Trần Hiền Thảo, Hà Thị Đông Xuân và nhóm sinh viên
Thưa các bạn sinh viên
Chúng ta đang chiếm 60 hay 70% số chủ nhân blog ở Việt Nam. Chúng ta
đang chờ đợi sự ra đời chính th ức của cái thông tư về “quản lý blog”
của bộ Thông Tin – Tuyên Truyền, mà theo ấn định nó phải có mặt trong
tháng 12 này.
Ở một đất nước mà báo chí tư nhân bị cấm đoán, sự tự do báo chí được
quốc tế xếp vào loại “bét”, nhà báo đều là công chức, mọi tờ báo đều
phải có “cơ quan chủ quản… nếu chúng ta hỏi nhau rằng thông tư này nhằm
phát triển hay hạn chế blog thì sẽ là thừa.
Đảng lo lắng chuyện nở rộ của cộng đồng blog
Theo ĐCSVN thì dân trí Việt Nam chưa cao (lời ông Lê Doãn Hợp, uỷ viên
trung ương đảng, bộ trưởng bộ Thông Tin – Tuyên Truyền, trong buổi giao
lưu trực tuyến trên báo điện tử Vietnamnet) nên chưa thể ban cho dân
đầy đủ dân chủ. Tự do ngôn luận cũng do đó mà bị hạn chế.
Khốn nỗi, từ khi có blog (phương tiện giúp cho mỗi cá nhân thực hiện
quyền tự do ngôn luận của mình) thì cả một “rừng blog” cứ mọc lên, hàng
triệu và hàng triệu. Blog ở Việt Nam lan toả với tốc độ ghê gớm. Tuyệt
đa số chủ nhân blog là giới trẻ “có học”: học sinh, sinh viên. Nhiều
nhà văn, nhà báo, nhà khoa học cũng tạo blog riêng. Nó nói lên rằng
quyền tự do ngôn luận vốn bị kìm hãm, nay bùng phát nhờ có phương tiện
thích hợp. Nó cũng chứng tỏ dân trí Việt nam không đến nỗi thấp – như
ông Lê Doãn Hợp nói.
Điều nguy hại cho đảng là trong “rừng blog” này có quá nhiều blog
chính trị - với “chính kiến khác biệt”. Nó phản ánh tình trạng người
dân bị bịt miệng về chính trị. Đảng quá nhạy cảm để thấy rằng các trang
blog đó đang lật tẩy những vi phạm dân chủ và nhân quyền trong chủ
trương và chính sách của đảng. Vậy, phải “quản lý” chúng, đưa chúng vào “lề phải”.
Chúng ta nên chính thức nói với những người
e ngại (hoặc vin cớ để e
ngại) rằng tuyệt đa số blogers có đủ hiểu biết để không vi phạm những
quy định về tự do ngôn luận. Chúng ta không nói trái đạo đức, kém văn
hoá, không xúc phạm nhân phẩm của ai, không xâm phạm quyền tự do của
người khác, không moi móc chuyện riêng tư của mỗi cá nhân. Tất nhiên,
chúng ta cũng không tuyên truyền chiến tranh, khuyến khích tội ác, kỳ
thị tôn giáo và chủng tộc.
Đảng CSVN khỏi lo những chuyện này, vì (nếu có) là rất cá biệt, sẽ bị
chính cộng đồng blogers phản đối. Ngược lại, chúng ta có cơ sở và bằng
chứng để lo rằng ĐCS sẽ cấm chúng ta nói về sự vi phạm dân chủ và nhân
quyền của đảng.
Lúng túng hay bế tắc chuyện quản lý blog?
Quản lý blog là chủ trương của đảng. Khỏi ai cần nghi ngờ.
Đảng giao cho bộ Thông Tin – Tuyên Truyền lo chính sách đối phó, còn
con người chịu trách nhiệm cụ thể là ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn. Tháng
12-2008 (còn vài ngày nữa) ông Doãn phải có bản thông tư về quản lý
blog, do vậy ngày 27-11 vừa qua ông đã chủ trì một hội thảo có tên là “Xây dựng thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog)” để lấy ý kiến chung.
Chỉ cần 2 key words là “quản lý blog” và “đỗ quý doãn”,
chúng ta có ngay 14 ngàn hay 15 ngàn trang web liên quan. Nó nói lên
Đảng, Nhà Nước và Dân đều đang rất quan tâm chuyện quản lý blog.
Nếu thêm một key word nữa, là 27/11, chúng ta sẽ thu được tới 1500 kết
quả (!). Điều này chứng tỏ cái hội thảo nói trên được dư luận hết sức
chú ý. Rất nhiều tờ báo đã đưa tin, bình luận, nhiều cá nhân đã phát
biểu trên blog.
Sau khi đọc những bài quan trọng nhất, chúng ta thấy… ông thứ trưởng Đỗ
Quý Doãn tỏ ra rất khổ sở, lúng túng và bất lực. Ông đang ở thế “trên
đe, dưới búa”.
- Ông vừa phải thực hiện ý đồ của đảng về “quản lý” blog – theo nghĩa răn đe, bịt miệng;
- Ông lại phải tỏ ra cởi mở với quyền tự do ngôn luận của dân. Ông nói,
quản lý blog không phải là hạn chế blog (mà hạn chế sao nổi?);
- Ông còn phải dè chừng sự theo dõi của thế giới vốn rất thành kiến với đảng CSVN về dân chủ và nhân quyền…
Ông đã không giải đáp và không trả lời được nhiều thắc mắc, chất
vấn, phản biện tại hội thảo. Gọi là thông tư, lẽ ra nó phải rất cụ thể,
thì thực tế nó lại rất chung chung, coi như chỉ là “sự định hướng” để
dân blog biết cái gì có thể làm và nên làm, cái gì nên tránh. Không có
thưởng nếu làm tốt, không có phạt nếu vi phạm (!).
Khi cần xử lý một blog vi phạm, ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn bảo rằng
cứ… áp dụng luật báo chí. Nhưng ông lại không muốn (không dám) coi blog
là báo chí. Ông nói: (ai viết blog mà) “biến thông tin blog thành thông tin báo là phạm luật”.
Khổ nỗi, điều sờ sờ là vô số blog ở Việt Nam đang mang dáng dấp thật
sự, hoặc đang trở thành, báo chí tư nhân. Các bloger đã được nhiều
người gọi là “nhà báo công dân” hoặc “nhà báo tự do” (với ý không phải
nhà báo viết theo “lề phải”). Chả lẽ, ông Doãn lại dám thay mặt đảng mà
thú nhận rằng “đã tới lúc không còn có thể cấm được báo chí tư nhân”?
Nguyên nhân lúng túng và bất lực
- Trước hết, ông Doãn không định nghĩa được blog là gì. Bởi vì, nội hàm
của blog đang thay đổi. Ở các xứ sở có dân chủ và tự do, người ta không
cần định nghĩa blog, hoặc có định nghĩa thì nó hao hao giống… tờ báo cá
nhân (xem wikipedia). Con ông Doãn lại muốn đưa ra định nghĩa để hạn
chế nội dung blog và bó tay người viết blog. Ông khổ sở vì không còn
dám coi blog chỉ là nhật ký (của cá nhân) nữa như khái niệm ban đầu nữa.
- Thứ hai, đảng và chính phủ của đảng không đủ ba đầu sáu tay để đọc và
kiểm soát từng trang blog, trong khi blog cứ nở rộ hàng ngày, hàng giờ.
- Thứ ba, dẫu đảng có là đỉnh cao trí tuệ thì cũng khó mà đối phó nổi
với hàng triệu cái đầu tìm mọi cách an toàn để có thể nói được mọi điều
cần nói.
- vân vân…
- Nhưng nguyên nhân “gốc” khiến ông Doãn và đảng lúng túng và bất lực
trong quản lý blog là… ông và đảng của ông đang bơi ngược trào lưu,
ngược xu thế tự do dân chủ trên thế giới mà Việt Nam buộc phải hội nhập.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra đời bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, nhóm
sinh viên chúng tôi xin trình bày (như dưới đây) trước các thầy, các
bạn những thu hoạch của nhóm sau khi học bài về Quyền Tự Do Ngôn Luận
Không ai cấm nổi mọi người tự do suy nghĩ (tự do tư tưởng)
Giới sinh viên chúng ta có hàng triệu cái đầu khác nhau, do vậy người
này có thể suy nghĩ không giống người khác. Suy nghĩ là quá trình diễn
ra trong não mỗi người, không ai có thể cấm đoán nổi. Nội dung và kết
quả của sự suy nghĩ nếu không biểu lộ ra ngoài cũng khó ai biết nổi.
Khốn nỗi, chúng ta là… người. Do vậy, ngoài khả năng suy nghĩ, chúng
ta còn có khả năng thể hiện suy nghĩ bằng lời nói (ngôn) và chữ viết
(ngữ). Con vật rất ít năng lực suy nghĩ và (do vậy) cũng rất ít nhu cầu
thể hiện sự suy nghĩ. Con người, nhất là khi đã tốn công học hành để
thành sinh viên, có nhu cầu rất cao về thể hiện các suy nghĩ và do vậy
cũng tạo ra nhu cầu trao đổi với người khác. Chính nhờ trao đổi mà đi
đến chân lý và tạo ra sự đồng thuận thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Cách hành xử độc đoán, độc tài
Không cấm nổi mọi người suy nghĩ khác nhau, bọn độc tài – dù ở thời đại
nào cũng vậy – tìm mọi cách cấm đoán mọi người thể hiện ý nghĩ. Cụ thể
là cấm biểu lộ những suy nghĩ chống độc tài. Chúng dùng muôn cách,
nhưng chung quy vẫn là:
- Làm cho mọi người suy nghĩ giống nhau về “sứ mạng cai trị dân của chúng:
Ví dụ, giai cấp phong kiến nhồi vào đầu mọi người cái “chân lý” rằng…
vua là con Trời. Ngôi vua do Trời đặt. Mệnh vua là mệnh Trời. Chống vua
là chống Trời… Nh ưng, tuyên truyền lừa bịp chính là một nguyên nhân
khiến chế độ phong kiến bị thay thế bằng chế độ cộng hoà, dân chủ.
Đảng Cộng Sản nào khi đã cướp được chính quyền đều nhất loạt nhồi vào
đầu mọi người, từ trẻ em tới cụ già, cái “chân lý” rằng… thời đại này
là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH; tiến lên CNXH là quy
luật tất yếu; chỉ có ĐCS là đảng duy nhất đưa dân lên CNXH; địa vị ăn
trên ngồi trốc của ĐCS là do Lịch Sử giao phó. Chống Đảng là chống chân
lý, chống quy luật…
- Nếu có ai không suy nghĩ như v ậy, thì giới độc tài cấm họ thể hiện và phổ biến suy nghĩ. Ví dụ, không cho phép những ý kiến “khác biệt” xuất hiện trong cộng đồng, hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng…
- Nếu không cấm nổi thì cấm tự do ngôn luận, cấm thảo luận các ý kiến “khác biệt”.
Ví dụ, không cho phép báo chí nằm ngoài sự khống chế của cường quyền
(chọn tổng biên tập, biến nhà báo thành công chức ăn lương, tờ báo nào
cũng phải có cơ quan chủ quản), cấm báo chí tư nhân…
Làm người, phải có quyền tự do ngôn luận
Con người khác con vật ở chỗ có tiếng nói và chữ viết. Nhưng tiếng nói
và chữ viết sẽ dùng để làm gì nếu con người không có quyền thể hiện sự
suy nghĩ, không được phép trao đổi, bàn luận với nhau ?
Tự do thể hiện sự suy nghĩ và tự do ngôn luận chính là một trong những quyền làm người được nêu trong bản Tuyên Ngôn về Quyền Làm Người
được Liên Hợp Quốc công bố thắng 12 năm 1948 mà nhà nước Cộng Hoà XHCN
Việt Nam long trọng cam kết thực hiện cách đây đã 20 năm.
Chỉ còn 2 tuần nữa toàn thế giới sẽ long trọng kỷ niệm 60 năm ngày
Liên Hợp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn phổ quát về các Quyền để mỗi con
người thật sự trở thành Con Người. Vậy mà nhà nước CHXHCNVN trong suốt
20 năm qua chưa một lần nào cho phép báo chí ở Việt Nam công bố nguyên
văn Bản Tuyên Ngôn mà họ đã ký và cam kết thực hiện, nói gì tới chuyện
cho chúng ta bàn luận, trao đổi; càng không thể nói đến chuyện thực
hiện.
Nguồn: Mạng Ý Kiến
|