Việt Nam hiện nay là một trong những nước nghèo đói nhất thế giới, mặc
dầu giới lãnh đạo và trí thức cộng sản hãnh diện là đã được thế giới
khen trong việc xóa đói giảm nghèo. Họ không biết rằng trước năm 1975,
Miền Nam hơn hẳn Thái Lan, Nam Hàn, Đài loan. Ngày hôm nay, để bắt kịp
Thái lan, chúng ta phải mất 33 năm, theo kịp Đại Hàn, cường quốc kinh
tế thứ 7 trên thế giới, chúng ta phải mất 150 năm. Việt Nam không phải
chỉ tụt hậu về kinh tế, mà tụt hậu về mọi mặt : y tế, giáo dục, luân
lý, đạo dức, xã hội. Nền giáo dục, y tế Việt Nam là một trong những
nước thấp nhất trong vùng. Trẻ em phạm pháp, bằng giả, thi lậu lan tràn
; tham nhũng, hối lộ trầm trọng và vẫn gia tăng.
Lỗi tại ai ?
- Lỗi chính là Đảng Cộng sản và chế độ cộng sản, bắt đầu với Hồ chí
Minh, bằng cách nhập cảng lý thuyết Mác Lê, và tiếp tục bởi con cháu
cho tới ngày hôm nay, như trong điều 4 Hiến pháp ghi rõ "Lý thuyết
Mác-Lê và tư tưởng Hồ chí Minh là ánh sáng soi đường cho chế độ".
- Tư tưởng Hồ chí Minh thì không có, như nhiều lần ông tuyên bố. Những
ai vẫn cho rằng có tư tưởng Hồ chí Minh chỉ là vì trình độ quá thấp
kém, làm trò cười cho thiên hạ. Vì vậy ánh sáng của Hồ chí Minh là ánh
sáng mù, như nhà văn Dương thu Hương viết quyển "Thiên Đường Mù" là ám
chỉ thiên đường cộng sản. Những người nào còn tin có tư tưởng Hồ chí
Minh là những kẻ mù.
- Lý thuyết Mác, thì người cùng thời với Mác, nhà triết học Pháp, ông
Pierre Joseph Proudhon, đã cùng đấu tranh với Mác trong Nhệ I Quốc tế
Cộng sản, từng bút chiến với Mác, khi ông viết quyển La Philosophie de
la Misère ( Triết lý về sự nghèo khổ ), thì Mác viết trả lời trực tiếp
bằng tiếng Pháp quyển Misère de la Philosophie ( Nghèo khổ của triết
học ). Theo Proudhon, lý thuyết của Mác chỉ là con sán lãi ( le ténïa )
của một xã hội, nếu xã hội nào áp dụng nó. Nó sẽ hút hết chết "béo",
năng lực của xã hội đó và làm cho xã hội đó không tăng trưởng được.
Đúng như lời Đức Datlai Lama đã nói :
"Chế độ cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang
tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh xôi nẩy nởi ở trong những
rác rưởi của cuộc đời."
Ngày hôm nay, tình trạng tham nhũng cửa quyền tràn lan, không thể nào
dẹp bỏ được ở Việt Nam và ở những nước cộng sản còn lại hay trước kia,
đã chứng minh điều này, không cần phải qua sách vở, người dân ai cũng
biết.
- Lý thuyết của Lê Nin không gì hơn là chủ trương và dạy tay em tổ chức
một đảng độc tài, chờ thời cơ để cướp chính quyền ; và một khi cướp
được chính quyền rồi, thì tổ chức một chính quyền độc tài, có đảng độc
tài đứng đằng sau, để kéo dài việc nắm quyền. Chính vì vậy mà chế độ
cộng sản không có một tí gì là khả năng thích ứng, tiến hóa, đi ngược
lại chiều hướng tiến bộ của văn minh nhân loại.
- Một chính quyền độc tài, áp dụng một lý thuyết sán lãi, không tưởng,
phản kinh tế, phản phát triển, làm cho xã hội trở nên bệnh hoạn. Đó là
lý do chính cắt nghĩa tình trạng băng hoại về đủ mọi phương diện cho
tất cả những xã hội cộng sản.
Nước Nga và những nước Đông Âu, mặc dù là cái nôi sinh ra lý thuyết Mác-Lê, đã chối bỏ lý thuyết này.
Rút tỉa kinh nghiệm từ những cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền, giải
thể chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu, một câu hỏi được đặt ra cho dân
tộc Việt Nam, đó là : Con đường nào và giai tầng nào sẽ đưa đến sự giải
thể chế độ cộng sản Việt Nam ?
A. Con đường nào
Thật ra đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, giải thể chế độ độc
tài cộng sản thì có nhiều con đường ; vì bản chất của tự do dân chủ đã
là đa khuynh, đa đảng. Đó là con đường đấu tranh toàn dân, toàn diện và
toàn cầu, công cuộc đấu tranh góp gió thành bão ; mỗi người một chân,
một tay ; tùy khả năng, hoàn cảnh thích hợp của mỗi người. Vấn đề chính
là hãy can đảm đứng lên đấu tranh.
1. "Hãy can đảm, đừng sợ sệt và hãy hi vọng"
Thật vậy, khi vừa mới lên ngôi, Đức giáo hoàng Jean Paul I I, đã trở về
thăm Ba Lan, quê hương của Ngài, Ngài đã tuyên bố với dân Ba Lan :
"Hãy can đảm, đừng sợ sệt và hãy hy vọng."
Ngài còn nói thêm :
"Nếu Ba Lan bị xâm lược bởi Liên Sô, thì Tôi sẵn sàng từ bỏ chức Giáo hoàng để về tranh đấu với dân Ba Lan."
Lời nói và việc làm đầy can đảm này của Giáo hoàng Jean Paul II đã là
một trong những nguyên do chính đưa đến sự giải thể chế độ độc tài cộng
sản Ba Lan.
2. "Một lời nói sự thật nặng hơn quả địa cầu"
Đây là một câu trâm ngôn của Nga mà giới trí thức Nga, từ hải ngoại tới
quốc nội, bắt đầu từ Gorbarchev, đương kim Tổng Bí Thư đảng cộng sản
Liên Xô, ý thức rõ rằng sự dối trá không thể kéo dài mãi với chế độ,
cũng chính vì vậy mà sau này ông đã tuyên bố :
"Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản ; nhưng
ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Cộng sản chỉ biết tuyên
truyền và nói láo."
Từ Gorbatchev qua nhà văn Soljennytsine, giải Nobel văn chương, tới nhà
bác học Sakharov, 3 lần giải Lê Nin, tất cả đã lấy câu trên làm kim chỉ
nam cho công cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền Nga. Thật
vậy, bất cứ một chế độ độc tài nào, từ cổ chí kim, đều nấp dưới 2 chiến
lũy phòng thủ : hệ thống tuyên truyền bôi bác sự thật và hệ thống công
an, mật vụ khủng bố, với cái súng, cái còng. Nói lên sự thật, đó chính
là phá vỡ phòng tuyến tuyến của địch.
B. Giai tầng nào : "Giai tầng bình dân làm cách mạng. Nhưng để cho cách mạng thành công, thì nhờ giai tầng sĩ phu, trí thức."
Chính vì vậy mà giai tầng sĩ phu, trí thức giữ một vai trò quan trọng,
vì họ có khả năng hơn ai hết để nhìn ra sự thật. Cuộc cách mạng dân
chủ, nhân quyền chưa xẩy ra ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân ; nhưng
trong đó có 2 nguyên nhân chính. Đó là giới lãnh đạo cộng sản quá ác
ôn, côn đồ, gian manh, giảo quyệt, đã lợi dụng được lòng yêu nước của
dân và của trí thức trong thời gian qua, làm cho nhiều người bị lừa,
ngày hôm nay còn chần chờ, không có can đảm từ bỏ cộng sản ; đồng thời
Cộng sản đàn áp thẳng tay những nhà trí thức có lòng yêu nước dám nói
lên sự thật như vụ Nhân văn Giai phẩm, vụ án xử cha Lý, xử nữ luật sư
Lê thị Công Nhân và luật sư Nguyễn văn Đài mới đây.
Việt Nam từ ngày cộng sản cướp quyền đến nay là hơn 60 năm ở miền Bắc
và hơn 30 năm ở miền Nam, cũng có những trí thức can đảm nói lên sự
thật như Trần Dần, Lê chí Quang, Phạm hồng Sơn v.v....nhưng phần lớn
trí thức còn lại là những trí thức hoặc chùm chăn, hoặc trí thức hèn
hạ, bẻ công ngòi bút của mình để quị gối khom lưng, bên vực cường
quyền. Đây là di sản của thời phong kiến, phần lớn trí thức bị nhiễm
đầu óc phong kiến, trên đội, dưới đạp, trên thì đội cường quyền, dưới
thì đạp dân. Tinh thần này được tăng cừờng dưới thời cộng sản, thêm vào
tính trọng bằng cấp, ích kỷ, ham danh hơn ham thực, tìm đủ mọi ngụy
ngôn, ngụ từ, ngụy biện để bào chữa cho hành động hèn nhát của mình.
Một nhà tư tưởng đã nói :
"Làm cách mạng là giai tầng bình dân ; nhưng để cho cách mạng thành công là nhờ giai tầng sĩ phu, trí thức."
Dân tộc Việt đã muốn nổi lên làm cách mạng dân chủ, nhân quyền từ lâu.
Từ năm 1956 với vụ nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quỳnh lưu, nơi mà cộng
sản cho là cái nôi của cộng sản Việt Nam, nơi quê hương của Hồ chí Minh
; tới vụ nổi dậy của nhân dân tỉnh Thái bình vào cuối thập niên 90 ; vụ
nổi dậy của đồng bào miền Cao Nguyên Trung phần vào đầu những năm 2000
; cùng những vụ biểu tình chống cướp đất đuổi nhà, biểu tình của sinh
viên chống chính sách bành trướng của Trung Cộng hiện nay ; tuy nhiên
dân Việt không được hướng dẫn đúng mức, bởi giai tầng sĩ phu, trí thức
; nên cuộc cách mạng nhân quyền chưa xẩy ra ở Việt Nam.
Nhìn vào những cuộc cách mạng trên thế giới, từ cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ
1776, cuộc Cách Mạng Pháp 1789, tới những cuộc cách mạng gần đây tại
Nga Sô, Đông Âu, Nam Dương, Phi luật Tân :
* Cuộc Cách mạng Hoa kỳ bắt đầu từ vụ dân nổi lên ở thành phố Boston,
tiểu bang Masshasussettes, chống xiu cao, thuế nặng, chống sự đối xử
phân biệt giửa người Anh và dân bản xứ ; sau đó được hướng dẫn bởi giai
tầng trí thức ở mọi tiểu bang, bắt đầu bằng những nhà sĩ phu trí thức
tên tuổi như Washington, Jefferson, Franklin ; nên đã thành công.
*Cuộc cách mạng Pháp bắt đầu bằng vụ nông dân nổi dậy vì bị mất mùa ;
nhưng vẫn phải đóng thuế cho triều đình ; nổi dậy của thợ thuyền, vì
những hãng xưởng hoặc bị đóng cửa, hoặc bị trả lương quá thấp, dân
không đủ sống, sau đó được hướng dẫn bởi giới sĩ phu, trí thức như Hội
Tam Điểm ( Franc Maçon ), nhóm Bách Khoa ; nên đã thành công.
Những cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền gần đây, từ tả qua hữu, từ Nga
Sô qua Đông Âu, tới Phi luật Tân, Nam Dương, thành công là nhờ giai
tầng sĩ phu trí thức can đảm đứng lên dìu dắt, tổ chức dân. Như ở Ba
lan, tổ chức Solidarnosc là một sự hợp tác giửa gia tầng bình dân, tiêu
biểu là Lec Walesa, một người thợ điện làm chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết
Solidarnosc ; với người cố vấn là ông Gérémek, nhà sử học, giáo sư đại
học và nhiều trí thức khác hợp tác với Công Đoàn. Giới trí thức Nga,
ngoài Soljennytsinne, Sakharov, gần như tất cả những trí thức, giáo sư
tẩy chay những giờ học về lý thuyết Mác-Lê, vì thực tế họ cho rằng đã
lỗi thời, chỉ mang lại tai họa cho quê hương, đất nước của họ. Ở đây
chúng ta mới thấy rõ sự khác biệt giữa trí thức Nga Sô thời cuối thập
niên 80 và giới trí thức, giáo sư Việt Nam hiện nay. Giới trí thức,
giáo sư Việt Nam hiện nay, ở đây tôi không vơ đũa cả nắm, vì cũng có
những người can đảm như Lê chí Quang, Phạm hồng Sơn, Lê thị Công Nhân,
Nguyễn văn Đài và nhiều người khác ; nhưng phần lớn, trong bụng họ biết
rõ rằng lý thuyết Mác Lê đã lỗi thời, không muốn dạy, và học sinh cũng
không muốn học ; nhưng cứ phải dạy, vì lệnh của "cấp trên". Tiêu biểu
hơn nữa là mới mấy tuần qua, sinh viên biểu tình để tỏ lòng yêu nước,
chống lại chính sách bành trướng của Trung Cộng ; thế mà có những vị
viện trưởng, giáo sư ngăn chạn, khuyên sinh viên không nên đi biểu
tình. Hèn là ở chỗ đó.
"Làm cách mạng là giai tầng bình dân ; nhưng để cách mạng thành công là
nhờ giai tầng sĩ phu, trí thức." Dân Việt đã muốn làm cách mạng độc lập
cứu quốc và dân chủ, nhân quyền kiến quốc từ lâu, từ 1956 cho tới ngày
hôm nay. Giai tầng sĩ phu trí thức hãy noi gương những Lê thị Công
Nhân, Nguyễn văn Đài, Soljennytsine, Gérémek, Vaclas Havel, can đảm
đứng lên dìu dắt dân, để cuộc cách mạng dân chủ, nhân quyền sớm ngày
thành công ở Việt Nam. Đừng chùm chăn nữa, đừng nhẫn tâm bẻ cong ngòi
bút của mình, quị gối, khom lưng, quị lụy cường quyền, đừng giảng dạy
lý thuyết Mác Lê, một lý thuyết không tưởng, lỗi thời, một con sán lãi
của xã hội Việt Nam, mà người không cần phải là trí thức, người dân
thường, ai cũng nhìn thấy qua sự kiện hối lộ, tham nhũng, cửa quyền, ở
mọi nơi,từ trên xuống dưới, mỗi ngày một gia tăng.
Đã quá trễ rồi, để theo kịp Thái lan, Việt Nam phải mất 33 năm ; theo kịp Nam Hàn, Đài Loan, phải mất 150 năm.