Chủ Nhật, 2024-12-22, 1:10 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 30 » Đường Lên "Thiên Quốc"
8:37 AM
Đường Lên "Thiên Quốc"

Trần Hùng

Xin nói ngay rằng đã không có trường hợp "chuyển sang từ trần" nào cả trong thời gian qua. Ở đây chỉ ghi lại những chi tiết đáng lưu ý trong chuyến đi của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến Bắc Kinh tuần rồi, nơi xứ sở của những người tự xưng là "con trời".
 
 Dũng và Ôn gia Bảo


Sau cùng thì ông Dũng cũng đã đi sứ sang Tầu, công việc mà lẽ ra ông ta đã phải làm ngay từ khi nhậm chức thủ tướng vào mùa hè năm 2006. Trong 2 năm vừa qua, ông đã đi nhiều nơi, Nhật, Mỹ, Âu… và vừa rồi, đến Úc. Nhưng ông chưa một lần bệ kiến "Thiên triều". Điều này khiến có người cho rằng ông thuộc phe theo Mỹ, nên không hạp với Tầu. Cũng có ý kiến khác nói rằng ông không được sự tin tưởng của người anh lớn phương bắc, nên họ chưa chịu tiếp ông. Sau cùng thì cả 2 bên đều đồng ý thu xếp việc gặp gỡ này một cách thích hợp nhất: trong dịp tham dự hội nghị ASEM 7 tổ chức ở Bắc Kinh, ông Dũng sẽ đến sớm vài ngày để được những nhà lãnh đạo Trung cộng tiếp kiến. Như vậy, Bắc Kinh hài lòng vì không phải nâng hình ảnh của CSVN lên ngang tầm với mình, mà Hà Nội cũng hể hả vì với cái thế đàn em của mình, họ không thể mong đợi nhiều hơn.


Đường lên phiá Bắc bao giờ cũng gian nan, tuy nhiên trong chuyến đi này, ông Dũng còn được đôi niềm an ủi. Bởi vì, ở Tầu, ông được ra vào vào bằng cửa chính, không phải chui lòn cửa hậu như trong những cuộc công du khác. Ngoài niềm vui này ra, chuyến đi của ông chỉ còn là những nỗi nhọc nhằn.

Nhọc nhằn đầu tiên vì lộ trình gian nan. Ông Dũng không được bay thẳng đến Bắc Kinh mà phải "nhập cảnh" qua một cửa ải ở phiá Nam. Ngày 21-10, ông đến tỉnh Hải Nam để tham dự "Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam - Trung Quốc". Tỉnh trưởng Hải Nam La Bảo Danh đã giới thiệu về tình hình xây dựng và phát triển của đặc khu kinh tế Hải Nam trong 20 năm qua. Tuy nhiên đây không phải là chủ đích chính. Việc buộc ông Dũng phải ghé qua Hải Nam trước khi đến Bắc Kinh nhằm giảm nhẹ hơn nữa tư thế của Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời nhắc nhở ông Dũng 2 điều quan trọng:

- Thứ nhất, tỉnh Hải Nam có đơn vị hành chánh Tam Sa bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Quốc vụ viện Trung Hoa đã ban hành quyết nghị thành lập vào đầu tháng 12 -2007.

- Thứ hai, tỉnh Hải Nam còn có căn cứ hải quân bí mật Tam Á, là nơi đồn trú của các tầu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải của Trung cộng. Hạm đội này có khả năng khống chế biển Đông, và theo một kế hoạch đã bị tiết lộ, thì đây là lực lượng chủ lực trên biển trong một cuộc tấn công Việt Nam khi cần thiết.

Ngay sau đó, Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến "lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa chính quyền nhân dân tỉnh Hải Nam và Bộ Công Thương Việt Nam". Việc Trung cộng thực hiện lễ ký kết bất tương xứng về đẳng cấp như vậy, cho thấy họ vẫn luôn coi Việt Nam chỉ ngang hàng với một tỉnh, huyện của Trung cộng! Đây là thói hành xử ngạo mạn quen thuộc của Trung cộng đối với CSVN, mà Hà Nội vì đã quen với thân phận "chư hầu" ăn sâu vào não trạng nên phải cúi đầu chấp nhận.

Đến Bắc Kinh, Nguyễn Tấn Dũng được gặp gỡ thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo và chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Những nhà lãnh đạo Trung cộng trong dịp này đã buông ra những lời phát biểu đầy trịch thượng, được Tân Hoa Xã loan đi nhưng báo chí quốc doanh của Hà Nội không dám tường thuật một chữ nào, đại loại như: "Hai nước Trung - Việt phải nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước, tăng thêm sự tin cậy chiến lược", và rồi: "mối quan hệ phải theo phương thức sớm giải quyết những bất đồng giữa hai bên… kịp thời trao đổi về vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, xử lý ổn thoả vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, hết sức giữ gìn đại cục hữu hảo Trung Việt"… Trước những lời huấn dụ của lãnh đạo Trung cộng, Nguyễn Tấn Dũng đã bầy tỏ tấm lòng quy phục của mình bằng cách nhắc lại 16 chữ vàng do Giang Trạch Dân đề ra xưa kia: “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”, cũng như "4 tốt" mà Hồ Cẩm Đào vừa thêm sau này: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt và Đối tác tốt.”

Nói chung, thái độ đớn hèn của Hà Nội trước Trung cộng đã được thể hiện rõ nhất qua lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng như sau: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn hết sức coi trọng, chân thành mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung quốc và sẽ làm hết sức mình để vun đắp cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển vững chắc”. Vẫn là giọng điệu của cái thời nhận AK của Trung cộng để đem quân đi đánh miền Nam!

Thông cáo chung sau đó cho biết, hai bên đã ký kết với nhau 8 văn kiện, trong đó có việc thành lập một đường giây điện thoại "nóng". Với phương tiện vừa thiết lập, lãnh đạo Trung Nam Hải sẽ nắm vững tình hình Việt Nam hơn, đồng thời sẽ ban hành mệnh lệnh trực tiếp và nhanh chóng hơn đến những "đối tác" tại Hà Nội. Những vấn đề khác được đề cập đến trong bản thông cáo chung liên quan đến việc "phát triển mối quan hệ láng giềng hợp tác hữu nghị", "tăng cường hợp tác kinh tế thương mại", "triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", "hoàn thành công tác phân giới trên bộ", "thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ", "gìn giữ hòa bình ổn định ở Biển Ðông"…

Nhưng đó chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài. Thực tế là hoàn cảnh đau thương cho phiá Việt Nam.

Trước tiên là tình hình giao thương giữa 2 nước. Trung cộng là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Trung cộng nhập 15%, so với Hoa Kỳ nhập 20% hàng hoá xuất cảng của Việt Nam. Tuy nhiên trong khi cán cân thương mại với Hoa Kỳ nghiêng về phiá Việt Nam, thì trong việc giao thương với Trung cộng, Việt Nam luôn bị thâm thủng nặng nề: năm 2006 là 3,8 tỷ đô la, năm 2007 lên đến 9 tỷ, và năm nay lên đến 13 tỷ đô la. Nếu gia tăng kim nghạch mậu dịch lên đến 25 tỷ đô la vào năm 2010 như Trung cộng vừa đòi hỏi, thì tất cả khối ngoại tệ dự trữ 20 tỷ đô la của Việt Nam chỉ vừa đủ để bù đắp cho khoản nhập siêu của Việt Nam. Ngoài ra chưa nói đến việc hàng lậu xâm nhập gây thiệt hại rất lớn cho Việt Nam về mặt thuế quan. Hay vấn đề phẩm chất độc hại của hàng hoá Trung cộng mà giới tiêu thụ Việt Nam phải gánh chịu.

Về vấn đề đất đai, lãnh hải, Việt Nam vẫn tiếp tục là phía bị thiệt thòi. Nhu cầu chiến lược về quốc phòng và kinh tế của Trung cộng là khống chế biển Đông và chiếm đoạt nguồn tài nguyên to lớn trong vùng biển này. Vì thế, trong những năm gần đây Bắc Kinh đã khai thác thế mạnh về quân sự và kinh tế để gia tăng áp lực trong các mối quan hệ với Hà Nội, đặc biệt về lãnh thổ, các hải đảo và biển Đông. Trung cộng liên tục lấn át Hà Nội theo kiểu "Cái gì của tôi là của tôi. Cái gì của anh mình xài chung". Thoả thuận chung nói trên quy định cho Trung cộng được cùng tuần tra, cùng hợp tác đánh bắt hải sản, cùng thăm dò dầu và gas, cùng khai thác dầu hỏa… trong vịnh Bắc Bộ. Còn ngoài biển Đông là khu vực mà Trung cộng đang khống chế, thì Việt Nam phải "nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định" cũng như "không được có hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp".

Thoả thuận chung cũng bầy tỏ "sự hài lòng đối với việc hoàn thành công tác phân giới trên bộ", tuy nhiên trên thực tế có nhiều điểm quan trọng về vấn đề này vẫn còn bị dấu diếm. Hà Nội vẫn luôn chống chế rằng sự mất mát là rất nhỏ căn cứ theo hiệp ước Pháp-Thanh. Phải chăng họ tối tăm đến độ không nhận ra rằng, chính hiệp ước đó đã gây thiệt hại lãnh thổ rất nhiều cho Việt Nam, vì chính quyền thực dân Pháp lúc đó đã đánh đổi đất đai của Việt Nam để được hưởng đặc quyền giao thương với Trung Hoa.

Đó là những gì mà Nguyễn Tấn Dũng đã thu lượm được trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Tất cả chỉ là những thoả thuận bất tương đồng. Trước những đe dọa đến từ cả trong lẫn ngoài, những người lãnh đạo CSVN luôn chọn lựa những giải pháp có mục tiêu bảo vệ quyền lợi cá nhân và củng cố chế độ độc tài, bất kể nó gây thiệt hại to lớn cho đất nước. Đối với một chính quyền như vậy, người dân Việt Nam khó có thể để số phận của đất nước nằm trong bàn tay của họ.


Nguồn: Việt Tân
Category: Chính trị | Views: 886 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 10
Khách: 10
Thành Viên: 0