Chỉ
số giá tiêu dùng tại Việt Nam trong tháng 10 này xuống mức âm, dưới
0,2%, đưa đến dự báo của nhiều chuyên gia trong nước là Việt Nam có thể
phải đối phó với tình trạng giảm phát trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến
không mấy đồng thuận với cảnh giác về tình trạng giảm phát- thiểu phát được đưa
ra; Đó là ý kiến của Giáo Sư kinh tế Trần Nam Bình từ Đại Học New South Wales
(Australia) trong cuộc trả lời phỏng vấn của Gia Minh sau đây.
Tại vì trong cái nền kinh tế
Việt Nam, vấn đề giá cả là một vấn đề rất căn bản, cái vấn đề niềm tin của người
tiêu thụ và vấn đề phúc lợi của công nhân, những người có thu nhập thấp rất là
quan trọng, cho nên giá cả phải được giữ vững.
GS Trần Nam Bình
Đối với mức giảm chỉ số giá
tiêu dùng tháng 10 thì Giáo Sư Trần Nam Bình có đánh giá:
Dấu hiệu tốt cho người
thu nhập thấp
GS Trần
Nam Bình: Chính phủ Việt Nam có
đề xuất ra một số chính sách về tài chính và tiền tệ, thắt chặt lại tiền tệ và
giảm một số chương trình lớn, cũng như là ảnh hưởng của kinh tế bên ngoài -
kinh tế thế giới đang trên chiều đi xuống làm giảm phần cung mà do đó lạm phát
nó không tăng trong mấy tháng vừa qua.
Gia Minh:
Nó giảm như vậy thì nó mới có yếu tố tích cực hay là tiêu cực, thưa Giáo
Sư?
GS Trần
Nam Bình: Tôi nghĩ hiện nay vấn
đề lạm phát rất là quan trọng, đặc biệt cho những người nghèo, tại vì những người
có thu nhập thấp ở Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề trong vấn đề sinh hoạt khi
mà giá cả sinh hoạt tăng lên rất nhanh như vậy. Thành ra tuy là đình trệ của lạm
phát do đà tăng trưởng kinh tế cũng có ảnh hưởng xấu nhưng mà nói chung tôi
nghĩ đây là một điều tốt cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Gia Minh:
Theo ý của Giáo Sư thì đó là tốt cho người làm công ăn lương, người có
thu nhập thấp đó ạ?
GS Trần
Nam Bình: Vâng. Đúng như vậy đó ạ.
Tại vì trong cái nền kinh tế Việt Nam, vấn đề giá cả là một vấn đề rất căn bản,
cái vấn đề niềm tin của người tiêu thụ và vấn đề phúc lợi của công nhân, những
người có thu nhập thấp rất là quan trọng, cho nên giá cả phải được giữ vững.
Gia Minh:
Nhưng mà trong khi đó với cái đà như thế này thì người ta lại e ngại đến
cái tình hình giảm phát - thiểu phát, thưa Giáo Sư?
GS Trần
Nam Bình: Tôi nghĩ cái giảm phát
- thiểu phát là dịch từ deflation phải không ạ?
Gia Minh:
Dạ vâng.
Giảm tăng trưởng
GS Trần
Nam Bình: Thì tôi nghĩ Việt Nam
chưa đến tình trạng deflation tại vì những cái dự án lớn của Việt Nam vẫn còn
khá nhiều và tiền đầu tư nước ngoài cũng còn nhiều cho nên không lo tình hình
thiểu phát. Nhưng mà dĩ nhiên tôi nghĩ vấn đề chính là mức độ tăng trưởng của
Việt Nam sẽ thấp hơn, thấp hơn rất nhiều so với cái chỉ tiêu hiện nay của nhà
nước.
Theo GS Trần Nam Bình, lạm phát giảm là một điều tốt cho những người có thu nhập thấp tại VN.
Gia Minh:
Thì nhà nước cũng đã hạ xuống 7% rồi, Giáo Sư?
GS Trần
Nam Bình: Xuống 7% cũng còn là
con số rất là lạc quan, tôi không nghĩ là tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
trong năm 2008 sẽ đạt mức 7%. Tôi nghĩ là crisis (khủng hoảng) bên Mỹ và bên
Châu Âu sẽ làm cho mức độ tăng trưởng Việt Nam giảm thấp hơn nữa. Tôi nghĩ vào
khoảng 6% là thực tế hơn.
Gia Minh:
Bây giờ người ta cũng nói đến các biện pháp như Giáo Sư có nói là những
biện pháp về tín dụng và ngân hàng thì nó cũng có phát huy tác dụng và nó cũng
giúp giảm bớt lạm phát, nhưng hiện nay người ta vẫn còn nhiều quan ngại trong sản
xuất, xuất khẩu, rồi nhập khẩu, thưa Giáo Sư? Vậy thì phải làm thế nào để rồi
có thể có được ổn định tương đối và có thể giúp cho giới làm công ăn lương và
giới nghèo ở Việt Nam hiện nay ạ?
GS Trần
Nam Bình: Khi mà chính phủ ra những
biện pháp thắt chặt chính sách về tài chính có ảnh hưởng xấu thí dụ như là tiền
lời lên cao cho nên làm cho vấn đề đầu tư sẽ bị ảnh hưởng xấu và trong những quốc
gia như Việt Nam thì đầu tư rất là quan trọng.
Nói chung, theo tôi nghĩ, vấn đề
của Việt Nam là lợi suất của những chương trình lớn chưa có cao. Nếu trong một
quốc gia đang phát triển, thí dụ lấy trường hợp của Nam Hàn trước đây vài chục
năm về trước thì lúc đó họ cũng bị lạm phát rất là cao nhưng mà đồng thời những
cái tỷ suất sinh lợi của những dự án lớn của họ cũng rất cao cho nên nền kinh tế
vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Tôi thấy trường hợp Việt Nam, cái tỷ suất sinh lợi của
các dự án lớn không có cao, ngược lại là khá thấp, nên tôi nghĩ cái đó là một vấn
đề. Và tôi nghĩ thay vì những chính sách gọi là ngắn hạn để giải quyết cái này
cái kia thì nhà nước nên tiếp tục chính sách dài hạn, trong đó vấn đề cổ phần hóa,
vấn đề tư nhân hóa những doanh nghiệp công là vấn đề chính yếu hơn cả.
Cổ phần hóa, tư nhân hóa
Gia Minh:
Nguyên nhân vì sao mà nó làm cho các công ty nhà nước ở Việt Nam hoạt động
không hiệu quả, thưa Giáo Sư?
Ai cũng biết là tại vì theo
những lý thuyết kinh tế rất là đơn giản thì là trong một tổ chức như vậy không
có một động cơ hay không có một sự khuyến khích nào để họ giảm phí tổn hay tăng
lợi nhuận, tại vì nếu mà có lỗ thì nhà nước cũng sẽ gánh chịu, vì vậy nguyên cớ
làm việc của họ không có hiệu quả có thể đến từ những vấn đề khác tỷ dụ như vấn
đề tham nhũng, vấn đề phí phạm công quỹ của nhà nước.
GS Trần Nam Bình
GS Trần
Nam Bình: Khi tôi nói tỷ lệ sinh
lợi không phải tôi nói quốc doanh không mà tôi nói ngay cả những chương trình lớn
của nhà nước hay là những chương trình của tư nhân Việt Nam chứ không phải là
chỉ có trong khu vực công, thì cái vấn đề tại sao những công ty quốc doanh có tỷ
lệ sinh lợi thấp thì vấn đề đó thực sự là vấn đề chung.
Ai cũng biết là tại vì
theo những lý thuyết kinh tế rất là đơn giản thì là trong một tổ chức như vậy
không có một động cơ hay không có một sự khuyến khích nào để họ giảm phí tổn
hay tăng lợi nhuận, tại vì nếu mà có lỗ thì nhà nước cũng sẽ gánh chịu, vì vậy
nguyên cớ làm việc của họ không có hiệu quả có thể đến từ những vấn đề khác tỷ
dụ như vấn đề tham nhũng, vấn đề phí phạm công quỹ của nhà nước.
Đây là vấn đề
chung chứ không phải riêng của Việt Nam mà của quốc doanh trên thế giới. Dĩ nhiên
chúng ta biết là khu vực tư có kiến hiệu nhưng với điều kiện là trong những tổ
chức kinh tế đơn giản thì mọi người đều biết rằng là một nền kinh tế thị trường
trong đó cung cầu chỉ có hiệu quả mang lại những lợi ích tối ưu nếu nó phản ánh
được khan hiếm của xã hội.
Muốn như vậy thì những cái tín hiệu trên thị trường
phải là những tín hiệu đúng và người tiêu thụ cũng như người sản xuất phải có đầy
đủ kiến thức về nền kinh tế. Vấn đề là nhiều khi những tác nhân ở trong thị trường
không đủ kiến thức và vấn đề gọi là speculation nó hơi cao.
Gia Minh:
Và cái chuyện đầu cơ ở Việt Nam thì ra sao ạ?
GS Trần
Nam Bình: Việt Nam thì cũng như
là ở các nước khác, theo tôi hiểu là khi mà dân chúng có tiền họ để dành thì họ
cũng để trong nhà băng hay họ phải giữ trong những cái dạng như nhà cửa hay là
cổ phiếu, cổ phần, thì khi mà giá nhà hay giá cổ phiếu xuống thấp mà nhà băng
cho mượn thế chấp rất là nhiều đối với các tài sản đó thì cũng có thể có những
trở ngại.
Theo tôi hiểu thì cái thị trường chứng khoán ở Việt Nam không phát
triển như thị trường chứng khoán bên Mỹ, thị trường địa ốc Việt Nam nó cũng
không có những tục lệ giống như Mỹ cho nên cũng có thể có vấn đề, nhưng mà nó
không đến cái tình trạng trầm trọng như bên Mỹ được.
Gia Minh:
Thì ở Việt Nam nó là cái vấn đề cơ chế thì Giáo Sư thấy là cơ chế hiện
nay cần có những cái gì trước mắt để giúp thoát ra cái tình trạng như khi nảy Giáo
Sư nói đó là không hiệu quả cả ở khu vực công và cả khu vực tư ạ?
GS Trần
Nam Bình: Về khu vực công thì
tôi thấy vấn đề cổ phần hóa và tư nhân hóa là vấn đề đương nhiên. Và khi tôi
nói cổ phần hóa, tư nhân hóa, tôi thực sự nghĩ là có sự thay đổi không những là
về người chủ mà cũng như là người quản lý, những công ty quốc doanh đó nếu có sự
thay đổi mà vẫn dùng quản lý cũ và vẫn liên hệ với chính quyền và những mối
liên hệ cũ thì không có sự thay đổi thực sự, sự thay đổi đó cũng vô ích.
Còn về khu vực tư thì nhà nước
phải quan tâm đến những luật lệ về vấn đề điều kiện nhà băng hơn. Thực sự thì
Việt Nam bây giờ những luật lệ mà điều khiển cho những ngân hàng thì nó cũng
nhiều rồi nên ý tôi nói là nhà nước cũng phải tiếp tục theo dõi những ngân hàng
tư để tránh những trường hợp bị khủng hoảng liên hệ.
Gia Minh: Cảm ơn Giáo Sư
về cuộc nói chuyện vừa rồi.