Thứ Ba, 2024-11-05, 8:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 6 » Chiến đấu cho Tự do: 'Cô bé triệu đô'của Bắc Hàn tỏ rõ cam kết của một kẻ ly khai
4:33 PM
Chiến đấu cho Tự do: 'Cô bé triệu đô'của Bắc Hàn tỏ rõ cam kết của một kẻ ly khai

Nhà vô địch quyền Anh Choi Hyun-mi, 17 tuổi, tìm thấy cuộc sống trong một nỗ lực thâm tím mặt mày sau khi trốn chạy khỏi miền Bắc.

Bài của David McNeil

Thứ Hai, ngày 3-11-2008

Nó có vẻ giống như vòng chung kết máu lửa trong một bộ phim đấm bốc hạng B. Trong góc võ đài giành cho người thắng cuộc, vị anh hùng nhão ra như nắm bột và đầm đìa máu của chúng tôi ôm chặt một chiếc cúp vô địch thế giới giữa đôi găng, trong khi cha mẹ ngắm nhìn cô qua làn nước mắt đầm đìa. Lúc những ánh đèn máy ảnh chớp lên, ánh mắt của họ liền bắt gặp, những năm tháng dội về, cảnh nghèo khổ và bị phân biệt đối xử.

Đó là khung cảnh của đời sống thực vào tháng trước trong một phòng thi đấu thể thao chật ních người ở Nam Triều Tiên khi Choi Hyun-mi giành được danh hiệu vô địch quyền Anh nữ hạng nặng của Liên đoàn quyền Anh Thế giới, sau một cuộc đấu thâm tím mặt mày với đối thủ Trung Quốc của cô.

Cô gái nghèo 17 tuổi người Bắc Triều Tiên đã bị cuốn hút vào hình ảnh trong trí tưởng tượng về miền Nam và mang vào mình một địa vị nổi bật không được chào đón trong hoàn cảnh khốn khó của những người đào ngũ từ phía sau lũy tre làng.

Được phong cho danh hiệu "Cô Bé Triệu Đô" của Triều Tiên sau bộ phim của Hollywood về ngôi sao quyền Anh nữ Hilary Swank, Choi đã tới Seoul từ bốn năm trước với nhóm những người tị nạn miền bắc đông nhất từ trước tới nay đổ bộ lên thủ đô miền Bắc. Là một cựu vô địch quyền Anh nghiệp dư, cô đã đã bị bóc lột khi còn là một đứa trẻ 11 tuổi từ một ngôi trường ở Bình Nhưỡng bởi những kẻ chiêu mộ cầu thủ của nhà nước, những người sau đó bắt đầu bồi dưỡng cho cô để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh. Cuộc đời đã đưa đến một hướng đi khác.

Năm 2004, người cha thương gia của Choi đã chọn một sự khởi đầu mới mẻ tại miền Nam tư bản chủ nghĩa, một quyết định đã đưa gia đình ông vào một chuyến di cư vất vả qua Trung Quốc và Việt Nam * trước khi họ tới được Seoul bốn tháng sau. Song họ đã có cuộc sống khó khăn vất vả trong ngôi nhà mới của mình. Cha cô phải nhận trợ cấp thất nghiệp, mẹ đã khóc nhiều và thường nghĩ tới khả năng quay trở lại nơi mà họ đã rời bỏ. "Chúng tôi thương nhớ gia đình, nhất là vào những ngày lễ," Choi kể. "Thế nhưng chúng tôi hiểu rằng không thể quay về được nữa."

Câu chuyện của Choi không phải là hiếm, theo như các nhà quan sát. Mặc dù dựa vào sự trợ giúp và tiền bạc của chính phủ để tái định cư, nhưng có khoảng 11.000 người đào ngũ tới miền Nam đã phải vật lộn với những khác biệt về văn hóa, đói nghèo, thái độ xa lánh và thậm chí cả giọng nói địa phương của họ. Sau một thời gian sống trong quốc gia theo chủ nghĩa Stalin bị biến dạng về thời gian so với thế giới bên ngoài, hầu hết trong số họ bị thiếu những kỹ năng cần thiết để phát triển trong một xã hội kỹ nghệ tiên tiến. Trong một cuộc khảo sát năm 2006 với 300 người tị nạn Bắc Triều Tiên, 60% trong số họ cho biết mình bị thất nghiệp, hơn một nửa cảm giác "bị phân biệt đối xử" và hai phần ba muốn thay đổi chỗ cư ngụ. Một số người đã trở về nhà trên đất nước mà họ đã từ bỏ.

Tuy nhiên, dòng người tị nạn vẫn đều đặn gia tăng: từ 312 người năm 2000 lên tới 2.544 vào năm ngoái. Theo ông Lee Hong-Koo, cựu bộ trưởng tái thống nhất hai miền, thì những người Nam Triều Tiên thường nhìn họ như những kẻ ngoài cuộc từ tỉnh lẻ lên, với chút ít quan tâm đối với những khó khăn của họ. "Một mặt họ đã đào ngũ nên trong cảm giác nào đó họ được chào đón khi dân chúng ở đây đứng trên lập trường của xã hội dân chủ, cởi mở và chống lại chế độ Bắc Triều Tiên. Nhưng một mặt khác, họ là những người xa lạ với chúng tôi, và có cả những mối quan ngại về an ninh nữa. Họ bị soi xét với ít nhiều thái độ ngờ vực."

Những mối ngờ vực này đã sâu sắc thêm kể từ khi một tòa án ở Nam Triều Tiên vào tháng trước đã kết án Won Jeong Hwa năm năm tù về tội làm gián điệp cho miền Bắc - là gián điệp thứ hai bị bỏ tù trong một thập kỷ qua **. Won, người mà theo tin tức đã đặt ra những chiếc bẫy ngọt ngào cho các sĩ quan quân đội và tình báo, cũng đã tới Seoul năm 2001, để vờ kiếm tìm một nơi ẩn náu. Những câu chuyện đó đã bổ sung thêm vào những hình mẫu được đúc sẵn về người Bắc Triều Tiên, theo nhận xét của cô Choi. "Bởi vì một ít những người xấu mà tất cả hình ảnh về đất nước đó trở nên quá tồi tệ."

Cao lớn so với một cô gái Triều Tiên đến 5foot 7 inch [khoảng 1m68], và khoẻ mạnh và có sức bật tốt sau khi được huấn luyện tại Bình Nhưỡng hầu như cả ngày từ 6 giờ sáng tới 8 giờ tối, Choi đã giúp củng cố lại tinh thần của gia đình đang chán nản bằng chiến thắng trong các trận quyền Anh của cô. Đó là con đường của cô, cô kể, để cho họ thấy rằng họ đã chọn lựa đúng khi tới Seoul. "Tôi đem tới một điều gì đó để hỗ trợ họ." Cô đã thắng trong năm trận trong nước và chỉ thua một trong 17 trận đấu trước khi trở thành võ sĩ chuyên nghiệp vào năm ngoái, giúp phục hồi một môn thể thao đang trên đường đi xuống. Các nhà tài trợ quảng cáo cô như là một Choi Hyun-mi "Nữ Võ sĩ quyền Anh Ly khai."

Kể từ khi giành được danh hiệu vô địch thế giới, cô đủ khả năng để kiếm được 4.300 bảng Anh mỗi trận đấu song chiến thắng đã là một niềm vui lẫn lộn. "Quá nhiều lợi ích đến từ giới truyền thông làm cho tôi không thể luyện tập thêm được nữa," cô than vãn. Các nhà báo chắc hẳn đã hỏi về quá khứ ở Bình Nhưỡng của cô, và lòng trung thành [với chế độ đó] của cô, một câu hỏi rõ ràng là chọc tức cô. "Tôi muốn mọi người biết tôi là ai," cô thở dài. "Việc đến từ Bắc Triều Tiên giúp cho họ nhớ tới tôi, song tôi không đại diện cho Bắc Triều Tiên. Tôi đã tới miền Nam để chiến đấu cho bản thân tôi và những ước mơ của tôi, và cho gia đình tôi."

Cô Choi hiện đang học tại một trường trung học ở Seoul và đang chuẩn bị cho việc bảo vệ danh hiệu của mình trước đối thủ có thể là một người Nhật, cô cho biết cô không nghĩ về vấn đề chính trị trước hoàn cảnh của mình. "Tôi chỉ tập trung vào chính mình, con người mình và kỹ năng của mình."

Những liên hệ không ngớt của báo giới tới cuốn phim Cô bé Triệu Đô đã làm cô phải tới cửa hàng video để thuê cuốn phim đó. Cô ghét bộ phim này. "Bộ phim quá u ám và tôi không thích đoạn kết," cô nhận xét. "Đáng ra nó phải thú vị hơn."

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

* Có lẽ cô Choi cùng gia đình đã đi trong một chuyến phi cơ dân dụng chở hàng trăm người Bắc Triều Tiên được quá cảnh Việt Nam để tới Hàn Quốc. Vụ việc này rõ là đã làm chính quyền Bình Nhưỡng bực tức với Hà Nội, cũng chứng tỏ mối quan hệ của Hà Nội với Seoul có ý nghĩa đến thế nào so với Bình Nhưỡng.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 907 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 262
Khách: 262
Thành Viên: 0