Thứ Ba, 2024-11-05, 8:54 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 3 » Việt Nam thiếu tư tưởng Khai Sáng và Lý Tính
2:12 PM
Việt Nam thiếu tư tưởng Khai Sáng và Lý Tính

Việt Nam cần có 1 phong trào Khai Sáng như đã diễn ra tại Châu Âu, Châu Mỹ thế kỷ 17 cho đến thế kỷ 19. Dùng tư duy để khám phá về cá nhân, xã hội, nhà nước, các lý thuyết chính trị.




Photobucket

Khai sáng là sự giải phóng con người khỏi trạng thái giám hộ, tự kỷ.

Chú Thích:
Giám hộ đó là tình trạng khi mà con người, tự họ, không sử dụng được trí tuệ của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác.
Tính tự kỷ ở đây là việc nguyên nhân của sự giám hộ này không nằm ở sự thiếu vắng lý trí, mà là thiếu vắng sự quyết đoán và dũng khí để sử dụng nó mà không cần đến sự hướng dẫn. Sapere aude: Hãy dũng cảm sử dụng lý trí của chính mình! - đó là phương châm của Khai sáng.

Tiến sĩ Lê Tuấn Huy dịch (link dẫn đến blog)
Trích từ Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì? trên Talawas


Photobucket




Những câu nói của các triết gia và bác học

- Mục đích tối trọng của đời người không phải là sự hiểu biết mà là hành động (A. Haoxlay)


- Trí thông minh của chúng ta bắt nguồn từ kinh nghiệm, còn kinh nghiệm - từ những sự ngu dốt của chúng ta. (X.Gitri)


- Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi (B.Franklin)


- Khiêm tốn thật sự không có nghĩa là không biết đến những giá trị của mình mà chính là biết nhận những chân giá trị ấy. (J.C.Hare)


- Đừng bao giờ khiêm tốn với kẻ kiêu căng, cũng đừng bao giờ kiêu căng với người khiêm tốn (Jeffecson)


- Không có gì hèn cho bằng khi ta nghĩ bạo mà không dám làm (Jean Ronstard)


- Kẻ tiểu nhân lúc chưa được thì lo không được, lúc được rồi thì lại sợ mất nên lúc nào cũng lo sợ (Khổng Tử)


- Nếu ai nói xấu bạn mà nói đúng thì hãy sửa mình đi. Nếu họ nói bậy thì bạn hãy cười thôi. (Epictete)


- Cố chấp và bảo thủ là bằng chứng chắc chắn nhất của sự ngu si. (J.b. Bactông)


- Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo (Ngạn ngữ Anh)


- Hay nóng giận nản lòng là triệu chứng của một tâm hồn yếu đuối (Diderot)


- Tôi thường hối tiếc vì mình đã mở mồm chứ không bao giờ…vì mình đã im lặng (Philippe de Commynes)


- "Tôi có thể không đồng ý với anh, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh được nói ra ý kiến của mình".(Voltaire)


- "Những tư tưởng lớn thường gặp nhau'' (Voltaire)

- '' Càng hiểu biết, con người càng tự do hơn'' (Voltaire)


- ‘’Nói rất hay, nhưng chúng ta vẫn phải chăm lo cho vườn của mình.’’ (Candide)

- ‘’Nghèo đói là cha của cách mạng và tội lỗi’’(Aristoteles)




Thế kỷ Khai Sáng

Thời Kỳ Khai Sáng hay còn gọi là Thế Kỷ Ánh Sáng giai đoạn thế kỷ 18 của triết học phương Tây, hay thời kỳ dài hơn gồm cả Thời Đại Lý Tính (Age of Reason).


Khai Sáng có thể được dùng với nghĩa hẹp hơn để chỉ phong trào của trí thức trong lịch sử, phong trào Khai sáng, phong trào ủng hộ lý tính với vai trò nền tảng căn bản của quyền lực.



Thời kỳ Khai sáng thường được liên hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạng Khoa học, do cả hai phong trào đều nhấn mạnh vào lý tính, khoa học hay sự hợp lý, trong khi phong trào Khai sáng còn tìm cách phát triển hiểu biết có hệ thống về các quy luật tự nhiên và thần thánh.


Được nguồn cảm hứng từ cuộc cách mạng tri trức khởi đầu bởi
GalileoNewton, trong một bầu không khí ngày càng kém thiện cảm với quyền lực áp chế, trong những cuộc khám phá của mình về cá nhân, xã hội, và nhà nước, các nhà tư tưởng Khai Sáng tin rằng có thể áp dụng tư duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con người và đưa nó vào trong phạm vi chính phủ.


Những người đi đầu phong trào tin rằng họ sẽ dẫn thế giới vào một tiến trình từ một thời kỳ dài của
truyền thống nghi ngờ, sự phi lý, mê tín dị đoan, và độc tài mà họ gọi là Thời kỳ Đen Tối (Dark Ages).
Phong trào đã góp phần tạo ra cơ sở tri thức cho
Cách mạng MỹCách mạng Pháp, phong trào độc lập Mỹ La Tinh, và Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5; và dẫn tới sự nổi lên của chủ nghĩa tự do cổ điển, dân chủ, và chủ nghĩa tư bản.


Phong trào Khai sáng chỉ xảy ra tại Đức
, Pháp, Anh và Tây Ban Nha, nhưng tầm ảnh hưởng của nó lan xa hơn.
Nhiều người trong số những người khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các tư tưởng của thời kỳ Khai Sáng, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

(Thuyết thần giáo tự nhiên) và trong lĩnh vực chính phủ với Hiến pháp và Pháp lệnh về các Quyền (Bill of rights) của Mỹ, song song với Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp.



Lịch sử triết học Khai sáng

Triết học Khai sáng là một phong trào quan trọng của triết học thế kỷ 18, với trọng tâm là niềm tin và lòng mộ đạo.


George Berkeley, một trong những nhà triết học nổi bật của phong trào này, đã cố gắng chứng minh một cách hợp lý về sự tồn tại của một thực thể tối cao. Bên cạnh các học thuyết chính trị, lòng mộ đạo và niềm tin trong thời kỳ này là một phần không thể thiếu của sự khám phá về triết học tự nhiênluân lý học.


Tuy nhiên, các nhà triết học Khai sáng nổi bật như Thomas Paine, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, và David Hume đặt vấn đề và tấn công các thể chế hiện có của cả Giáo hộiNhà nước. Thế kỷ 19 còn chứng kiến sự tiếp tục nổi lên của các tư tưởng duy nghiệm và ứng dụng của chúng trong kinh tế chính trị, chính phủ và các khoa học như vật lý học, hóa học, và sinh học.


Thời kỳ Khai sáng nối tiếp Thời đại Lý tính hay thời Phục hưng phong trào Kháng Cách (nếu được coi là một thời đại dài). Sau thời Khai sáng là thời kỳ Lãng Mạn.

Các ranh giới của thời Khai sáng phủ phần lớn thế kỷ 17, dù một số người gọi thời kỳ trước đó là "Thời đại Lý tính" (The Age of Reason).


Châu Âu đã bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh tôn giáo; khi hòa bình đã được khôi phục, sau Hiệp ước Westphalia và cuộc Nội chiến Anh, một cuộc nổi dậy của trí thức đã lật đổ niềm tin được chấp nhận rộng rãi rằng những điều huyền bí và mặc khải là những nguồn chính yếu cho tri thức và học vấn — người ta cho đây là điều đã khơi mào cho sự bất ổn định về chính trị.


Thời đại Lý Tính tìm cách thiết lập một nền triết học tiên đề và chủ nghĩa chuyên chế để làm nền móng cho tri thức và sự ổn định.


Trong các tác phẩm của Michel de MontaigneRené Descartes, nhận thức luận được dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm cực đoan và sự tìm hiểu sâu về bản chất của "tri thức".


Mục đích của một hệ thống triết học dựa trên các tiên đề hiển nhiên đã đạt đến đỉnh cao với tác phẩm ''Luân lý học của Baruch Spinoza, cuốn sách đào sâu một cách nhìn phiến thần về vũ trụ, nơi Chúa trời và Thiên nhiên là một. Tư tưởng này sau đó đã trở thành trung tâm cho thời Khai sáng, từ Newton tới Jefferson.''


Các tư tưởng của Pascal, Leibniz, Galileo và các triết gia khác của thời kỳ trước cũng đóng góp và có ảnh hưởng lớn đến thời Khai sáng; ví dụ, theo E. Cassirer, tác phẩm On Wisdom của Leibniz đã "... chỉ ra khái niệm trung tâm của thời Khai sáng và phác ra khung lý thuyết của nó" (Cassirer 1979: 121–123).


Có một làn sóng các thay đổi trong tư duy châu Âu, điển hình là triết học tự nhiên của Newton, đó là sự kết hợp giữa ngành toán học của các chứng minh bằng tiên đề với ngành cơ học của các quan sát vật lý, một hệ thống gắn kết của các phán đoán kiểm chứng được, nó đã bắt nhịp cho những gì nối tiếp Philosophiae Naturalis Principia Mathematics.

Category: Chính trị | Views: 1162 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 551
Khách: 551
Thành Viên: 0