Trong
mấy ngày qua, nhiều bạn net đã bàn tán xôn xao về phiên toà xét xử các
bị can là giáo dân Thái Hà đúng vào ngày Toà tổng giám mục Hà Nội tổ
chức đại lễ Tấn phong giám mục cho đức cha Lôrensô, giám mục phụ tá,
như vậy chính quyền Hà Nội muốn nói điều gì? Chắc có lẽ nhà nước cũng
bắt đầu nghe dư luận, nên mới đây đã quyết định ngày xét xử lại ngày
08.12.2008, lại đúng ngày đại lễ, mừng kính trọng thể Đức Mẹ Vô Nhiễm
Nguyên Tội. Đúng là Chúa sắp xếp để Đức Mẹ tôn vinh con cái của mình.
1. Ân sủng nơi Mẹ
Lúc
học Thánh Mẫu Học, cha giáo của chúng tôi, cha Phi Khanh Vương Đình
Khởi bảo lời chào của sứ thần trong Tin mừng Luka không nên dịch là
“Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng”, mà nên dịch là “Mừng vui lên, hỡi
Đấng đầy sung sủng”. Theo ngài, chữ “ân sủng” không đủ sức diễn tả được
tình trạng đầy ơn của Đức Mẹ, nên phải dùng một chữ không hay lắm,
nhưng có thể diễn tả được phần nào ân sủng nơi Mẹ là “sung sủng”. Quả
là ân sủng Thiên Chúa ban cho Mẹ Maria lớn hơn mọi ân sủng mà con người
dám ước mong – Vô nhiễm nguyên tội! Và ân sủng đó đã được phú ban đến
nổi tất cả những ai chạy đến với Mẹ cũng được Mẹ thông chia nguồn ân
sủng tràn đầy đó.
Nhớ lại tối 28.08.2008, khi công an quận Đống
Đa đã dùng dùi cui, roi điện tấn công, máu đổ, mọi người đều khiếp sợ,
muốn bỏ cuộc. Đã có người thất vọng cho rằng Chúa đã để mặc cho sự dữ
hoành hành. Nhưng chưa đến trưa ngày 29.08.2008, thì ân sủng của Đức Mẹ
Công Lý tại linh địa Đức Bà bắt đầu tuôn trào, và con cái Mẹ khắp nơi
đổ về. Có thể nói cả Miền Bắc và một vài giáo xứ ở các vùng khác đổ về
để cùng giáo dân Thái hà tôn vinh Mẹ. Hàng ngàn người khi đến với Mẹ
Thái Hà đã được ơn hoán cải, đổi mới cuộc đời. Trong số đó có không ít
đảng viên.
Điều rất lạ là mọi giáo dân đến Thái Hà cầu nguyện
đều biết có 8 người đang bị nhà nước bắt giam hoặc buộc phải cư trú tại
chổ để đợi ra toà xét xử vì cầu nguyện, vậy mà họ vẫn cứ kéo nhau tới
với Đức Mẹ. Có vẻ như có một sức mạnh nào đó đủ lớn hơn những mối đe
doạ trừng phạt thôi thúc họ ra đi. Nhiều người đã thú nhận, đến với Mẹ
cảnh đổ vỡ của vợ với chồng, cha mẹ với con cái đã được giải gỡ, hàn
gắn ngay dưới dân Mẹ.
2. Công lý ở Việt Nam
Ngày
08 tháng 12, ngày Giáo hội tuyên xưng là ngày ân sủng chiến thắng tội
lỗi cũng là ngày tám anh chị em Thái Hà của chúng ta được xét xử! Ân
sủng sẽ chiến thắng tội lỗi trên quê hương đất Việt chúng ta như thế
nào đây? Thật khó đặt hy vọng vào cuộc xét xử này, vì đã có quá nhiều
oan sai xẩy ra bởi các phiên toà không xuất phát từ trách nhiệm của
lương tâm tư pháp, mà chỉ từ cá nhân hay tổ chức nào đó.
Phiên
toà xử hai nhà báo chống tham những vừa qua là một ví dụ. Bị cáo trưng
ra bằng chứng trước toà, nhưng những người xét xử đã không hề cho kiểm
tra bằng chứng để rồi theo chỉ đạo tuyên án. Niềm tin vào quan toà
không còn, nên nhà báo ấy cũng không buồn kháng án nữa!
Có lẽ
từ thực tế đó, mà luật sư biện hộ cho 8 bị can của Thái Hà một mặt
khẳng định những thân chủ của mình hoàn toàn vô tội, vì không thể bảo
đến cầu nguyện là gây rối trật tự, hoặc không thể bảo người ta phá bỏ
bức tường bất hợp pháp trên đất người ta là phá hoại tài sản được, mặt
khác lại dự báo có thể sẽ có hai người phải mang án tù giam hơn 18
tháng.
Như vậy ở Việt Nam, công lý không còn là thực tế khách
quan nữa, mà chỉ còn là những ý định của một ai đó và nó mạnh đến mức
ai không làm theo sẽ bị loại bỏ. Cũng may ở thời điểm này tại Việt Nam,
ngoài những người Công giáo chỉ biết phó thác cho Chúa sẳn sàng đón
nhận phúc tử đạo, còn có thêm nhiều người khác đã bắt đầu lo sợ “hàng
ngũ” của mình và đang tìm cách tháo chạy khỏi vòng vây tội ác đó.
Tạm kết
Ân
sủng và công lý là nổi khát khao lơn lao biết mấy của chúng ta cho tám
anh chị em Thái Hà, và cho cả chúng ta nữa trong lúc này. Ân sủng Thiên
Chúa đã ban cho Mẹ Maria, và Mẹ đã chia sẻ với con cái của Mẹ, nên giờ
phút này đây có thể nói cả tám anh chị em Thái Hà đang rất thứ thái
bình an, kể cả hai người đang bị giam giữ. Còn công lý cũng sẻ đến lúc
Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài cũng đã ban cho các anh chị em đó
và cho cả chúng ta nữa. Số người, số các quốc gia trên thế giới lên
tiếng bảo vệ và tuyên bố công lý thuộc về Thái Hà và nhất là tám người
con của Đức Mẹ Công Lý còn nhiều hơn cả những ủng hộ trong hai cuộc
kháng chiến mà người ta gọi là “thần thánh” đã từng xẩy ra ở Việt Nam
này. Đó là dấu hiệu hiển linh của Chúa trên đất Việt. Đó là dấu hiện
“cái đuôi rắn” đang cố ngo ngoe trong khi “cái đầu” thì đã bị dẫm nát.
Sự dữ có đắc thắng như đã từng đắc thắng khi Con Thiên Chúa – Yêsu Kitô
– chết trên thập giá thì tự nó cũng đã biết sự diệt vong hoàn toàn của
nó cũng đã đến khi Con Người từ cõi chết sống lại.
K. Thuyên