§ Trung Thiên Hà Nội (AsiaNews)
- Có sự sai lầm trong cách hiểu về ý nghĩa đích thực của tôn giáo trong
một bộ phận giới chức trách chính trị Việt Nam đằng sau các cuộc tấn
công liên miên nhằm bóp nghẹt Công Giáo, Tin Lành, cũng như các tôn
giáo khác như sẽ được chứng kiến phiên tòa xét xử 8 giáo dân giáo xứ
Thái Hà vào ngày 8 tháng Mười Hai tới.
Nếu đến thăm Việt Nam, ở nhiều giáo xứ, người ta có thể thấy các
thông cáo “cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam” hay “cầu nguyện cho hòa
bình và công lý”. Đây là lời cầu khẩn luôn hiện diên trong các buổi cầu
nguyện của người Công Giáo. Người Công Giáo bị chính quyền Cộng Sản đàn
áp một cách tinh vi và ở nhiều mức độ khác nhau. Nhưng trong lần này,
nhà cầm quyền không tôn trọng Hội đồng Giám Mục Việt Nam. Họ rõ ràng
muốn loại trừ người Công Giáo.
Chính quyền đã vi phạm quyền tự do tôn giáo và muốn bỏ tù 8 giáo dân
Thái Hà vì những lý do bất công, cáo buộc họ tội danh phá hoại tài sản
và gây rối trật tự công cộng. Họ đang gây khó khăn cho 8 giáo dân nhằm
đe dọa những người Công Giáo khác và những tín hữu của các tôn giáo
khác, nói chung mục đích của họ là đe dọa những người dân muốn đấu
tranh cho công lý và tự do tôn giáo.
Mỗi người Công Giáo và mỗi giáo xứ được mời gọi cầu nguyện cho công
lý, hòa bình và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Lần này, giáo dân cần tiếng
nói của các Giám Mục để bày tỏ sự thật, tố cáo chính quyền đã chiếm
đoạt tài sản của Giáo Hội, nhưng lại buộc tội oan sai cho những người
Công Giáo.
Nguồn gốc của sự phân biệt đối xử của nhà chức trách chống lại các
tín hữu, không chỉ các Kitô hữu, theo một giáo sư Trường Đại học Quốc
Gia Hà Nội giải thích với Tin Tức Á Châu thì: “đó là một thành kiến.
Khái niệm thật sự về tôn giáo được giải thích sơ sài. Họ không hiểu
đúng, vì thế họ điều hành đất nước tồi tệ, mang lại nhiều hậu quả tiêu
cực như chính quyền tham nhũng, giáo dục tồi tệ, bất công đối với những
nông dân cố làm việc kiếm sống và nuôi sống bản thân họ”.
Quan niệm của cộng sản Việt Nam về tôn giáo cho rằng tôn giáo “là
một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện
thực khách quan. Tôn giáo luôn dựa vào một niềm tin, đức tin siêu
nghiệm. Tôn giáo không thể nào kiểm chứng được bằng thực tiễn”.
Vì thế chính quyền đã chỉ thị cho các cấp thẩm quyền “kiểm soát tình
hình tôn giáo, phân loại tín hữu của các tôn giáo nhằm đưa ra giải pháp
thích hợp để thuyết phục người dân từ bỏ tôn giáo của họ”. Và đường lối
chính trị là đối đầu, loại trừ và phân biệt đối xử chống những người
Công Giáo Việt Nam.
Trung Thiên
|