành luật phát của chính quyền. Nó cũng là một hình thức “check & balance”, giúp các cơ chế Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp giữ được đúng vai trò của họ.

Truyền Thông sẽ không thể đóng vai trò “giám sát” một cách đúng đắn và trọn vẹn nếu như quyền tự do ngôn luận và báo chí bị kềm kẹp hay giới hạn. Chủ đề “Vai trò của truyền thông tự do trong việc chống tham nhũng và bất công trong xã hội Việt Nam hiện nay - đánh giá vụ xét xử hai nhà báo vừa qua.” rất phù hợp với hiện tình và nhu cầu xã hội nước ta hiện nay.

ĐÁNH GIÁ VỤ XÉT XỬ HAI NHÀ BÁO

Vụ án Báo chí 2008 (xử Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn văn Hải, Nguyễn xuân Quắc và Đinh văn Huynh) là vụ án có chỉ đạo chính trị. Tuy nó là một cú sốc lớn gây nghi ngờ khả năng cuộc đấu tranh chống tham nhũng của những người cầm bút và cả nhân dân, song chắc chắc không phải vì biến cố này mà vai trò của truyền thông chính quy bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Đó là một thử thách về ý chí và bản lãnh của giới truyền thông chính quy ở Việt Nam. Đó cũng là một trắc nghiệm về thái độ của những người ngoài bộ máy NNVN đối với sự kiện này. Nhà nước Việt Nam đã tạm giải quyết vấn đề hóc búa này bằng biện pháp cưỡng hành luật pháp, song chắc chắn không trù ép được công luận, kể cả dư luận trong nước.

Chúng ta đánh giá vụ án này không phải chỉ là mức độ trung thực từ các bài viết của hai nhà báo bị ra toà, mà là khả năng thực thi quyền tự do báo chí trong khuôn khổ Hiến pháp hiện hành. Với lập luận cáo buộc của phiên toà là các thông tin, kể cả từ cơ quan điều tra, đều chưa thể xem là chính xác cho đến khi có kết luận điều tra và phán quyết của một phiên toà, là hoàn toàn phi lý. Có phải chăng như vậy thì các nhà báo chỉ có thể loan tin về các phiên toà chống tham nhũng, nếu có, thay vì góp phần chống tham nhũng từ khi chưa có vụ án, và trong suốt tiến trình điều tra, xét xử?

Phiên toà ngày 15/10/2008 là một bằng chứng về sự mâu thuẫn quyền lợi trong một cơ chế chính quyền thiếu tính kiểm soát và cân đối (check & balance). Mặt khác, do nhu cầu bảo vệ uy tín chế độ, những người đại diện cho ngành Tư pháp của NNVN đã vô tình kết án sự ích kỷ và độc đoán của đảng cầm quyền. Sự chỉ đạo xử án và các hình thức thông tin, bình luận liên quan đến vụ án là một khẳng định rằng: Việt Nam chưa có quyền tự do báo chí, dù là trong khuôn khổ Hiến pháp hiện hành. Nó cũng là một chỉ dấu cho thấy NNVN chưa sẵn sàng để thực thi quyết tâm chống tham nhũng như lời ông Nguyễn tấn Dũng đã tuyên bố.

LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ HỮU HIỆU HOÁ VAI TRÒ TRUYỀN THÔNG:

Hiện nay, lãnh vực truyền thông có 2 nguồn chính yếu:

1. Truyền thông chính quy: Gồm các báo giấy, báo điện tử, đài truyền hình, truyền thanh của nhà nước Việt Nam.

2. Truyền thông tự do: Gồm các chương trình phát thanh Việt ngữ, mạng internet, blogs, you tube, báo giấy, báo điện tử, CDs, phóng ảnh các bài viết, v.v… từ trong nước và nước ngoài.

Đối với các cơ quan truyền thông chính quy của nhà nước, điều mà chúng ta có thể làm được là lên tiếng khích lệ những bài viết có giá trị, mang tính trung thực và xây dựng. Dù truyền thông nhà nước luôn bị kiểm soát và có chỉ đạo, song các phóng viên, nhà báo có tri thức và lương tâm nghề nghiệp vẫn có thể linh động làm tốt chức năng của mình ở mức độ cao nhất.

Chúng ta có quyền tin rằng trong hàng ngũ truyền thông chính quy của NNVN vẫn còn có nhiều người có tâm huyết với xã hội và sẽ tiếp tục đứng lên để thực thi chức năng của mình, trong hoàn cảnh và điều kiện có được trong thời gian tới.

Ở mặt truyền thông tự do, vấn đề là làm sao phổ biến được một cách rộng rãi và thường xuyên. Chúng ta, dù ở trong hay ngoài nước, đều có thể đóng góp một cách trực tiếp và hữu hiệu vào lãnh vực này. Một số điều khả thi có thể làm được ngay như:

• Lập một mạng điện tử đặc trách chủ đề “Phòng chống tham nhũng” (PCTN) để làm nơi tập trung suy nghĩ và đề xuất cho vấn đề này.

• Liên tục viết bài cho các báo, đài, mạng điện tử tham dự phong trào PCTN.

• Kêu gọi sự tố giác tham nhũng một cách tích cực của đồng bào trong và ngoài nước.

• Lập quỹ trợ giúp công khai cho gia đình những người bị tù đày vì nỗ lực chống tham nhũng.

Một điều quan trọng mà chúng ta cần chú ý là phải đặt vấn đề một cách khéo léo để mọi nỗ lực trong sạch hoá guồng máy chính quyền không bị ngộ nhận là hành động chính trị nhằm chống phá NNVN. Yếu tố này cần thiết để vận động được sự hưởng ứng đông đảo, và có thể công khai, của nhiều người ở trong nước, dù rằng thế lực bảo thủ trong bộ máy nhà nước vẫn có thể quy chụp, kết tội một cách vô cớ. Nếu việc chống tham nhũng được công luận đồng tình nhìn nhận như là một cuộc đấu tranh làm tốt xã hội, thay vì là công cụ chính trị của một tổ chức chống Cộng hay đối lập, thì nó có khả năng trở thành một phong trào quần chúng lớn mạnh. Tầm vóc của phong trào đó sẽ là sức mạnh đấu tranh chống tham nhũng hữu hiệu nhất.

Tham nhũng không phải chỉ là vấn đề đặc thù của chế độ CS, mà nó còn xảy ra ở rất nhiều nước tự do, kể cả các nước tiền tiến. Vì vậy, ý kiến đóng góp của chúng ta cần mở rộng để có thể ứng dụng trong mọi bối cảnh chính trị sau này.

Vấn đề chống tham nhũng chắc chắn phức tạp và khó khăn hơn mức có thể tiên liệu, song chúng ta không có sự lựa chọn nào khác hơn là cố gắng hết sức trong các điều kiện và hoàn cảnh thuận tiện có được.

Khi NNVN đang có các mâu thuẫn nội tại trong vấn đề chống tham nhũng, vai trò truyền thông tự do trở thành phương tiện thuận lợi nhất cho cuộc đấu tranh quan trọng này.

Chân thành chia sẻ và rất mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp của các anh chị và các bạn!
Category: Chính trị | Views: 858 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0