Thứ Ba, 2024-11-05, 8:56 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 15 » Đằng sau kế hoạch kích cầu 600 tỷ đôla của Trung Quốc
1:35 PM
Đằng sau kế hoạch kích cầu 600 tỷ đôla của Trung Quốc
Việt Long, phóng viên RFA
2008-11-14

Gần 600 tỉ đô la kích cầu kinh tế của Trung Quốc được gọi là để cùng thế giới chống khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.

AFP PHOTO

Nhà máy đóng cửa, nhiều công nhân Trung Quốc bị mất việc làm, phải rời thành phố trở về lại thôn quê.


Nhưng điều mà Bắc Kinh không nói ra, là kế hoạch đó cùng với một số kế hoạch phi kinh tế khác còn nhắm mục tiêu quan trọng hơn: quyền lãnh đạo đất nước.

Đề phòng bạo loạn

586 tỉ đô la kích cầu kinh tế là khoảng một phần tư mức tăng trưởng kinh tế của cả thế giới trong năm ngoái.  Yếu tố này quả là gây ấn tượng. 

Tuy nó chưa đủ để thay đổi chiều hướng cán cân cung cầu quốc tế, nhưng nếu Trung Quốc không tăng chi mạnh trong nội địa về gia cư, đường sắt, điện lực, an sinh xã hội, thì nạn suy trầm kinh tế thế giới hiện nay có thể còn tệ gấp đôi.   Đó là ý kỉến trên báo International Herald Tribune hôm thứ tư. 

Theo tờ báo này, Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ dồi dào để chi dụng vào các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội.  Trung Quốc có thể sẽ mua thiết bị và vật lịêu xây dựng của Mỹ và châu Âu, quặng sắt của Úc và Brazil, cùng những vật liệu công nghiệp của nhiều nước châu Á.  

Hoạt động sản xuất tại những nước ấy sẽ có cơ hội tăng tiến, giúp chống đỡ thời kỳ kinh tế suy trầm và suy thoái. 

Đó là những điều mà Trung Quốc quảng bá, muốn thế giới kỳ vọng vào.  Nhưng điều họ không nói ra, và là điều quan trọng hơn nhiều so với vai trò hiệp sĩ quốc tế, là Bắc Kinh buộc phải tung ra kế hoạch kích cầu cho chính mình trước đã, để dứt khỏi quá khứ lạm phát, thất nghiệp, để thu hút 20 triệu lao động mỗi năm di cư từ nông thôn ra thành thị. 

Và trên hết, có vậy mới tránh được động loạn xã hội, xác định tính chính đáng của sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, và tiếp tục nắm giữ chính quyền.

Nhiều nguy cơ trước mắt

Đà tăng trưởng kinh tế kéo lê duới 6% trong ba tháng vừa qua, 67 ngàn nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu đã đóng cửa trong năm nay, và nhiều cuộc phản đối của công nhân cùng những cuộc xung đột với cảnh sát đã xảy ra ở hầu khắp các thành phố trên lục địa Trung Hoa.  

Trong khi công nhân thành thị ngày càng phẫn nộ và nông dân ra mặt đối đầu bằng bạo lực với các chủ tịch uỷ ban nhân dân, bí thư đảng tham ô nhũng lạm ở các địa phương, thì đại đa số trong 5 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp năm ngoái không kiếm ra việc làm.   Xã hội đầy bức xúc như có thể nổ tung ngoài vòng kiểm soát. 

Vì vậy, ngoài tiếng tốt đoàn kết với thế giới vì kinh tế, Trung Quốc còn buộc lòng phải tăng tiến đời sống kinh tế và xã hội nội địa. Cho nên Bắc Kinh còn phải đầu tư vào an sinh xã hội để nâng chuẩn mực sống cho 500 triệu người dân lầm than, hiện chỉ kiếm được dứơi 2 đôla  một ngày.  Đó cũng là vì lợi ích thiết thân về quyền lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Bắc Kinh.   

Đó là ý kiến trên báo International Herald Tribune ở Hoa Kỳ.  Nhưng liệu  thế giới có hưởng được lợi gì trong ngân khoản kích cầu gần 600 tỉ đô la  đó không? 

Nhà tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do, và là nhà nghiên cứu về Trung Quốc, tỏ ra không lạc quan như tờ báo Mỹ, tuy cho rằng may ra thì Trung Quốc cũng tránh được động loạn xã hội.

Người ta không nên lạc quan mà phải dự đoán rằng nhiều phần thì nền kinh tế này sẽ hạ cánh nặng nề, nếu may mắn thoát khỏi động loạn xã hội.

Nguyễn Xuân Nghĩa

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng kế hoạch đó sẽ không kịp thời, vì những khiếm khuyết trong hệ thống hành chính của Trung Quốc, và vì những đặc điểm của nền kinh tế ấy: 

“Thứ nhất, kế hoạch này bao gồm cả một số chương trình đã được chuẩn chi từ trước. Thứ hai, kế hoạch có thể sẽ kéo dài khá lâu, theo lối "ngày Giời tháng Phật" của văn hoá Á Châu, tức là trong vài năm, thậm chí tới năm năm, nên tác dụng cấp cứu tất nhiên giảm sút.

Thứ ba, với hệ thống quản lý kinh tế và chính trị không mấy khác Việt Nam, trong giả thuyết không tưởng mà giới kinh tế ví von khi sản xuất bị đình đọng, là nhà nước đem tiền lên máy bay rải xuống cho dân xài, thì bao nhiêu tiền sẽ thật sự lọt xuống tay người dân cho họ tiêu thụ và gia tăng số cầu để đẩy mạnh sản xuất?

Thứ tư, cả thế giới đều biết tình trạng phát triển thất quân bình tại các tỉnh nằm sâu trong lục địa và từ nhiều năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã muốn dồn tiền đầu tư vào đó mà chưa nổi. Làm sao họ kịp thực hiện các dự án đầu tư có thể sử dụng ngân khoản kích cầu đó trong một thời gian ngắn?

Nếu xét như vậy, người ta không nên lạc quan mà phải dự đoán rằng nhiều phần thì nền kinh tế này sẽ hạ cánh nặng nề, nếu may mắn thoát khỏi động loạn xã hội.”

(Việt Long tường trình từ Washington.)

Category: Kinh tế | Views: 864 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 544
Khách: 544
Thành Viên: 0